Câu hỏi:
11/07/2024 95Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết hành vi của anh H và anh B trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền sở hữu và giải thích.
- Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1:
- Trường hợp 1. Hành vi của anh B - chủ quán ăn, lấn chiếm khuôn viên bờ kè và lòng lề đường là vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của Nhà nước.
- Trường hợp 2. Hành vi của ông Q vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
♦ Yêu cầu số 2:
- Trường hợp 1. Hành vi chiếm dụng bờ kè, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán sẽ bị xử phạt phạm hành chính căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hoá và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
- Trường hợp 2.
+ Theo quy định của pháp luật, khi một người vô tình nhận được số tiền từ người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình, người nhận có trách nhiệm phải trả lại số tiền đó cho người đã chuyển nhầm. Việc không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị xem là hành vi chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp lí và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ về nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp này
+ Trong trường hợp chuyển khoản nhầm lẫn, anh Q - người nhận tiền, phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó cho người đã chuyển nhầm, theo quy định của pháp luật dân sự. Việc không tuân thủ nghĩa vụ này có thể đưa đến hậu quả pháp lí nghiêm trọng, bao gồm cả chế tài hành chính và hình sự.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy sưu tầm một câu chuyện về việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, sau đó, chia sẻ cho bạn bè cùng lớp.
Câu 2:
Em đồng tình với nhận định nào sau đây về quyền sở hữu của công dân?
a. Quyền sở hữu là một quyền tài sản của công dân.
b. Công dân có quyền sở hữu đối với các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thuộc phạm vi thửa đất do mình đứng tên.
c. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.
d. Các phát minh, các đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến khoa học kĩ thuật không phải là tài sản nên mọi người đều có thể sử dụng chung miễn phí.
e. Trong trường hợp cần thiết, vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, I mot cang tao Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của công dân.
Câu 3:
Chủ thể trong trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện sai quyền của mình? Vì sao?
Trường hợp. Là hàng xóm láng giềng thân thiết của nhau, ông A đã cho bà B vay 2 lượng vàng để bà bán đi lấy tiền hỗ trợ con trai xây dựng nhà mới. Thời hạn vay là 6 tháng (có giấy viết tay của bà B), con trai của bà B cũng biết mẹ mình vay 2 lượng vàng của ông A là để hỗ trợ cho mình. Ba tháng sau, trong một tai nạn giao thông, bà B đột ngột qua đời. Đến thời hạn trả nợ, ông A đã yêu cầu con trai bà B trả lại cho mình 2 lượng vàng đó. Nhưng con trai bà B không trả vì việc vay vàng là do mẹ anh vay chứ anh không vay. Mẹ anh đã mất nên anh không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.Câu 4:
Em hãy đánh giá hành vi của các chủ thể sau:
a. Anh H làm nghề tài xế taxi. Trong một lần sau khi trả khách, anh phát hiện trên ghế sau có chiếc túi bị bỏ quên, anh liền liên hệ và xác minh các thông tin để trao trả.
b. Anh P mượn xe máy của anh T đi chơi, không may bị xe khác đâm làm vỡ gương chiếu hậu. Anh P không sửa mà trả lại xe máy cho anh T trong tình trạng hư hỏng.
c. Trong quá trình đào ao, gia đình chị B phát hiện một chiếc bình cổ không rõ nguồn gốc, niên đại. Chị đã nộp lại chiếc bình này cho chính quyền địa phương.
Câu 5:
Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau và cho biết nếu là chủ thể đó, em sẽ làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
a. Anh D là nhân viên khách sạn. Trong một lần khi đang dọn phòng, anh phát hiện khách có để quên một chiếc đồng hồ. Anh đã không báo lại với quản lí mà đem giấu đi. Sau đó, anh D mang chiếc đồng hồ đến một tiệm cầm đồ để bán lấy tiền.
b. Chị S vay của anh N số tiền 500 triệu đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Một thời gian sau, kinh doanh không thành, bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ nên chị S đã bỏ trốn. Anh N đã đến nhà của bố mẹ chị S để đòi nợ. Anh đã đập phá đồ đạc và uy hiếp tinh thần bố mẹ chị S nếu không chịu trả nợ thay cho con gái.
Câu 6:
Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền, nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Câu 7:
Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau để bảo vệ quyền sở hữu và tôn trọng tài sản của người khác?
a. Khi em phát hiện bạn em có hành vi trộm cắp tài sản của người khác.
b. Một người bạn mượn xe đạp điện của chị em nhưng sau đó đi cầm cố để lấy tiền tiêu.
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!