Câu hỏi:
27/04/2024 270Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết và trình bày báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
Gợi ý nội dung báo cáo:
- Vị trí chiến lược của vùng Tây Nguyên.
- Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh của nước ta.
- Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng có diện tích khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 1/6 diện tích cả nước; lớn thứ 3 trong 6 vùng kinh tế - xã hội; nằm ở điểm giao biên giới ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, tiếp giáp các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; được xem là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương”. Sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên có ý nghĩa tích cực và sâu rộng đối với sự ổn định và phát triển của đất nước.
- Đây là vùng gồm 5 tỉnh (Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) giàu tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong phát triển, giữ vai trò tâm điểm của kết nối Đông - Tây; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả nước; là vùng dự trữ chiến lược cho phát triển bền vững của quốc gia,...
- Nghị quyết số 23-NQ/TW tiếp tục xác định vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên nhiều mặt, như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh và đối ngoại,... của cả nước; xác định yêu cầu vừa phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, vừa phải bền vững là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các địa phương trong vùng, mà còn với cả nước.
Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên:
- Phát triển kinh tế góp phần khai thác thế mạnh, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và củng cố quốc phòng an ninh.
- Vùng tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia, có nhiều cửa khẩu thông thương. Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường sự thông thương, hợp tác kinh tế với các nước giúp củng cố quốc phòng an ninh.
- Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, giàu bản sắc văn hóa và truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Phát triển kinh tế - xã hội của vùng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc từ đó củng cố sức mạnh quốc phòng an ninh.
- Kinh tế - xã hội phát triển tạo sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế chiến lược của Tây Nguyên.
- Việc phát triển kinh tế ở vùng là cơ sở, nền tảng để củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc vùng, ổn định sinh kế và nâng cao trình độ, duy trì khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh trật từ, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền quốc gia và lãnh thổ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp Địa lý có đáp án 2023
về câu hỏi!