Câu hỏi:

26/06/2024 22

a) Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào?

b) Em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu a) Thông tin và trường hợp trên nói về mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Mối quan hệ này được biểu hiện qua việc:

+ Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thực hiện các cam kết quốc tế bằng cách ban hành các văn bản pháp luật quốc gia phù hợp với các công ước, hiệp định quốc tế mà họ đã ký kết.

+ Đồng thời, pháp luật quốc tế cũng có thể bị ảnh hưởng bởi pháp luật quốc gia, như trong trường hợp quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có nguồn gốc từ quyền bất khả xâm phạm đối với sứ giả nước ngoài được quy định trong pháp luật Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại.

♦ Yêu cầu b) Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

+ Pháp luật quốc gia ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế. Trong quá trình xây dựng pháp luật quốc tế, các quốc gia đều cố gắng đưa quan điểm, ý chí của mình vào các quy định của pháp luật quốc tế. Đến nay, nhiều quy phạm của pháp luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm pháp luật quốc gia.

+ Pháp luật quốc tế tác động đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia, bằng cách ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế mà mình là thành viên, làm cho pháp luật quốc tế được thực hiện ở quốc gia.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

a) Trong tình huống trên, hai nước Campuchia và Thái Lan đã sử dụng nguyên tắc nào để giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ?

b) Em hiểu thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

Xem đáp án » 26/06/2024 39

Câu 2:

Em hãy xây dựng một bài thuyết trình về một vai trò của pháp luật quốc tế.

Xem đáp án » 26/06/2024 23

Câu 3:

Em hãy nhận xét các ý kiến dưới đây về pháp luật quốc tế:

a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

c. Pháp luật quốc tế quy định cả các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.

d. Pháp luật quốc tế bao gồm chủ yếu là các điều ước quốc tế đa phương và song phương, ở phạm vi toàn cầu và khu vực.

Xem đáp án » 26/06/2024 22

Câu 4:

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về pháp luật quốc tế trong một lĩnh vực cụ thể.

Xem đáp án » 26/06/2024 19

Câu 5:

a) Trong tình huống trên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã căn cứ vào cơ sở nào để buộc quân đội của quốc gia A rút khỏi lãnh thổ quốc gia B? Điều đó thể hiện vai trò nào của pháp luật quốc tế?

b) Vai trò nào của pháp luật quốc tế được thể hiện trong tình huống và thông tin trên? Thể hiện như thế nào?

Xem đáp án » 26/06/2024 19

Câu 6:

Hai nước Australia và Timor Lester có mâu thuẫn, bất đồng trong việc phân định biển. Năm 2016, Timor Lester là nước đầu tiên trên thế giới căn cứ vào thủ tục hoà giải bắt buộc quy định trong các Điều 297 và 298 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, yêu cầu Australia thực hiện thủ tục hoà giải để phân định ranh giới biển giữa hai nước theo quy định của Luật Biển quốc tế. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và Công ước Luật Biển 1982, sau hai năm đàm phán hai nước đã đạt được thoả thuận phân định ranh giới biển cuối cùng vào ngày 06/3/2018.

Em hãy cho biết trong trường hợp trên, pháp luật quốc tế có vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Xem đáp án » 26/06/2024 19

Bình luận


Bình luận