Câu hỏi:
12/07/2024 368Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:
- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
- Trình bày hiện trạng và định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới của vùng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới:
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá khác.
+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.
+ Dân cư, lao động nhiều kinh nghiệm trong canh tác và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
+ Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được đầu tư nâng cấp; công nghệ trong canh tác và chế biến phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.
- Hiện trạng và định hướng phát triển:
+ Cây công nghiệp: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, nhất là các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Tiêu biểu là cây chè, chiếm hơn ¾ diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng. Hình thành các vùng chuyên canh chè ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,… Sản lượng chè búp đạt khoảng 805 nghìn tấn, chiếm khoảng 73,8% sản lượng chè búp cả nước.
+ Rau, quả: diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước, các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như đào, vải thiều, xoài, mận, nhãn,… Diện tích xu hướng mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh ở Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang,… Một số tỉnh trồng và sản xuất hạt giống rau ôn đới như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,…
+ Cây dược liệu: quế, hồi, tam thất, đỗ trọng,… phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Định hướng phát triển: phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như chè, hoa, rau, quả,… trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của từng địa phương và nhu cầu thị trường; ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật; sản xuất hữu cơ; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; tập trung đầu tư công nghệ chế biến để gia tăng giá trị cho các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của nước ta. Vùng có nhiều thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên như khoáng sản, thủy điện, đất đai, khí hậu; là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người đã tạo nên nền văn hóa đa dạng. Vậy, thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang được khai thác như thế nào?
Câu 2:
Sưu tầm một số hình ảnh tiêu biểu thể hiện thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để biên tập một video hoặc viết một bài giới thiệu ngắn về thế mạnh đó.
Câu 3:
Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:
- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
- Trình bày hiện trạng và định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
Câu 4:
Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:
- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản.
- Trình bày hiện trạng khai thác và chế biến một số loại khoáng sản.
- Nêu một số định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về khoáng sản của vùng.
Câu 5:
Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:
- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện.
- Trình bày hiện trạng và định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về thủy điện của vùng.
Câu 6:
Dựa vào hình 24.2, xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, hoàn thành thông tin theo bảng dưới đây vào vở:
về câu hỏi!