Câu hỏi:
13/07/2024 209Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài
tập 1.
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
(Xuân Quỳnh)
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thụy)
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
(Nguyễn Khải)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Vế đầu tiên: Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng,
Vế thứ hai: hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
b. Vế đầu tiên: Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên
Vế thứ hai: những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
c. Vế đầu tiên: Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột
Vế thứ hai: tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép
Vế thứ ba: tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
Nhận xét: So với bài tập 1, cách nối các vế câu dùng kết từ; còn ở bài tập này, các vế câu ghép nối với nhau thông qua các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
Câu 2:
Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.
Câu 3:
Bài thơ cho thấy nét đẹp gì của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo? Nét đẹp ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Câu 4:
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
(Trần Đăng Khoa)
Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên?
Câu 5:
Trong bài thơ, vì sao hạt gạo được gọi là “hạt vàng" (ý nói quý như vàng)? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì hạt gạo nuôi sống con người từ bao đời nay.
B. Vì hạt gạo kết tinh từ những tinh tuý của đất trời.
C. Vì hạt gạo chứa đựng bao mồ hôi, công sức của người nông dân.
Câu 6:
Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân.
Câu 7:
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.
(Theo Trần Thanh Địch)
về câu hỏi!