Câu hỏi:
11/07/2024 5,452a) Theo em, để lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào?
b) Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lí thu, chi theo những nội dung trên.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Những nội dung cần thực hiện khi lập kế hoạch quản lí thu, chi:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình
+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi
+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có)
♦ Yêu cầu b) Làm rõ các nội dung
- Bước 1. Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
+ Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình là quá trình xác định và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể mà gia đình muốn đạt được trong tương lai.
+ Lập danh sách các mục tiêu tài chính của gia đình: liệt kê tất cả những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,...
+ Xác định mức độ ưu tiên thực hiện các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu tài chính của gia đình.
+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành.
- Bước 2. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình
+ Xác định các nguồn thu nhập giúp mỗi gia đình biết được tình hình tài chính hiện tại và có cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính.
+ Lập danh sách các nguồn thu nhập trong gia đình (bao gồm tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, tiền lãi từ tiết kiệm và đầu tư, thu nhập bổ sung....).
+ Lưu ý: Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định.
- Bước 3. Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Phân loại các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình.
▪ Các khoản chi thiết yếu: Xác định và ưu tiên các khoản chi thiết yếu như tiền mua nhu yếu phẩm, hoá đơn điện, nước, tiền học phí, thuốc men, chăm sóc sức khoẻ....
▪ Các khoản chi không thiết yếu: Giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác.
+ Lưu ý nguyên tắc,
▪ Luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu.
▪ Lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chi tiêu.
▪ Đảm bảo chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát.
- Bước 4. Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi
+ Tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi phù hợp với đặc điểm của gia đình.
+ Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi
+ Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp li có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn.
- Bước 5. Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có)
+ Sau khi xác định các khoản thu, chi và phân chia tỉ lệ khoản chi tiêu, các gia đình sẽ thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, ghi chép tất cả các khoản thu và chi tiêu hằng tháng.
+ Nguyên tắc:
▪ Không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra.
▪ Không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc.
▪ Loại bỏ các thói quen chi tiêu không hợp lí.
▪ Sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lí thu, chi
+ Điều chỉnh kế hoạch: So sánh kế hoạch chi tiêu với thực tế để điều chỉnh cho hợp li. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu giúp đảm bảo cho gia đình có thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy lập kế hoạch quản lí thu, chi hằng tháng trong gia đình em theo gợi ý dưới đây và thực hiện theo kế hoạch đã lập. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và cho biết ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch quản lí thu, chi Thời gian: Tháng...(Từ ngày...đến ngày ...) |
|
Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện. |
|
Xác định các khoản thu nhập trong gia đình. |
|
Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia. |
|
Thống nhất các nguyên tắc thực hiện. |
|
Kết quả thực hiện. |
|
Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch. |
|
Câu 2:
a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. Hãy lấy vi dụ minh hoạ.
b) Theo em, những thói quen chi tiêu không hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của gia đình?
c) Em hãy xác định những thói quen chi tiêu hợp lí và giải thích sự cần thiết của việc quản lí thu, chi trong gia đình.
Câu 3:
Em hãy xác định một số lưu ý khi thực hiện những nội dung dưới đây:
- Xác định mục tiêu tài chính gia đình.
- Xác định nguồn thu của gia đình.
- Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình.
- Lập kế hoạch thu, chi của gia đình.
- Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình.
Câu 4:
Em hãy liệt kê các thói quen chỉ tiêu hợp lí không hợp lí trong gia đình và nêu cách khắc phục những thói quen chỉ tiêu không hợp lí.
Thói quen chi tiêu hợp lí |
Thói quen chi tiêu không hợp lí |
Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 5:
Em hãy lập danh sách các chi tiêu trong gia đình và tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi tiêu theo gợi ý dưới đây:
Các khoản chi tiêu |
Nội dung chi tiêu |
Tỉ lệ phân chia các khoản chi |
- Thiết yếu: |
|
|
- Không thiết yếu: |
|
|
Câu 6:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1. Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng tháng nào chỉ tiêu cũng thiếu. Thói quen chỉ tiêu không kế hoạch khiến gia đình anh luôn gặp phải áp lực tài chính và nợ nần.
Trường hợp 2. Tháng vừa rồi, gia đình bạn N phát sinh một số khoản chỉ ngoài kế hoạch nên mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình.
a) Em hãy chỉ ra những thói quen chi tiêu hợp lí, không hợp lí của các gia đình trong mỗi trường hợp trên.
b) Em sẽ đưa ra lời khuyên cho các gia đình trên như thế nào để quản lí thu, chi trong gia đình hiệu quả hơn?
36 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1 có đáp án (Phần 2)
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
47 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
12 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
về câu hỏi!