Câu hỏi:

27/06/2024 12

Theo em, trong các trường hợp dưới đây, hành vi của chủ thể nào là phù hợp và hành vi của chủ thể nào là vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?

a. Ông M là công dân của nước N, do tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nước N nên ông đã xin tị nạn ở Đức và được nước này chấp nhận.

b. Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định: “Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới: Kích động hoặc phá hoại an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng; bắn súng qua biên giới; gây nổ, chặt phá và đốt cây trong vành đai biên giới; xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản, thuỷ sản trái phép và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh và sức khoẻ con người”. Ngày 30 - 11 - 2023, ông A (30 tuổi) là công dân Lào sống ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào đã lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Trường hợp a. Hành vi của nước Đức chấp nhận cho ông M cư trú chính trị ở nước mình là phù hợp với pháp luật quốc tế, vì theo quy định của Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 thì:

+ Quyền cư trú chính trị cần được trao cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất họ hoặc cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã.

+ Ông M tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc do chế độ thực dân để lại ở nước N nên ông thuộc trường hợp được phép cư trú chính trị theo quy định của Công ước trên.

- Trường hợp b. Hành vi lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam của ông A là vi phạm pháp luật quốc tế, vì trái với Điều 5 Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy nêu tên và chia sẻ những hiểu biết của mình về công ước quốc tế quan trọng nhất thường được các quốc gia viện dẫn khi có tranh chấp với nhau về lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia.

Xem đáp án » 27/06/2024 76

Câu 2:

Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thuỷ và vùng lãnh hải được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án » 27/06/2024 30

Câu 3:

Em hãy nêu các quy định của công pháp quốc tế về dân cư và lấy ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án » 27/06/2024 17

Câu 4:

Em hãy cho biết mỗi chủ thể trong các trường hợp dưới đây thuộc bộ phận nào của dân cư và xác định chế độ pháp lí có thể được áp dụng đối với mỗi chủ thể đó.

a. Bà E là doanh nhân của Nhật Bản và là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp do bà làm chủ chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Người lao động trong doanh nghiệp của bà có cả công dân Nhật Bản, công dân Việt Nam và người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta.

b. Ông P là nhân viên Đại sứ quán của Hàn Quốc ở Việt Nam và bà Q là nhân viên lãnh sự quán của Pháp tại Việt Nam.

Xem đáp án » 27/06/2024 17

Câu 5:

Trong trường hợp 1, việc nước V chấp nhận cho ông T cư trú chính trị là phủ hợp hay trái với quy định của pháp luật quốc tế? Vì sao?

Trường hợp 1. Ông T là công dân nước M, người tham gia đấu tranh rất tích cực để bảo vệ quyền lợi của những người lao động và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của nước ngoài nên đã bị chính quyền nước M trục xuất ra khỏi đất nước. Ông đến nước V xin cư trú chính trị và được nước này chấp thuận.

Xem đáp án » 27/06/2024 16

Câu 6:

Em hãy cho biết việc Việt Nam ban hành Luật Biên giới quốc gia và tham gia kí kết các văn bản pháp luật được nêu trong thông tin trên với các nước láng giềng là nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 27/06/2024 16

Câu 7:

Theo em, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp để đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước có phải là bảo hộ công dân không? Vì sao? Hãy lấy ví dụ cụ thể về một trường hợp bảo hộ công dân khác của Việt Nam.

Xem đáp án » 27/06/2024 15

Bình luận


Bình luận