Câu hỏi:
11/07/2024 188Chọn 1 trong 2 yêu cầu dưới đây:
a. Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 100 chữ trong một bài thơ đã học và trả lời câu hỏi.
b. Đọc một bài dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Em đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 100 chữ trong một bài thơ đã học và trả lời câu hỏi:
– Bài Bộ đội về làng: Tình quân dân được thể hiện: Khi các anh bộ đội trở về, xóm làng mang không khí tưng bừng, rộn ràng, người dân ai cũng hớn hở. Hình ảnh giúp em cảm nhận được điều đó là:
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
– Bài Về ngôi nhà đang xây: Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên cuộc sống trên đất nước ta đang ngày càng phát triển. Đất nước ta đang không ngừng xây dựng các đô thị, hệ thống nhà cửa, công xưởng, trung tâm thương mại,… phục vụ cuộc sống hiện đại. Ngay hiện tại vẫn còn rất nhiều những dự án, những dự định đang được ấp ủ và chờ được thực hiện, phát triển hơn cả hiện tại.
– Bài Việt Nam quê hương ta: Những câu thơ trong bài mà em thích là:
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Vì qua những câu thơ này, em thấy người Việt Nam giản dị, bình thường, cơm trắng rau xanh lại có thể có được sức mạnh đánh đổ quân thù thành công, trở thành người hùng trong thời chiến và hoá thành người hiền lành, chất phác trong thời bình. Người Việt Nam thật linh hoạt và tài năng.
– Bài Bài ca trái đất: Nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ trái đất được rất nhiều người cùng yêu quý, mỗi người một vẻ, một dân tộc, giới tính, đặc điểm,… nhưng cùng chung một bài ca hát cho trái đất thân yêu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây:
Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. |
Câu 2:
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Bà tổ nghề dệt lụa
Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ sáu có cô con gái út vô cùng xinh đẹp, dịu dàng tên là Thiếu Hoa. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.
Một lần, dự hội thi múa của họ nhà bướm, công chúa Thiều Hoa gặp hàng trăm loại bướm đẹp. Có loại cánh trắng như tuyết, có loại cánh vàng như nắng, có loại cánh đen như nhung,... Nhưng có một con bướm nâu, cánh mốc thếch, dáng bay vụng về, đậu hiền lành ở một chỗ. Qua trò chuyện, công chúa biết được bướm nâu là loài có ích. Bướm nâu sinh ra con tằm, tằm ăn lá dâu, nhả ra những sợi tơ vàng óng, cuộn thành kén. Kén ấy kéo được thành những sợi tơ óng vàng và bền chắc.
Công chúa Thiều Hoa mang bướm nâu ra bãi dâu ven sông Hồng để nuôi. Qua một mùa nắng, những đứa con của bướm nâu kéo tơ kết thành kén vàng. Công chúa còn tìm cách làm ra cái guồng để kéo kén, cái xa để xe tơ, đưa vào khung cửi dệt. Quả nhiên làm ra được một thứ vải mỏng và vàng óng như những dải nắng trời, mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm. Nàng gọi thứ vải đó là lụa.
Công chúa Thiều Hoa dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng có từ thời đó và truyền mãi cho đến ngày nay.
(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)
a. Dựa vào đoạn mở đầu câu chuyện, em hãy giới thiệu về công chúa Thiều Hoa.
b. Câu chuyện giải thích thế nào về việc công chúa tìm ra được nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa?
c. Vải lụa được làm từ tơ tằm đẹp và quý thế nào?
d. Nhờ đâu nghề dệt lụa phát triển ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng?
e. Nêu chủ đề của bài đọc.
Câu 3:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
a. Hoa cà phê có mùi thơm đậm và ngọt nên nó thường theo gió bay đi rất xa.
(Thu Hà)
b. Bác rùa đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát của tiếng chim bách thanh.
(Vân Long)
c. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.
(Nguyễn Trọng Tạo)
d. Những buổi trưa hè, tôi nằm trên chiếc võng mắc vào tán cây sau nhà, vừa nghe gió thổi hiu hiu vừa nhìn lên bầu trời ngắm mây bay.
(Lê Văn Trường)
Câu 4:
Dựa vào câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa, nêu nội dung của từng tranh.
Câu 6:
Trong câu “Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.", từ đứng được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt 1 – 2 câu có từ đứng được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 7:
Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
a. Cạnh nơi ở của loài nai, bên những dải đất ẩm ướt ven suối là nơi ở của loài hươu. Ban ngày, chúng ẩn náu trong những lùm cây hoặc những bờ lau sậy um tùm, chiều xuống mới ra đi ăn, hửng sáng lại trở về ổ nằm ngủ. Chúng không đẹp: mình dài, chân ngắn, lông màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thế nhưng chúng lại là những con vật dũng cảm nhất trong loài có gạc. (Theo Vũ Hùng) |
b. Mỗi mùa của Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hay Tuần Châu, Bản Sen hay Ngọc Vừng,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. (Thi Sảnh) |
về câu hỏi!