Câu hỏi:

25/06/2024 19

Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập về một trong những vấn đề sau:

- Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào?

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

* Bài nói tham khảo đề 1:

Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc.

Tri thức nhân loại là thước đo sự thành công, phát triển bền vững của xã hội. Vị thế của một đất nước được thể hiện ở sức mạnh tri thức toàn dân. Do đó, vai trò của giáo dục đối với xã hội trước hết được thể hiện trong việc đào tạo tri thức, nâng cao dân trí mọi dân tộc, quốc gia.

Giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao trình độ dân trí ở mọi quốc gia nghĩa là nâng cao trình độ hiểu biết chung của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Các quốc gia tiến hành phổ cập giáo dục theo các cấp học, xóa nạn mù chữ, cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản cho toàn bộ người dân. Giáo dục đảm bảo mặt bằng chung nhân dân đều được tiếp cận với tri thức, từ đó nâng cao trình độ học vấn của mỗi cá nhân.

Hoạt động giáo dục đào tạo đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về giá trị đạo đức, văn hóa, thể chế chính trị, hiến pháp và pháp luật. Qua đó mỗi cá nhân có thái độ và hành vi cư xử chuẩn mực.

Trong thời đại mới, giáo dục giúp người dân tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật. Con người có cơ hội tiếp cận với internet, các phương tiện thông tin đại chúng, biết cách sử dụng các thiết bị máy móc, công nghệ. Thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, mặt bằng dân trí được nâng cao, là cơ sở để khẳng định sức mạnh của quốc gia. Một đất nước sở hữu dân trí cao có khả năng phát triển lớn và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Ngược lại, một đất nước không coi trọng giáo dục, đất nước đó chắc chắn sẽ bị diệt vong.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, chức năng xã hội của giáo dục càng thể hiện rõ nét ở vai trò nâng cao dân trí. Vì vậy, mỗi quốc gia cần tập trung đẩy mạnh phổ cập giáo dục toàn dân, phát triển toàn diện yếu tố con người để thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức.

Giáo dục hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, có khả năng thực hành, chủ động sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc. Qua đó tăng năng suất sử dụng lao động.

Giáo dục không chỉ nâng cao chất lượng mà còn cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao với số lượng lớn, xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu thực tế. 

Giáo dục cung cấp cho con người nguồn tri thức và kỹ năng để tham gia các hoạt động tổ chức xã hội, xây dựng đời sống văn minh, hạnh phúc. Con người có nền tảng giáo dục tốt sẽ luôn sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Nhờ đó, giáo dục không chỉ giúp con người trở thành người có kiến thức mà còn trở thành người có phẩm chất tốt, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và phát triển.

* Bài nói tham khảo đề 2:

Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao cần phải trân trọng hòa bình chưa? Hòa bình và chiến tranh là hai khái niệm luôn song hành. Phải trải qua những mất mát, đau thương của chiến tranh mới thấu hiểu được hết ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Trẻ em là mầm non của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy chúng cần được sống và học tập trong hòa bình.

Đầu tiên, hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hỗn loạn, chết chóc. Nói như vậy để hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất và là điều hạnh phúc nhất.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Con người được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay thì đó chính là niềm hạnh phúc. Ví như Việt Nam – một dân tộc đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho đất nước ta. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người sẽ được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đang lùi dần vào quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc bình yên mình đang sống, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ. Để được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên cần kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu hòng phá hoại nền hòa bình đó.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và mỗi người đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì đã được nhận hôm nay.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đối tượng mà văn bản nghị luận hướng tới là những người hoặc tổ chức nào?

Xem đáp án » 25/06/2024 37

Câu 2:

Người trình bày đã dùng những yếu tố nào để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục?

Xem đáp án » 25/06/2024 28

Câu 3:

Lựa chọn một trong những vấn đề sau để viết bài văn nghị luận xã hội:

- Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới?

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Xem đáp án » 25/06/2024 26

Câu 4:

Vấn đề chính mà bài phát biểu đề cập là gì?

A. Quyền con người của cả nam và nữ nói chung

B. Quyền bình đẳng về cơ hội của phụ nữ trong các lĩnh vực

C. Quyền được sống trong hòa bình của mọi người

D. Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình

Xem đáp án » 25/06/2024 23

Câu 5:

Người trình bày vấn đề xác định tư cách, vị thế nào để nêu ý kiến?

A. Một cá nhân bị xâm phạm nhân quyền cần cất lên tiếng nói của mình.

B. Một người đại diện cho tất cả những người mần được bảo vệ nhân quyền.

C. Một người phụ nữ bị áp bức, bị tước đoạt quyền học tập cần bảo vệ chính mình.

D. Một người dân Pa-ki-xtan bị xâm phạm nhân quyền, cần đấu tranh.

Xem đáp án » 25/06/2024 21

Câu 6:

Vấn đề cần trình bày được triển khai trong các phần của văn bản như thế nào? Nêu rõ mục đích và ý chính của từng phần.

Xem đáp án » 25/06/2024 21

Câu 7:

Mục đích chính của người nói được thể hiện trong văn bản trên là gì?

A. Nêu rõ trước Liên hợp quốc vấn đề vi phạm nhân quyền đối với phụ nữ và trẻ em và sự cần thiết phải hành động để bảo vệ những quyền đó

B. Trình bày rõ vấn đề quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em đang bị xâm phạm, kêu gọi hành động để bảo vệ quyền đó

C. Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc hành động, thay đổi chính sách vì quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em

D. Tố cáo thực trạng xâm phạm quyền học tập và quyền sống của phụ nữ và trẻ em ở các nước chậm phát triển trên thế giới

Xem đáp án » 25/06/2024 20

Bình luận


Bình luận