Câu hỏi:
27/06/2024 166Hành vi của những người quá khích được nêu trong tình huống trên có vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?
Trường hợp. Ông A là công dân Việt Nam, sinh sống và cư trú hợp pháp tại nước M. Một buổi tối, một nhóm người quá khích ở địa phương kéo đến đập phá của hàng của gia đình ông và chửi bởi, lăng mạ ông với lí do ông là người gốc Á mà kinh doanh ngành nghề giống với họ.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025).
Quảng cáo
Trả lời:
- Hành vi của những người quá khích được nêu trong trường hợp này là vi phạm pháp luật quốc tế, bởi vì, đó là hành vi xâm phạm quyền con người và phân biệt đối xử về nguồn gốc dân tộc đã bị pháp luật quốc tế cấm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thuỷ và vùng lãnh hải được thể hiện như thế nào?
Câu 2:
Em hãy nêu các quy định của công pháp quốc tế về dân cư và lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 3:
Em hãy cho biết quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình thể hiện như thế nào. Ngoài quyền, Việt Nam có nghĩa vụ quốc tế gì trong các vùng biển này không? Vì sao?
Câu 4:
Em hãy cho biết mỗi chủ thể trong các trường hợp dưới đây thuộc bộ phận nào của dân cư và xác định chế độ pháp lí có thể được áp dụng đối với mỗi chủ thể đó.
a. Bà E là doanh nhân của Nhật Bản và là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp do bà làm chủ chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Người lao động trong doanh nghiệp của bà có cả công dân Nhật Bản, công dân Việt Nam và người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta.
b. Ông P là nhân viên Đại sứ quán của Hàn Quốc ở Việt Nam và bà Q là nhân viên lãnh sự quán của Pháp tại Việt Nam.
Câu 5:
Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một bài thuyết trình nhằm tuyên truyền pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam hoặc pháp luật về các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam. Hãy chia sẻ sản phẩm của nhóm em với cả lớp.
Câu 6:
Theo em, trong các trường hợp dưới đây, hành vi của chủ thể nào là phù hợp và hành vi của chủ thể nào là vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?
a. Ông M là công dân của nước N, do tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nước N nên ông đã xin tị nạn ở Đức và được nước này chấp nhận.
b. Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định: “Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới: Kích động hoặc phá hoại an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng; bắn súng qua biên giới; gây nổ, chặt phá và đốt cây trong vành đai biên giới; xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản, thuỷ sản trái phép và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh và sức khoẻ con người”. Ngày 30 - 11 - 2023, ông A (30 tuổi) là công dân Lào sống ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào đã lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 7:
Theo em, ở thông tin trên, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như thế nào? Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây có phải là vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?
Thông tin. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lãnh thổ của nước ta đã từng bị các tập đoàn phong kiến phương Bắc và các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ trong một thời gian dài. Vì thế, nhân dân ta đã phải trải qua nhiều năm chiến đấu vô cùng gian khổ, anh dũng và chiến thắng vẻ vang để giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa xã hội
14 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
12 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16 có đáp án
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
10 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận