Giải sgk Kinh tế pháp luật CTST Bài 15: Một số nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia

4 người thi tuần này 4.6 119 lượt thi 10 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 8:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Năm 2016, Chile khởi kiện Bolivia ra Toà Công lí quốc tế, yêu cầu Toà tuyên bố sông Silala là nguồn nước quốc tế, được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế và đồng thời, công nhận các quyền của nước này với tư cách là một quốc gia ven sông. Mặc dù trước đó, hai quốc gia đã thoả thuận sơ bộ về vấn đề cùng khai thác vùng nước này, tuy nhiên, do Bolivia đã mở một trại sản xuất giống cá hồi được cung cấp từ sông Silala, khiến Chile phản ứng bằng việc tuyên bố sông Silala này là một nguồn nước quốc tế. Theo phán quyết, Toà án Công lí quốc tế thừa nhận rằng các bên đã đạt được thoả thuận về bản chất của Silala như một nguồn nước quốc tế và cả hai đều đồng ý rằng sông này được điều chỉnh bởi tập quán quốc tế.

Theo em, sau khi được thừa nhận là vùng nước quốc tế, Chile có quyền khai thác nguồn nước đi với sông Sika không?

b. Nước M và nước K là hai quốc gia láng giềng có tranh chấp về đường biên giới trên bộ trong nhiều năm. Lực lượng chấp pháp của hai quốc gia thường xuyên có xung đột nhưng không xảy ra xung đột về vũ trang. Ngày 15 tháng 6, nước K đột ngột có hành vi bắn rocket vào sâu trong lãnh thổ nước M. Cho rằng đây là hành vi gây chiến, xâm phạm chủ quyền quốc gia nên nước M cũng có những động thái đáp trả tương tự.

Hành vi của nước K đã xâm phạm đến quyền đối với lãnh thổ của nước M như thế nào?

c. Mặc dù từ năm 1984, giữa tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào) đã hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa, nhưng nhân dân vùng biên vẫn còn quen với tập tục cũ, chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của quốc giới nên vẫn còn tình trạng xâm canh, xâm cư. Người dân Hủa Phăn phát rẫy canh tác đã xâm canh sang Thanh Hoá sáu điểm với tổng diện tích 41 ha. Người dân Thanh Hoá làm rẫy đã xâm canh sang địa phận Hủa Phăn ở một số điểm với tổng diện tích hơn 20 ha.

Theo em, hành vi xâm canh, xâm cư có vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ không? Vì sao?


Câu 9:

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

a. Ngày 5 - 6 - 1992, tại Kuala Lumpur, Việt Nam và Malaysia đã kí Văn bản thoả thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn, chính thức xác nhận toạ độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa. Trên thực tế, vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng biển chồng lấn trên thềm lục địa của hai nước rộng khoảng 2 800 km. Ngày 6 - 5 - 2009, Việt Nam và Malaysia đã phối hợp trình Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc. Việc kí kết thoả thuận giữa hai nước đã mở ra cơ hội hợp tác lâu dài, hoà bình tại khu vực mà cả hai nước đều có quyền chủ quyền.

Cho biết vì sao Việt Nam và Malaysia cần phải kí văn bản thoả thuận hợp tác cùng khai thác tại khu vực chồng lấn.

b. Quốc gia P xúc tiến việc lắp đặt một số công trình nhân tạo dưới đáy biển ở vị trí cách đường cơ sở của quốc gia M 150 hải l. Trong quá trình lắp đặt, các kĩ sư nhận thấy rằng cần phải cố định các công trình này bằng cách khoan 10 mũi vào đáy biển, họ đã gửi đề xuất này tới Chính phủ quốc gia P. Chính phủ nước này đã đồng ý, cho phép các kĩ sư thi công thăm dò và thực hiện việc khoan cố định 10 mũi vào lòng đất dưới đáy biển tại vị trí lắp đặt.

Em hãy cho biết việc nước P lắp đặt công trình nhân tạo và khoan cố định vào đáy biển có vi phạm quy định của pháp luật quốc tế không và giải thích.

c. Việt Nam là quốc gia ven biển luôn tuân thủ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về quyền qua lại không gây hại. Ngày 30 - 1, tàu M (mang quốc tịch nước Q) đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, sau khi đi vào khu vực này, tàu M đã tiến hành neo đậu, bốc dỡ hàng hoá sang một tàu biển khác.

Cho biết việc làm của tàu M có phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về quyền chủ quyền của quốc gia ven biển không và giải thích.


4.6

24 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%