Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
149 lượt thi 15 câu hỏi
Câu 1:
Năm 1896, nhà vật lí Henri Becquerel (Hen-ri Béc-cơ-ren) (1852 - 1908) đã phát hiện những vết đen xuất hiện trên các kính ảnh được bao bọc kĩ (Hình 17.1) khi chúng vô tình được đặt cạnh những lọ chứa muối uranium. Những nghiên cứu sau đó của Becquerel chỉ ra rằng những vết đen trên kính ảnh được gây ra bởi một bức xạ không nhìn thấy và chưa từng được biết đến trước đó. Becquerel đã đặt tên cho bức xạ này là tia phóng xạ và quá trình phát ra bức xạ là hiện tượng phóng xạ. Vậy hiện tượng phóng xạ có bản chất là gì và có những loại phóng xạ nào?
Câu 2:
So sánh hiện tượng phóng xạ và phân hạch hạt nhân.
Câu 3:
So sánh các tính chất vật lí của hạt electron và positron.
Câu 4:
Quan sát Hình 17.3, mô tả và giải thích về sự lệch hướng của các tia phóng xạ khi di chuyển trong điện trường đều. Giải thích vì sao tia β+ lệch nhiều hơn tia α.
Câu 5:
Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tia gamma trong đời sống.
Câu 6:
Quan sát Hình 17.4, xác định những thời điểm mà số hạt của chất phóng xạ đã giảm đi và còn lại một nửa, một phần tư và một phần tám so với số hạt ban đầu.
Câu 7:
Xác định đơn vị của hằng số phóng xạ λ trong hệ SI.
Câu 8:
Tính độ phóng xạ của một mẫu 1938K biết khối lượng của mẫu chất đó tại thời điểm đang xét là 10 g. Cho chu kì bán rã của 1938K là 7,64 phút.
Câu 9:
Tính hằng số phóng xạ của các đồng vị phóng xạ trong Bảng 17.1.
Câu 10:
Trình bày sơ lược về việc ứng dụng định luật phóng xạ để xác định tuổi của mẫu vật.
Câu 11:
Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng
A. một hạt nhân biến đổi thành một hạt nhân khác khi hấp thụ một neutron.
B. một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã thành các hạt nhân khác và phát ra các tia phóng xạ.
C. có thể được kiểm soát bằng cách đặt hạt nhân phóng xạ vào vùng không gian có điện trường hoặc từ trường.
D. một hạt nhân phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bởi các hạt có động năng lớn.
Câu 12:
Tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là
A. tia α.
B. tia β+.
C. tia β-.
D. tia γ.
Câu 13:
Xác định các hạt nhân ZAX trong các phương trình phân rã sau:
Câu 14:
Một mẫu chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ = 0,1 s-1, ban đầu chứa 5.1012 hạt nhân chưa phân rã. Hãy xác định số hạt nhân phóng xạ đã phân rã và độ phóng xạ sau 30 giây kể từ lúc ban đầu.
Câu 15:
Ta có thể xác định tuổi của các mẫu vật thông qua việc đo hoạt độ phóng xạ của đồng vị 614C bên trong nó. Hãy xác định tuổi của một mẫu gỗ hoá thạch nếu tỉ số hoạt độ phóng xạ của đồng vị 614C trong mẫu gỗ hoá thạch và trong một mẫu gỗ tươi có cùng khối lượng bằng 0,63.
30 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com