Câu hỏi:
11/07/2024 1,820Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần tiến hành những bước nào.
- Cho biết các bước lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình bao gồm những nội dung gì.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1: Các bước lập và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình:
+ Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình;
+ Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình;
+ Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi;
+ Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên tỉ lệ phân chia các khoản chi;
+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch.
♦ Yêu cầu số 2:
- Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình
+ Giúp gia đình thiết lập mục tiêu tài chính cụ thể cho tương lai
+ Liệt kê tất cả các mục tiêu tài chính của gia đình, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, phân thành mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Lưu ý: Mục tiêu phải có tính cụ thể, khả thi, đo lường được và thời hạn hoàn thành. Cần - Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình
+ Giúp gia đình nắm rõ tình hình tài chính gia đình để làm cơ sở phân chia tỉ lệ chi tiêu và mục tiêu tài chính
+ Thống kê các khoản thu nhập của gia đình: Thu nhập chủ động là tiền lương. Thu nhập thụ động là tiền lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, tiền cổ tức,...
Lưu ý: Kiểm tra, xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì và tăng trưởng thu nhập
- Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi
+ Giúp mọi người hiểu được nhu cầu thiết yếu, không thiết yếu của gia đình và các thành viên
+ Liệt kê và ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu là khoản chi tiêu thường xuyên cho nhu cầu sống của gia đình như: ăn uống, điện, nước, đi lại, học phí,
+ Điều chỉnh và cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu là khoản chi cho các sản phẩm mong muốn khi có đủ thu nhập như: sản phẩm xa xỉ, giải trí,..
Lưu ý: Cần lắng nghe, phân tích và cân đối nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
- Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên về tỉ lệ phân chia các khoản chi
+ Giúp gia đình kiểm soát được các khoản chi mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đã đề ra
+ Tỉ lệ bao nhiêu cho chi tiêu thiết yếu, bao nhiêu cho không thiết yếu và các mục tiêu tài chính
+ Tỉ lệ 50% cho thiết yếu, 30% cho mục tiêu tài chính, 20% cho không thiết yếu.
Lưu ý: Ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu và mục tiêu tài chính.
- Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch
+ Giúp gia đình theo dõi được quá trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh hợp lí cho tương lai
+ Ghi chép chi tiết quá trình thu, chi; đánh giá; điều chỉnh kế hoạch thu, chi trong gia đình
Lưu ý: Thực hiện theo đúng kế hoạch; không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu trong cùng một thời điểm; điều chỉnh những điểm phát sinh hoặc chưa hợp lí; sử dụng các công cụ hỗ trợ để quản lí thu, chi trong gia đình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình và lấy ví dụ về một số thói quen chi tiêu tốt và chưa tốt.
- Nhận xét việc phân chia thu, chi gia đình trong trường hợp. Từ đó, đề xuất những phương pháp quản lí thu, chi trong gia đình.
Câu 2:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình và nêu ví dụ minh hoạ.
- Nêu vai trò của quản lí thu, chi đối với gia đình và các thành viên. Nêu ví dụ minh hoạ.
Câu 3:
Em hãy phân tích vai trò của việc quản lí thu, chi trong gia đình và cho ví dụ minh hoạ.
Câu 4:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết mục tiêu tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động gì.
- Diễn giải các mục tiêu tài chính trong gia đình và nêu ví dụ minh họa.
Câu 5:
Em hãy đánh giá mục tiêu tài chính của chủ thể trong các trường hợp sau:
a. Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lí. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa giữ được tài sản hiện có của anh.
b. Anh H dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm. Anh chi tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì.
Câu 6:
Em hãy thực hiện bài viết ngắn đánh giá thói quen chi tiêu của bản / thân và rút ra bài học.
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!