Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6, 7:
- Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản những năm 1952 - 1973.
- Giải thích vì sao Nhật Bản lại liên minh chặt chẽ với Mỹ?

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6, 7:
- Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản những năm 1952 - 1973.
- Giải thích vì sao Nhật Bản lại liên minh chặt chẽ với Mỹ?
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1: nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản những năm 1952 - 1973
- Về đối nội:
+ Chính phủ Nhật Bản tập trung duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.
+ Từ năm 1955 đến năm 2009, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền. Chính phủ chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dẫn lên gấp đôi trong vòng 10 năm (1960 - 1970).
+ Về thực chất, quyền lực chính trị năm trong tay ba thế lực chính gồm: LDP, các doanh nghiệp lớn và giới quan chức cấp cao.
- Về đối ngoại:
+ Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ, kí Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xi-xcô (8-9-1951), chấm dứt thời kì chiếm đóng của lực lượng Đồng minh (1952).
+ Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết, theo đó Nhật Bản chấp nhận được đặt dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ, cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản.
- Về xã hội:
+ Trải qua hơn hai thập kỉ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng tăng về số lượng trong các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp.
+ Mặc dù vậy, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội như giá nhà ở tăng cao, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ùn tắc giao thông,..
♦ Yêu cầu số 2: Nguyên nhân Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, bị giải giáp vũ trang và phải thực hiện theo tuyên bố Potsdam là không được phát triển quân đội. Vì vậy, Nhật Bản phải đối mặt với những mối nguy hiểm xung quanh và có nhu cầu đảm bảo an ninh trong hoàn cảnh không có quân đội. Bối cảnh lịch sử đó đã thúc đẩy Nhật Bản tiến hành liên minh với Mỹ nhằm mục đích: dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để có thể bảo vệ an ninh – quốc phòng của quốc gia.
- Đồng thời, Nhật Bản liên minh với Mỹ cũng nhằm mục đích: nhận được sự viện trợ, giúp đỡ của Mỹ trong việc khôi phục và “dân chủ hóa” đất nước.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Lịch Sử (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- 500 Bài tập tổng ôn Lịch sử (Form 2025) ( 38.500₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.
- Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của Nhật Bản.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8 %.
+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ) với tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỉ USD.
+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trong thế giới tư bản, cùng với Mỹ và Tây Âu.
- Nhật Bản đặc biệt coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.
- Nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản:
+ Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
+ Coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Nhiều tập đoàn và công ty có tầm nhìn xa, quản lí tốt, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
+ Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1 % GDP), có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ Mỹ, lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953), ở Việt Nam (1954 - 1975),
Lời giải
♦ Yêu cầu số 1:
- Những bài học thành công của Nhật Bản:
+ Coi trọng nhân tố con người.
+ Phát huy vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.
+ Cải tiến hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất
+ Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa.
- Nhận xét:
+ Thành công của Nhật Bản là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoa của đất nước.
+ Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
♦ Yêu cầu số 2:
(*) Tham khảo: Trong những bài học thành công của Nhật Bản, em ấn tượng với bài học coi trọng nhân tố con người. Vì: Nhật bản luôn coi con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nhật Bản rất quan tâm tới phát triển giáo dục, nhờ vậy, nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm ưu việt, như:
+ Luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín,...; Có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, có khả năng thích ứng, coi trọng học vấn, có tinh thần và kĩ năng làm việc tập thể,...
+ Có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới. Đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật của khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.