Câu hỏi:
26/06/2024 113a) Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong từng trường hợp trên.
b) Dựa vào nội dung trong hộp “Em cần biết", hãy xác định những quy định của pháp luật về quyền mà các chủ thể đó được hưởng và nghĩa vụ các chủ thể đó phải thực hiện.
c) Theo em, những chủ thể nào trong các trường hợp trên có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Hậu quả của những hành vi đó là gì?
d) Hãy nêu thêm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân mà em biết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trường hợp 1:
+ Anh T và chị H đã thực hiện quyền tự do kết hôn của mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: khi đến đủ độ tuổi theo pháp luật quy định, anh T và chị H đã quyết định đến Uỷ ban nhân dân xã nơi chị H sinh sống để làm thủ tục đăng kí kết hôn (mặc dù việc kết hôn của 2 người bị gia đình chị H ngăn cản).
+ Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.
- Trường hợp 2:
+ Chị K và anh P đã thực hiện quyền ly hôn khi nhận thấy hôn nhân không còn hạnh phúc.
+ Tuy nhiên, sau khi ly hôn, anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.
- Trường hợp 3:
+ Chị B và anh M đã kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình, không phải do tình yêu tự nguyện. Điều này đã vi phạm quyền tự do kết hôn theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
+ Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Cụ thể: sau khi kết hôn với chị B, anh A đã chung sống như vợ chồng với chị D; anh A và chị D đã có với nhau một người con trai.
♦ Yêu cầu b)
- Quyền mà các chủ thể được hưởng:
+ Quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật;
+ Quyền li hôn khi mục đích của hôn nhân không đạt được, việc duy trì hôn nhân không có lợi cho gia đình.
- Nghĩa vụ mà các chủ thể cần thực hiện:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nguyên tắc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng;
+ Có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn.
♦ Yêu cầu c)
- Trường hợp 1:
+ Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.
+ Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Trường hợp 2:
+ Anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.
+ Hậu quả: (1) Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội: từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau li hôn (theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Trường hợp 3:
+ Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
+ Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
♦ Yêu cầu d) Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
+ Khoản 1, Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
+ Khoản 1, Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a. Anh T và chị G kết hôn và có một con trai 8 tháng tuổi. Do mâu thuẫn giữa hai vợ chồng và giữa anh T với gia đình nhà vợ nên đã có lần chị G nói với anh T việc li hôn. Một lần hai người cãi nhau rất to, chị G mang con trai về nhà mẹ đẻ. Khi anh T đến thăm con thì chị G không đồng ý và đuổi anh về.
Em nhận xét như thế nào về hành vi của các chủ thể trong tình huống trên?
Nếu là người thân của chị G, em sẽ làm như thế nào?
b. Nhiều người nói về việc gia đình anh V sinh con một bề, nhưng anh không quan tâm. Anh nghĩ mình cứ lo cho các con học hành đàng hoàng và có cuộc sống vui vẻ, biết yêu thương mọi người, hiếu kính ông bà, cha mẹ là đã tròn bổn phận của người làm cha. Anh thường nói với mọi người, khu nhà anh ở có gia đình thì phân biệt đối xử giữa các con nên anh em bất hoà. Có nhà vì mong có nếp, có tẻ nên sinh đẻ không kế hoạch, vợ chồng phải bận rộn kiếm tiền nuôi con nên không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ. Nhìn cảnh đó anh thương cho bọn trẻ.
Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh V
Nếu đóng vai là cán bộ tổ dân phố trong khu nhà anh V đang ở, em sẽ làm gì khi chứng kiến các gia đình chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?
Câu 2:
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nam nữ có quyền tự quyết định hôn nhân của mình nhưng có bắt buộc phải lắng nghe ý kiến của cha mẹ không? Vì sao?
b) Sau khi kết hôn, người chồng tìm cách để vợ phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình là đúng hay sai, pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?
c) Bố mẹ có quyền yêu cầu con trai đang làm việc trên thành phố phải về quê lấy vợ không? Vì sao?
d) Trong gia đình, người chồng quyết định những việc lớn như mua nhà, mua xe, người vợ quyết định những việc nội trợ, nuôi dạy con là đúng hay sai? Vì sao?
e) Với con chưa thành niên, cha mẹ có quyền yêu cầu con lao động để rèn luyện sức khoẻ và tăng cường tính tự lập là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3:
Em hãy cùng bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
Câu 4:
Trong các trường hợp dưới đây ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Vì sao?
a. Chị B (17 tuổi) và anh C (22 tuổi) được cha mẹ tổ chức đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn. Cả hai cho rằng, chỉ khi bị ép lấy nhau thì mới vi phạm, còn họ tự nguyện nên không vi phạm pháp luật.
b. Chị H muốn tham gia một khoá học 3 tháng để nâng cao nghiệp vụ. Chị đề nghị chồng mình thu xếp công việc ở cơ quan, thay chị đảm nhận việc chăm sóc con cái và bố mẹ hai bên.
c. Vợ chồng anh K sống chung với bố mẹ, thỉnh thoảng anh K vào bếp nấu ăn cho cả nhà nhưng bố mẹ anh K tỏ thái độ không hài lòng.
Câu 5:
a) Em hãy dựa vào nội dung hộp “Em cần biết" để xác định các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng được thể hiện trong thông tin và trường hợp 1.
b) Theo em, suy nghĩ của chị N trong trường hợp 1 có đúng không? Vì sao?
c) Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong trường hợp 2 và nêu hậu quả của những hành vi đó.
Câu 6:
Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của công dân được đề cập đến trong các câu ca dao sau và chia sẻ những điều em biết về các quyền và nghĩa vụ đó. “Vợ chồng là nghĩa cả đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn”.
“Thương nhau gặp khúc sông vơi
Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thủy chung”
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!