Câu hỏi:

12/07/2024 623

Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích nguyên nhân, hậu quả của sạt lở đất và lũ quét.

- Trình bày các biện pháp chủ yếu để phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất và lũ quét ở nước ta.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Sạt lở đất:

+ Nguyên nhân: đất đá trên các sườn dốc bị thấm nước do mưa lớn hoặc nước lũ; mực nước sông, hồ thay đổi đột ngột do tích nước trong hồ chứa; các hoạt động của con người (chặt phá rừng, xẻ sườn núi làm đường, xây nhà ở, khai thác khoáng sản, lấn chiếm dòng chảy,…)

+ Hậu quả: gây thiệt hại lớn, thương vong về người; phá hủy nhà ở, tài sản người dân, các công trình giao thông, thông tin liên lạc; gián đoạn hoạt động giao thông vận tải, du lịch; mất rừng và đất canh tác;…

+ Biện pháp chủ yếu:

• Khi chưa có: cần tìm hiểu các điều kiện tự nhiên của địa phương, khả năng xuất hiện sạt lở đất, các trận sạt lở đất đã từng xảy ra; bảo vệ kết hợp với mở rộng diện tích rừng; lập kế hoạch và biện pháp phòng tránh khi sạt lở đất xảy ra; theo dõi thông tin cảnh báo trên các phương tiện thông tin của địa phương về nguy cơ xảy ra.

• Khi có nguy cơ xảy ra sạt lở đất: sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm khi có yêu cầu của địa phương và cơ quan chức năng; theo dõi và nhận biết các dấu hiệu bất thường, báo hiệu hiện tượng sạt lở đất; sẵn dàng di chuyển nhanh đến nơi an toàn khi quan sát thấy các dấu hiệu của sạt lở đất.

• Sau khi có sạt lở đất: không lại gần các khu vực bị sạt lở - là những nơi chưa ổn định và có thể tiếp tục sạt lở; hỗ trợ người thân, bạn bè và cộng đồng khắc phục hậu quả của sạt lở đất,…

- Lũ quét:

+ Nguyên nhân: xảy ra do mưa lớn trên các khu vực địa hình dốc, chia cắt mạnh và lớp phủ thực vật bị phá hủy. Xuất hiện do vỡ đập hoặc xả lũ khẩn cấp với lưu lượng lớn.

+ Hậu quả: gây thiệt hại về người (bị thương, chết); phá hủy nhà cửa, các công trình công cộng; xói lở đất hoặc bồi lấp đất, đá vào đồng ruộng,…

+ Biện pháp:

• Trồng rừng và bảo vệ rừng để hạn chế mức độ tập trung nước trên bề mặt; áp dụng các biện pháp canh tác hợp lí trên đất dốc.

• Xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi có lũ quét. • Thực hiện sơ tán theo kế hoạch và sự hướng dẫn của địa phương; chủ động sơ tán khẩn cấp khi thấy các dấu hiệu có thể xảy ra lũ quét.

• Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và nâng cao kĩ năng phòng chống lũ quét cho cộng đồng,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,955

Câu 2:

Vẽ sơ đồ hệ thống hóa các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,658

Câu 3:

Dựa vào thông tin bài học hãy trình bày các cách phân loại thiên tai ở Việt Nam.

Xem đáp án » 13/07/2024 964

Câu 4:

Ở địa phương em thường có loại thiên tai nào? Em có thể làm gì để phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại của loại thiên tai đó?

Xem đáp án » 12/07/2024 954

Câu 5:

Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của lũ lụt.

- Trình bày các biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.

Xem đáp án » 13/07/2024 911

Câu 6:

Hoàn thành các thông tin (nguyên nhân, hậu quả, biện pháp) về một loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi.

Hoàn thành các thông tin (nguyên nhân, hậu quả, biện pháp) về một loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi. (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 880

Câu 7:

Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của hạn hán.

- Trình bày các biện pháp phòng chống hạn hán ở nước ta.

Xem đáp án » 13/07/2024 737

Bình luận


Bình luận