Câu hỏi:
16/06/2024 129Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tia gamma trong đời sống.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong y học:
- Sử dụng đến “dao mổ Gamma” - tập trung nhiều chùm tia bức xạ điện tử này vào các tế bào cần phá hủy, do mỗi chùm tia tương đối nhỏ nên nó ít làm tổn hại đến các mô tế bào khỏe mạnh.
- Điều trị các bệnh liên quan đến khối u hay dị dạng mạch máu, các bệnh chức năng của não, giúp các bác sĩ xác định chính xác các vị trí làm thương tổn, đem lại hiệu quả cao khi điều trị.
Tuy nhiên việc sử dụng tia Gamma trong y tế cần có sự kiểm soát và yêu cầu bắt buộc kiểm xạ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Trong công nghệ cơ khí: Sử dụng phương pháp chụp ảnh phóng xạ bằng việc sử dụng tia Gamma hoặc tia X phóng xuyên qua phim. Năng lượng truyền qua tùy theo mật độ sẽ cho ta biết vị trí nào bị khuyết tật bằng hình ảnh rõ ràng với độ chính xác cao.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ta có thể xác định tuổi của các mẫu vật thông qua việc đo hoạt độ phóng xạ của đồng vị bên trong nó. Hãy xác định tuổi của một mẫu gỗ hoá thạch nếu tỉ số hoạt độ phóng xạ của đồng vị trong mẫu gỗ hoá thạch và trong một mẫu gỗ tươi có cùng khối lượng bằng 0,63.
Câu 2:
Năm 1896, nhà vật lí Henri Becquerel (Hen-ri Béc-cơ-ren) (1852 - 1908) đã phát hiện những vết đen xuất hiện trên các kính ảnh được bao bọc kĩ (Hình 17.1) khi chúng vô tình được đặt cạnh những lọ chứa muối uranium. Những nghiên cứu sau đó của Becquerel chỉ ra rằng những vết đen trên kính ảnh được gây ra bởi một bức xạ không nhìn thấy và chưa từng được biết đến trước đó. Becquerel đã đặt tên cho bức xạ này là tia phóng xạ và quá trình phát ra bức xạ là hiện tượng phóng xạ. Vậy hiện tượng phóng xạ có bản chất là gì và có những loại phóng xạ nào?
Câu 3:
Một mẫu chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ = 0,1 s-1, ban đầu chứa 5.1012 hạt nhân chưa phân rã. Hãy xác định số hạt nhân phóng xạ đã phân rã và độ phóng xạ sau 30 giây kể từ lúc ban đầu.
Câu 5:
Quan sát Hình 17.3, mô tả và giải thích về sự lệch hướng của các tia phóng xạ khi di chuyển trong điện trường đều. Giải thích vì sao tia β+ lệch nhiều hơn tia α.
Câu 6:
Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng
A. một hạt nhân biến đổi thành một hạt nhân khác khi hấp thụ một neutron.
B. một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã thành các hạt nhân khác và phát ra các tia phóng xạ.
C. có thể được kiểm soát bằng cách đặt hạt nhân phóng xạ vào vùng không gian có điện trường hoặc từ trường.
D. một hạt nhân phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bởi các hạt có động năng lớn.
về câu hỏi!