Câu hỏi:
12/07/2024 185Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cách dựng ảnh một vật qua thấu kính hội tụ:
- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng 7,5 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự là 5 cm.
a) Sử dụng giấy kẻ ô và vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính theo tỉ lệ 1 cạnh của ô vuông tương ứng với 1 cm như Hình 10.6.
b) Xác định vị trí và đặc điểm của ảnh (Ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật).
Câu 2:
Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 2f.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ.
b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao của ảnh (h’) và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm (d’).
Câu 4:
1. Trả lời câu hỏi phần mở bài.
2. Nêu một số ứng dụng của kính lúp trong đời sống.
Câu 5:
Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Câu 6:
Tại sao người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc?
về câu hỏi!