Câu hỏi:
27/06/2024 85Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau có phù hợp với nguyên tắc của WTO hay không.
a. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đứng trước cơ hội lớn. Tận dụng quy chế miễn thuế nhập khẩu của WTO mặt hàng này của Việt Nam đã xâm nhập sâu vào các thị trường lớn như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh,.. đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
b. Thực hiện cam kết sau gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, kể từ ngày 15 - 9 - 2006 có tới trên 400 dòng thuế thuộc 117 nhóm mặt hàng nằm trong danh mục cắt giảm. Những mặt hàng điều chỉnh giảm thuế gồm hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, linh kiện ô tô, xe máy nguyên chiếc,... Trong đó, hàng điện tử, điện lạnh dân dụng giảm từ 50% xuống còn 30 - 40%. Xe máy nguyên chiếc giảm từ 100% xuống 90%.
c. Cho rằng Hàn Quốc đã có quy định gây phân biệt đối xử đối với sản phẩm thịt gà nhập khẩu nên Úc đã có yêu cầu tham vấn đối với Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc đã ban hành quy định chỉ cho phép phân phối sản phẩm thịt gà nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên biệt, áp dụng một số biện pháp khác nhằm hạn chế cơ hội tiếp cận khách hàng của hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, nước này còn quy định thịt gà nhập khẩu chỉ được phân phối tại một số của hàng nhất định và phải dán nhãn "sản phẩm nhập khẩu chuyên biệt".
d. Ngày 20 - 1, Canada ban hành Chương trình hỗ trợ sản phẩm sữa có tên "Chương trình sữa đặc biệt". Theo đó, các công ty sữa nội địa có tên trong danh sách sẽ được hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu thị trường và hỗ trợ về thuế. Điều này dẫn đến giá sản phẩm nội địa chênh lệch so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Cho rằng Canada đã có hành vi trợ cấp đối với sản phẩm nội địa, vi phạm nguyên tắc của WTO, New Zealand đã yêu cầu tham vấn đối với nước này.
e. Cộng đồng Châu Âu đã yêu cầu tham vấn đối với Argentina khi cho rằng các biện pháp mà nước này áp dụng với sản phẩm da bò và da thành phẩm nhập khẩu từ một số nước trong EU đã vi phạm nguyên tắc của WTO.Theo đó, Cộng đồng Châu Âu kiện việc Argentina đánh thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu da thành phẩm với thuế giá trị gia tăng 9% và thuế trước thu nhập 3% dựa trên giá trị nhập khẩu là vi phạm khoản 2, Điều 3 của GATT 1994, dù cho trước đó nước này đã có cam kết biểu thuế tối đa với loại sản phẩm này là 9%.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trường hợp a. Phù hợp với các nguyên tắc của WTO vì khi gia nhập, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với Việt Nam, tận dụng cơ hội này, Việt Nam đã đến được với các khách hàng ở những thị trường lớn và trở thành nước xuất khẩu cà phê, chè lớn trên thế giới.
- Trường hợp b. Phù hợp với các nguyên tắc của WTO vì gỡ bỏ hàng rào thuế quan là nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, bao gồm Việt Nam nhằm thực thi nguyên tắc tự do hoa thương mại, chống chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại.
- Trường hợp c. Hành vi của Hàn Quốc không phù hợp với các nguyên tắc của WTO, vì quy định về việc dán nhãn, phân phối chuyên biệt đối với sản phẩm thịt gà nhập khẩu đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và nội địa. Hành vi này vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, tạo ra sự cạnh tranh không công bằng trong thương mại.
- Trường hợp d. Hành vi của Canada đã vi phạm nguyên tắc của WTO vì việc tài trợ cho các công ty sữa nội địa làm cho giá thành sản phẩm của các công ty này giảm tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa sữa nhập khẩu và trong nước. Hành vi này vi phạm nguyên tắc cạnh tranh công bằng của WTO.
- Trường hợp e. Hành vi của Argentina đã vi phạm nguyên tắc của WTO vì việc đánh thuế hai lần dẫn đến biểu thuế của sản phẩm da thuộc nhập khẩu từ EU cao hơn 9% của biểu thuế cam kết vi phạm nguyên tắc tự do hoa thương mại, gián tiếp tạo ra sự bất bình đẳng giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy thực hiện một sơ đồ tư duy về các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế.
Câu 2:
Em đồng tình với nhận định nào sau đây về các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế?
a. Toà án Việt Nam được phép áp dụng quy định của pháp luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.
b. Trong mọi trường hợp, nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng phải được các bên tôn trọng thực hiện.
c. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng thương mại quốc tế có thể bị hạn chế bởi pháp luật quốc gia.
d. Hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết tại Việt Nam buộc phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật dân sự, thương mại của Việt Nam.
e. Các bên giao kết hợp đồng thương mại quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực trong cả quá trình đàm phán.
Câu 3:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết các quốc gia thành viên của WTO có thể thực hiện các cam kết gì để tăng cường cạnh tranh công bằng.
- Cho biết để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng, các quốc gia thành viên WTO cần phải làm những gì.
Câu 4:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng trong thương mại quốc tế là gì và nêu ví dụ minh hoạ.
- Cho biết nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng có thể bị hạn chế hay không và chủ thể nào có quyền hạn chế nguyên tắc này.
Câu 5:
Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau có phù hợp với nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế hay không.
a. Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm PN (Quốc tịch Việt Nam) có kí hợp đồng xuất khẩu gạo với đối tác Philippines là Công ty O. Số lượng theo thoả thuận là 500 tấn gạo với giá 900 USD/tấn, tuy nhiên do giá gạo trên thị trường quốc tế giảm mạnh nên Công ty O đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, từ chối nghĩa vụ nhận hàng.
b. Do hạn chế của hạn ngạch xuất khẩu, Công ty T (Quốc tịch Việt Nam) đã thực hiện hợp đồng uỷ thác cho Công ty Thương mại N (Quốc tịch Việt Nam) xuất khẩu 300 tấn bột ngọt trị giá 312 000 USD cho đối tác tại Singapore là Công ty Ng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Ng tự ý thay đổi thời gian giao hàng đã giao kết trong hợp đồng trước đó nên Công ty Thương mại N tuyên bố đối tác vi phạm hợp đồng.
c. Công ty U tại Philippines và Công ty thép D (có trụ sở tại Việt Nam) kí hợp đồng mua bán 6 000 tấn thép ngày 12 - 6 với giá trị hợp đồng 2 430 000 000 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép D không giao hàng theo đúng số lượng, thời hạn ghi trong Hợp đồng mua bán.
d. Ngày 7- 6, bên mua là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên PH (Quốc tịch Việt Nam) và bên bán là Công ty M (Quốc tịch Bờ Biển Ngà) kí hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế số FARCOM/RCN/INC/036/2011. Theo nội dung Hợp đồng mua bán, bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc Bờ Biển Ngà, số lượng là 1 000 tấn x 1 385,50 USD/tấn theo tiêu chuẩn chất lượng như sau: thu hồi số hạt tối đa là 205 hạt/kg, độ ẩm tối đa là 10%. Tuy nhiên, sau khi được giám định bởi VinaControl, tại thời điểm giao hàng, hạt điều không đạt chất lượng như cam kết trong hợp đồng.
e. Ngày 5 - 6, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại H (Quốc tịch Trung Quốc) kí hợp đồng mua bán hàng hoá là thuốc bảo vệ thực vật với Công ty trách nhiệm hữu hạn VP (Quốc tịch Việt Nam) theo hợp đồng mua bán số GE6-076/06-17, giá trị hợp đồng 40 400 USD. Sau khi kí kết hợp đồng, bên bán giao hàng theo quy định của hợp đồng. Mặc dù bên bán đã nhiều lần yêu cầu bên mua in Trai sand! thanh toán tiền, nhưng bên mua không thanh toán tiền mua hàng và còn chuyển nhượng công ty cho cá nhân, tổ chức khác để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, do vậy đã gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho bên bán.
Câu 6:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết nội dung của nguyên tắc thiện chí, trung thực là gì.
- Nêu nhận xét của em về việc làm của Công ty R trong trường hợp và giải thích.
Câu 7:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết tự do hoá thương mại được thể hiện thế nào trong trường hợp.
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!