Câu hỏi:

26/06/2024 26

a) Thành phần dân cư của một nước bao gồm những bộ phận nào?

b) Theo em, công dân nước sở tại và người nước ngoài có chế độ pháp lí giống và khác nhau như thế nào?

c) Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên như thế nào?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu a) Thành phần dân cư của mỗi quốc gia bao gồm hai bộ phận cơ bản là công dân của quốc gia sở tại và người nước ngoài; ngoài ra, ở các nước còn có người không quốc tịch. 

♦ Yêu cầu b)

- Giống nhau:

+ Công dân nước sở tại và người nước ngoài đều được bảo đảm các quyền cơ bản về dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội theo pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế mà nước sở tại là thành viên.

+ Đều phải chấp hành pháp luật của quốc gia sở tại và có trách nhiệm đóng thuế, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

+ Đều có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

- Khác nhau:

+ Công dân nước sở tại có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, có nghĩa vụ quân sự, có quyền được cấp hộ chiếu và thẻ căn cước công dân.

+ Người nước ngoài không có các quyền và nghĩa vụ này, nhưng có quyền được bảo hộ ngoại giao của nước mình, có quyền được cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú tùy theo mục đích và thời hạn cư trú tại nước sở tại. Người nước ngoài còn có thể được hưởng các chế độ đối xử tối huệ quốc hoặc đặc biệt tùy theo điều kiện và lĩnh vực hoạt động.

♦ Yêu cầu c)

- Những người được hưởng chế độ đặc biệt là: viên chức của các Cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự và viên chức của các tổ chức quốc tế ở nước sở tại.

- Chế độ này khác với chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc ở chỗ, người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà chính công dân nước ở tại cũng không được hưởng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thế nào là lãnh hải và đường cơ sở của quốc gia ven biển?

Xem đáp án » 26/06/2024 32

Câu 2:

Ngày 20/7/1983, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành kí kết Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, ngày 27/12/1985 hai nước kí Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Năm 1986, hai nước tiến hành phân giới, cắm mốc và trên thực tế đã triển khai cắm được 72 222 cột mốc, phân giới được 200km. Với tỉnh thần quyết tâm hoàn thành dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, năm 2005, hai nước đã tiếp tục phối hợp triển khai phân giới, cắm mốc, hoàn thành phân giới, cắm mốc đối với 1 045km đường biên giới, tương đương 84% khối lượng trên toàn tuyến; kí kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền năm 2019.

Em hãy cho biết, biên giới Việt Nam - Campuchia được hình thành trên cơ sở nào. Đường biên giới này do ai xây dựng nên.

Xem đáp án » 26/06/2024 27

Câu 3:

Em hiểu thế nào là nội thủy?

Xem đáp án » 26/06/2024 26

Câu 4:

Ghana và Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà) là hai nước có bờ biển liền kề nhau và bao quanh Vịnh Guinea ở Tây châu Phi. Khu vực biển cần phân định nằm ở Đại Tây Dương. Do có tranh chấp, hai nước đề nghị Toà án Quốc tế về Luật Biển tiến hành phân định biển trong vùng biển chồng lấn lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm cả thềm lục địa vượt quá 200 hải lí.

Ghana và Côte d'Ivoire có hai bất đồng liên quan đến phương pháp phân định biển. Ghana yêu cầu áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong khi Côte de’Ivoire yêu cầu áp dụng phương pháp đường phân giác. Trên cơ sở các nguyên tắc phân định biển là nguyên tắc đường trung tuyến, giải pháp công bằng, minh bạch, Toà án Quốc tế về Luật Biển đã quyết định áp dụng phương pháp đường trung tuyến cho phân định biển giữa Ghana và Côte d'Ivoire.

Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d'Ivoire đã sử dụng nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển?

Xem đáp án » 26/06/2024 26

Câu 5:

Là quốc gia ven biển, Việt Nam có chủ quyền trong nội thuỷ và lãnh hải, có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Năm 2022, một nước ngoài đã đặt dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế để thăm dò khoáng sản trong thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Nhà nước Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

a) Hành vi của nước ngoài đặt dàn khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam ở trường hợp trên có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?

b) Các lực lượng chấp pháp Việt Nam có quyền xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan hoạt động trái phép của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Cơ sở pháp lí nào cho phép họ thực hiện quyền này?

Xem đáp án » 26/06/2024 26

Câu 6:

Em hiểu thế nào về dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam?

Xem đáp án » 26/06/2024 24

Bình luận


Bình luận