Câu hỏi:
15/06/2024 53Cơ quan sở X có ông G là giám đốc, bà P là phó giám đốc, chị K là kế toán, anh N là nhân viên, anh V là bảo vệ. Trong cuộc họp cơ quan, do để quên tài liệu trong phòng, ông G nhờ và được chị K đồng ý về phòng ông G lấy giúp. Khi tìm tài liệu cho ông G, chị K thấy máy tính của ông G còn mở nên đã tự ý xem và thấy có bản dự thảo danh sách tinh giản biên chế trong cơ quan X nên đã dùng điện thoại chụp lại. Vốn có mâu thuẫn với anh N, vì vậy khi thấy anh có tên trong danh sách mà mình vừa chụp được của ông G, chị K đã viết bài đăng lên mạng xã hội với nội dung anh N thiếu năng lực nên bị tinh giản biên chế khiến uy tín của anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Biết được thông tin này qua bà P, yêu cầu chị K gỡ bỏ bài viết không được, ông G đã chỉ đạo anh V khống chế chị K để mình lấy điện thoại, sau đó tự mình xóa bài viết và ảnh trên điện thoại của chị K. Một thời gian sau, ông G chỉ đạo bà P tổ chức phiên họp cơ quan để xem xét kỷ luật chị K, khi cuộc họp diễn ra, thấy chị K bày tỏ ý kiến muốn xin lỗi anh N, ông G đã yêu cầu chị im lặng rồi gọi anh V đưa chị ra ngoài không để chị trình bày hết ý kiến.
Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định sai với tình huống trên?
a) Anh V vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
b) chị K vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
c) Anh V và chị K cùng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
d) Anh V và chị K cùng vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
e) Ông G và chị K cùng vi phạm quyền tự do ngôn luận.
g) Ông G và chị K cùng vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án C
a |
Đúng |
Anh V khống chế chị K nên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể |
b |
Đúng |
Chị K viết bài vu khống anh N nên vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. |
c |
Sai |
Anh V không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Chị K vu khống anh N nên vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. |
d |
Sai |
Anh V: không vi phạm Chị K: tự ý mở máy tính ông G xem-> vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín. |
e |
Đúng |
Ông G: ngăn cản người khác ý kiến-> vi phạm quyền tự do ngôn luận. Chị K: Viết bài vu khống người khác-> vi phạm quyền tự do ngôn luận. |
g |
Đúng |
Ông G: tự ý lấy và mở điện thoại chị K để xoá bài và ảnh-> vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín. Chị K: tự ý mở máy tính ông G xem-> vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi công dân đều phải
Câu 2:
Anh V và chị H là những thanh niên người dân tộc thiểu số. Sau khi cùng nhận bằng cử nhân, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình còn chị H mở cơ sở may công nghiệp tạo việc cho nhiều lao động nữ trong xã. Ngoài ra, chị H còn dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Khi được chính quyền xã mời tham gia lễ hội truyền thống ở thôn X, anh V đã rất vui vẻ và tham gia đội múa lân còn chị H tham gia đội văn nghệ biểu diễn tiết mục dân ca truyền thống. Anh V và chị H cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
Câu 3:
Tại một cơ quan hành chính Nhà nước có bà H làm giám đốc; chị G là trưởng phòng tổ chức; anh M là công chức phòng tài vụ. Nghi ngờ anh M phát hiện mình lấy tiền của cơ quan để sử dụng vào mục đích riêng, vì vậy khi nhận được thông báo về việc anh M vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, bà H đã yêu cầu chị G hoàn thiện hồ sơ vi phạm của anh M. Dựa vào vi phạm đó, bà H đã ra quyết định kỉ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với anh M. Đúng thời điểm này, anh T em trai của anh M làm đội trưởng đội quản lý thị trường phát hiện con gái bà H là chị S có cửa hàng thời trang trên địa bàn mình quản lý, nên anh T đã đe dọa chị S. Bức xúc vì những sự vô lí của anh T nên chị S đã từ chối mọi yêu cầu của anh. Vì vậy, chị S đã bị anh T viết bài đăng lên mạng xã hội vu khống về hành vi thường xuyên sai phạm trong kinh doanh khiến uy tín của chị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
Câu 4:
Sau khi tốt nghiệp THPT, anh H không đăng ký xét tuyển Đại học mà nộp hồ sơ và được nhận vào làm việc tại công ty X. Sau ba năm làm việc, nhờ đức tính ham học hỏi và chịu khó, anh H được phân công làm tổ trưởng một dây chuyền sản xuất. Nhận thức được vai trò của mình, anh đã làm hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học X hệ vừa học vừa làm. Thấy anh H quyết tâm, ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện để anh được tham gia học Đại học vào các buổi tối trong tuần. Anh H đã vận dụng đúng quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền sáng tạo khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
Câu 6:
Trong công tác xây dựng pháp luật, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai kế hoạch để mọi người dân đều được tham gia các hoạt động góp ý kiến vào Bộ luật đất đai sửa đổi là thực hiện tốt quyền nào sau đây?
Câu 7:
Việc anh A đủ 18 tuổi, anh B đủ 21 tuổi, chị H đủ 23 tuổi, tất cả đều được tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 1)
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn GDCD có đáp án (Đề 1)
Bộ đề thi môn GDCD THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 13)
Bộ đề thi môn GDCD THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 1)
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn GDCD có đáp án (Đề 13)
(2023) Đề thi thử GDCD THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 3) có đáp án
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn GDCD có đáp án (Đề 33)
Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 môn Công Dân có đáp án (P1)
về câu hỏi!