Câu hỏi:
27/06/2024 687Trong các trường hợp trên, các chủ thể đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Vì sao?
Trường hợp 1. Sau khi kết hôn, vợ chồng anh D, chị A sinh được 2 người con. Do tính chất công việc, anh D phải sống xa nhà, thỉnh thoảng mới về quê thăm gia đình. Gần đây, chị A đi thăm chồng thì phát hiện anh D đang chung sống như vợ chồng với chị O. Hai người còn chụp ảnh cưới, tổ chức đám cưới tại nhà hàng với sự tham dự của gia đình chị O và bạn bè hai bên.
Trường hợp 2. Tròn 16 tuổi. S được bố mẹ tổ chức đám cưới với anh họ (con trai của chị gái ruột bố của S). Sau khi kết hôn, vì không có ruộng đất nên S phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Năng lực có hạn, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh khiến cuộc sống của vợ chồng S càng ngày càng khó khăn, nhất là khi S sinh con gái đầu lòng và cháu bé không may bị nhiều dị tật bẩm sinh trên cơ thể khiến sức khoẻ suy yếu.
Trường hợp 3. Anh B và chị H kết hôn được 5 năm và đã có một con nhỏ. Trong thời gian chung sống, anh B nhiều lần có hành vi bạo hành vợ khi say rượu. Khuyên can chồng không được, chị H ngỏ ý muốn li hôn nhưng bị bố mẹ đẻ ngăn cản do sợ ảnh hưởng đến thanh danh, thể diện gia đình. Anh B cũng đe doạ, nếu chi H li hôn thì anh sẽ làm hại chị cùng con nhỏ.
Trường hợp 4. Anh M tâm sự với vợ muốn mua một căn nhà, khoản tiền cần trả trước là 400 triệu đồng, khoản vay là 1,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, anh M hiện đang trong danh sách khách hàng có khoản nợ xấu nên hai vợ chồng không thể vay thêm tiền ngân hàng. Anh bàn với vợ li hôn giả để chị K sau khi độc thân thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu của anh và có thể vay tiền mua nhà. Chị K rất tin tưởng chồng nên đã đồng ý làm theo. Tuy nhiên, sau khi chị K rút hết khoản tiền vay được đưa cho anh M thì anh không mua nhà như đã thoả thuận trước đó. Anh chuyển về quê sinh sống và mở trang trại nuôi lợn trên mảnh đất của bố mẹ để lại. Khi chị K tìm về quê thì phát hiện anh M đã đăng kí kết hôn và chuẩn bị tổ chức đám cưới với một người phụ nữ cùng làng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trong trường hợp 1, anh D và chị O vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: cấm người đang có vợ mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ. Do đó, khi anh D đã có vợ mà anh và chị O vẫn chung sống như vợ chồng, vẫn tổ chức đám cưới là vi phạm quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp 2, S và chồng (anh họ) vi phạm quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì khi kết hôn với chồng, S chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có họ trong phạm vi ba đời sẽ không được kết hôn với nhau. S và chồng là anh em họ, do đó, hai người có mối quan hệ huyết thống đời thứ 3 với nhau. Như vậy, mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng S là trái pháp luật (vi phạm điểm d khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
- Trong trường hợp 3, bố mẹ chị H và anh B vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật quy định: cấm hành vi cản trở li hôn nhưng bố mẹ chị H và anh B lại dùng nhiều cách để ngăn cản chị H thực hiện quyền li hôn của mình.
- Trong trường hợp 4, Anh M, chị K vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật cấm hành vi li hôn giả nhưng anh M và chị K vẫn thực hiện hành vi này để tránh ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng. Ngoài ra, anh M còn có dấu hiệu lừa dối chị K để li hôn vì mục đích trục lợi, do đó, hành vi của anh M là vi phạm pháp luật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các chủ thể trong những trường hợp dưới đây có thể thực hiện quyền kết hôn hay li hôn không? Vì sao?
a. Anh N-con trai ông bà B đã 25 tuổi nhưng bị tâm thần bẩm sinh. Mỗi khi phát bệnh, anh N không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình. Ông bà B lo ngại lúc hai người mất, anh N sẽ không còn chỗ dựa nên rất muốn tìm đối tượng cho anh N kết hôn, lập gia đình.
b. Trong thời gian chị O mang thai con đầu lòng, chồng chị là anh P thường xuyên bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc vợ. Khi chị O góp ý thì anh P nổi giận và tuyên bố sẽ li hôn với chị.
c. Ông bà nội của anh A sinh được 5 người con, bố A là con cả, cô G là con út. Vì hoàn cảnh khó khăn, ông bà nội của anh A đã đồng ý để vợ chồng người quen nhận cô G làm con nuôi từ khi cô còn bé. Thời gian sau đó, cô G theo bố mẹ nuôi đi nơi khác lập nghiệp nên mất liên lạc với gia đình ông bà nội của anh A. Gần đây, anh A dẫn người yêu là chị M về ra mắt gia đình và xin phép tổ chức đám cưới. Sau khi tìm hiểu, bố mẹ anh A phát hiện chị M là con đẻ cô G nên đã giải thích để anh A với chị M hiểu mối quan hệ huyết thống của mình và yêu cầu hai người chấm dứt mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, vì tình cảm quá sâu nặng, anh A và chị M không muốn chấm dứt mối quan hệ. Hai người quyết định sẽ về quê chị M đăng kí kết hôn và chung sống với nhau.
Câu 2:
Sau khi kết hôn, vợ chồng anh trai của M mua nhà ở riêng trên thành phố. Gần đây, M được bố mẹ yêu cầu mang thực phẩm sạch ở quê lên thăm chị dâu đang mang thai. Trong thời gian ở nhà anh chị, M thấy anh trai của mình không bao giờ làm việc nhà, mọi việc đều do chị dâu làm.
Nếu là M, em sẽ khuyên anh trai như thế nào để anh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?
Câu 3:
Theo em, hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Câu 4:
Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Vì sao? Nếu vi phạm thì có thể dẫn đến hậu quả gì?
a. Chị X chung sống như vợ chồng với một người đàn ông đã có vợ.
b. Bố mẹ qua đời đột ngột nên vợ chồng B đón em gái nhỏ về chăm sóc, nuôi dưỡng.
c. Vợ chồng hàng xóm nhà ông C nhiều lần ngược đãi con nhỏ.
d. Các con của bà H đùn đẩy trách nhiệm, không chịu phụng dưỡng khi mẹ già yếu, không đi lại được.
e. Anh P mua một chiếc xe máy tặng em gái nhưng giấu không cho vợ biết.Câu 5:
Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình của các chủ thể ở những trường hợp dưới đây.
a. Chị K kết hôn với anh S và có một con chung là cháu V. Anh chị chung sống hạnh phúc được ba năm thì li hôn, chị K nuôi con. Sau li hôn, chị K đã thuê nhà ở riêng nhưng vẫn tạo điều kiện để anh S và ông bà nội thăm nom, chăm ăn tạo điều kiện để anh S và ông bà sóc cháu V.
b. Anh U và chị D kết hôn với nhau và cả hai đều làm việc ở thủ đô Hà Nội. Sau khi kết hôn, anh U đã tự ý dùng khoản tiền mừng cưới, tiền tiết kiệm của hai người để mua một ngôi nhà ở quê, gần nơi ở của bố mẹ anh và yêu cầu vợ phải nghỉ việc ở thành phố để cùng mình chuyển về quê sinh sống.
c. Vợ chồng anh P, chị E kết hôn được ba năm và đã có một con gái. Anh P là người vô trách nhiệm, không có việc làm ổn định, mọi việc chi tiêu, chăm sóc con cái trong gia đình đều do chị E lo liệu. Thời gian gần đây, anh P thường xuyên tụ tập uống rượu bia với bạn bè và mỗi khi say, anh lại đánh, chửi Vợ con.
d. Sau khi kết hôn, anh Đ yêu cầu vợ là chị Q nghỉ việc ở công ty để ở nhà chăm con và nội trợ. Gần đây, chị Q phát hiện anh Đ có mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác và có một con riêng 5 tháng tuổi. Chị Q yêu cầu li hôn và được anh Đ chấp thuận. Anh Đ đồng ý cho chị Q nuôi con và anh sẽ chu cấp cho con 5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, về tài sản thì anh Đ chỉ chia cho chị Q 50 triệu đồng vì anh cho rằng chị ở nhà, không làm ra tiền nên không có quyền hưởng những tài sản do anh vất vả làm ra.
Câu 6:
Trong cuộc sống hằng ngày, em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Những việc làm đó mang lại ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em và những người xung quanh?
về câu hỏi!