Câu hỏi:
07/05/2024 1,390Tiến hành Thí nghiệm 1, nêu hiện tượng xảy ra khi chưa nối dây dẫn điện và sau khi nối dây dẫn.
Quảng cáo
Trả lời:
Thí nghiệm 1 Ăn mòn điện hoá đối với sắt |
Hiện tượng |
Giải thích |
Nhúng thanh sắt và thanh đồng vào cốc chứa dung dịch H2SO4 0,5M. Dùng dây dẫn điện nối thanh sắt và thanh đồng với đèn led. |
Khi chưa nối dây dẫn điện, chỉ thấy xuất hiện bọt khí xung quanh thanh sắt (phần nhúng vào dung dịch H2SO4). |
Khi chưa nối dây dẫn điện, thanh sắt phản ứng với H2SO4 sinh ra khí H2 (hay thanh sắt bị ăn mòn hoá học): Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Thanh đồng không phản ứng với H2SO4 nên không xuất hiện bọt khí. |
Khi nối dây dẫn điện, thấy bọt khí thoát ra xung quanh cả 2 thanh kim loại (phần nhúng vào dung dịch H2SO4), đèn sáng. |
Khi nối dây dẫn điện, vừa xảy ra ăn mòn hoá học, vừa xảy ra ăn mòn điện hoá. + Ăn mòn hoá học: Sắt phản ứng với H2SO4 sinh ra H2 thoát ra trên bề mặt thanh sắt. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 + Ăn mòn điện hoá: Khi nối dây dẫn giữa thanh sắt với thanh đồng đã tạo thành 1 pin điện hoá, trong đó Fe là anode (cực âm), Cu là cathode (cực dương). Ở anode: Fe → Fe2+ + 2e Ở cathode: 2H+ + 2e → H2 Do đó, có H2 thoát ra trên bề mặt thanh đồng. |
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 1,5k
Đã bán 986
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Một sợi dây đồng được nối với một dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại khi để lâu ngoài không khí ẩm? Giải thích.
Câu 3:
Hãy so sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép.
Câu 4:
Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia. Hãy giải thích quá trình ăn mòn này.
Câu 5:
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Hãy giải thích.
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
1.1. Khái niệm
Bài tập thủy phân(P1)
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận