Câu hỏi:
26/06/2024 859a) Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tình huống có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?
b) Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cả trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Giải thích vì sao.
c) Từ các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, em hãy cho biết quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì trong vùng đặc quyền kinh tế.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phù hợp với Luật Biển quốc tế. Theo Điều 56 của Công ước, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Do đó, tàu thuyền nước ngoài không được phép đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam.
♦ Yêu cầu b) Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Điều này dựa trên quyền tài phán của quốc gia ven biển theo Điều 56 của Công ước.
♦ Yêu cầu c) Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển:
+ Thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lí và bảo tồn các tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lỏng đất dưới đáy biển, về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
+ Thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
- Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản là tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích trên biển của quốc gia.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Là quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo đó đường cơ sở Việt Nam là đường thẳng gãy khúc gồm 11 đoạn thẳng nối 12 điểm cơ sở từ điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia đến điểm All tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
a) Căn cứ vào đâu Việt Nam xác định đường cơ sở của quốc gia trên biển?
b) Đường cơ sở biển của Việt Nam thuộc loại đường cơ sở nào? Vì sao?
Câu 2:
a) Thành phần dân cư của một nước bao gồm những bộ phận nào?
b) Theo em, công dân nước sở tại và người nước ngoài có chế độ pháp lí giống và khác nhau như thế nào?
c) Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên như thế nào?
Câu 3:
Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có quyền và nghĩa vụ gì trong nội thủy.
Câu 4:
Em hãy nhận xét các ý kiến dưới dây về vấn đề dân cư trong pháp luật quốc tế.
A. Mỗi nước có toàn quyền quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài theo quan điểm của mình.
B. Thành phần dân cư của một nước bao gồm người nước ngoài đang công tác trong các đại sứ quán nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng chế độ đối xử quốc gia, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam.
D. Chế độ đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập, công tác ở nước sở tại.
Câu 5:
a) Em hãy cho biết, biên giới quốc gia được hình thành trên cơ sở nào.
b) Em hiểu thế nào là lãnh thổ và biên giới quốc gia?
72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa xã hội
14 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
12 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16 có đáp án
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận