Câu hỏi:
13/07/2024 575Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của lũ lụt.
- Trình bày các biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nguyên nhân lũ lụt: thường hình thành do mưa lớn tập trung ở một khu vực trong một thời gian nhất định; do vỡ đập, vỡ đê; nước biển dâng do bão. Trong đó mưa lớn là nguyên nhân gây lũ lụt chủ yếu ở nước ta.
- Hậu quả: thường gây thiệt hại lớn về người, các ngành kinh tế và môi trường
+ Về người: có thể gây đuối nước, bị thương, mất tích, tăng nguy cơ dịch bệnh,…
+ Về kinh tế: hư hỏng tài sản, nhà ở, công trình xây dựng; thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; các ngành sản xuất và dịch vụ;…
+ Về môi trường: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, gia tăng nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng ven biển.
- Biện pháp phòng chống lũ lụt:
NHÓM BIỆN PHÁP LÂU DÀI |
|
- Bảo vệ rừng, mở rộng diện tích rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ nhằm điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt. - Hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo sớm lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn khi lũ lụt xảy ra. - Giáo dục, tuyên tuyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lũ lụt và biện pháp phòng chống lũ lụt,… |
|
NHÓM BIỆN PHÁP CỤ THỂ |
|
Trước khi có lũ lụt |
- Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và các chỉ đạo của địa phương và nhà trường về ứng phó với lũ lụt trên các phương tiện thông tin. - Trao đổi với gia đình, người thân lập kế hoạch và biện pháp phòng tránh khi lũ lụt xảy ra; thực hiện theo hướng dẫn của địa phương và nhà trường. - Chuẩn bị các thiết bị liên lạc, phương tiện cứu sinh (nếu có); lưu thông tin và địa chỉ có thể liên hệ khẩn cấp khi cần hỗ trợ (số điện thaofi của người thân, nhà trường, chính quyền địa phương,…). - Dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc và đồ dùng y tế cho gia đình; bảo quản giấy tờ quan trọng, tài sản, đồ dùng học tập, công cụ sản xuất để tránh hư hỏng do ngập nước và cuốn trôi do lũ. - Sơ tán và trú ấn ở những nơi an toàn, được xây kiên cố như: nhà cao tầng, các công trình công cộng, trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế,… |
Khi đang có lũ lụt |
- Không rời khỏi nơi phòng tránh lũ lụt; tránh xa các dòng thoát lũ, miệng cống thoát nước; cột điện, đường điện, cây nghiêng đổ; gọi người hỗ trợ khi có người bị nạn;… - Chủ động dừng các hoạt động trên sông, rạch khi có lũ và trên đường giao thông bị ngập nước; không bơi lội, chơi đùa dưới dòng nước lũ. - Không sử dụng trực tiếp nguồn nước lũ cho sinh hoạt; không sử dụng lương thực, thực phẩm đã bị hư hỏng do ngập nước. |
Sau khi có lũ lụt |
- Tham gia cứu giúp người bị nạn, giúp đỡ trẻ em, người già, những người có hoàn cảnh khó khăn. - Tham gia khắc phục hậu quả sau lũ; dọn vệ sinh môi trường ở gia đình, cộng đồng và nhà trường. - Trồng tre hoặc các loại cây thích hợp quanh nhà để phòng, tránh thiệt hại do lũ lụt,… |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.
Câu 3:
Dựa vào thông tin bài học hãy trình bày các cách phân loại thiên tai ở Việt Nam.
Câu 4:
Ở địa phương em thường có loại thiên tai nào? Em có thể làm gì để phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại của loại thiên tai đó?
Câu 5:
Hoàn thành các thông tin (nguyên nhân, hậu quả, biện pháp) về một loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi.
Câu 6:
Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của hạn hán.
- Trình bày các biện pháp phòng chống hạn hán ở nước ta.
về câu hỏi!