Câu hỏi:

12/07/2024 330

Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 34 - 40

VIRUS CÚM A

Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người.

Có ba chi virus cúm, đó là cúm A, B và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh trong thời gian gần đây.

Các loại virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (N1-N11). Như vậy, theo lí thuyết có thể tạo ra khoảng 198 loại virus cúm A.

Hình 1. Cấu trúc của virus cúm A.

Gai H còn được gọi là nhân tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào. Kháng thể tương ứng với gai H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ. Gai N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc để virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào. Kháng thể tương ứng kháng nguyên N có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Khi các kháng nguyên trên bề mặt virus thay đổi sẽ tạo ra những biến chủng virus mới, có hai kiểu thay đổi kháng nguyên là: hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng nguyên.

- Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn genome hoán vị với nhau tạo ra chủng virus mới.

- Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): là quá trình đột biến ngẫu nhiên ở gen mã hóa hemagglutinin dẫn đến thay đổi một số loại axit amin trong protein hemagglutinin.

Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp; virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và đại thực bào. Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4 - 6 giờ, sau đó phát tán và lây nhiễm sang các tế bào và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong vòng 18 - 72 giờ. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Kéo thả đáp án chính xác vào chỗ trống

tuần hoàn, thần kinh, hô hấp

Khi cơ thể bị nhiễm virus cúm có thể dẫn đến suy _______ và tử vong.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án

Khi cơ thể bị nhiễm virus cúm có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Phương pháp giải

Đọc thông tin khái quát về virus cúm.

Lời giải

Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người.

Khi cơ thể bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Đáp án: hô hấp.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Virus cúm khi vào cơ thể sẽ không xâm nhiềm vào tế bào nào? 

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phương pháp giải

Đọc thông tin về sự lây nhiễm của virus cúm.

Lời giải

Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp; virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và đại thực bào.

Đáp án: B

Câu 3:

Vật chất di truyền của virus cúm A là: 

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phương pháp giải

Đọc thông tin của virus cúm và quan sát hình ảnh virus cúm A.

Lời giải

- Dựa vào thông tin đoạn đọc ta nhận thấy vật chất di truyền của virus cúm là ARN.

- Khi quan sát ảnh, ta thấy nucleocapsid của virus cúm A là sợi đơn.

-> Nên Vật chất di truyền của virus cúm A là: ARN sợi đơn.

Đáp án: B

Câu 4:

Các nhận định dưới đây đúng hay sai?

 

ĐÚNG

SAI

A. Trên bề mặt virus cúm có hai loại kháng nguyên là gai H và gai N.

   

B. Gai H khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ sẽ làm ngưng kết hồng cầu vật chủ.

   

C. Gai N làm giảm khả năng tự bảo vệ của đường hô hấp vật chủ.

   

D. Trong cơ thể người, không có kháng thể kháng các kháng nguyên virus cúm.

   

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

 

ĐÚNG

SAI

A. Trên bề mặt virus cúm có hai loại kháng nguyên là gai H và gai N.

X  

B. Gai H khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ sẽ làm ngưng kết hồng cầu vật chủ.

X  

C. Gai N làm giảm khả năng tự bảo vệ của đường hô hấp vật chủ.

X  

D. Trong cơ thể người, không có kháng thể kháng các kháng nguyên virus cúm.

  X

Phương pháp giải

Đọc thông tin đặc điểm của virus cúm.

Lời giải

Ý A đúng, các loại virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase).

Ý B đúng, gai H còn được gọi là nhân tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào.

Ý C đúng, gai N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, từ đó làm giảm khả năng lọc không khí của đường hô hấp.

Ý D sai, kháng thể tương ứng với gai H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ, kháng thể tương ứng gai N có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Đáp án: A, B, C đúng; D sai.

Câu 5:

Điền đáp án chính xác vào chỗ trống.

Các biến chủng virus cúm mới được hình thành khi các _______ trên bề mặt virus thay đổi.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án: "kháng nguyên"

Phương pháp giải

Đọc thông tin đặc điểm của virus cúm.

Lời giải

Khi các kháng nguyên trên bề mặt virus thay đổi sẽ tạo ra những biến chủng virus mới

Đáp án: kháng nguyên

Câu 6:

Kéo thả đáp án chính xác vào chỗ trống

antigenic shift, antigenic drift

Để nghiên cứu độc lực của một chủng virus cúm, người ta cho chủng đó lây nhiễm vào cơ thể vật chủ thí nghiệm. Sau một thời gian, người ta phát hiện trong cơ thể vật chủ thí nghiệm, người ta phát hiện một biến chủng virus cúm mới khác với chủng virus cúm ban đầu.Biến chủng virus cúm mới có thể được hình thành từ cơ chế _________.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Để nghiên cứu độc lực của một chủng virus cúm, người ta cho chủng đó lây nhiễm vào cơ thể vật chủ thí nghiệm. Sau một thời gian, người ta phát hiện trong cơ thể vật chủ thí nghiệm, người ta phát hiện một biến chủng virus cúm mới khác với chủng virus cúm ban đầu.Biến chủng virus cúm mới có thể được hình thành từ cơ chế antigenic drift.

Phương pháp giải

Đọc thông tin đặc điểm của virus cúm.

Lời giải

- Theo thông tin đề bài, ban đầu chỉ lây nhiễm vào cơ thể 1 chủng virus cúm nên không thể xảy ra quá trình hoán vị kháng nguyên (antigenic shift) (xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào).

- Biến chủng virus cúm mới có thể được hình thành từ cơ chế biến thể kháng nguyên (antigenic drift).

Đáp án: antigenic drift

Câu 7:

Nhận định dưới đây đúng hay sai?

Sau khoảng 5 giờ, kể từ sau khi virus xâm nhiễm vào cơ  thể, virus đã nhân lên, phát tán và lây nhiễm sang hầu hết các tế bào lân cận.

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phương pháp giải

Đọc thông tin về sự lây nhiễm của virus cúm.

Lời giải

Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4 - 6 giờ, sau đó phát tán và lây nhiễm sang các tế bào và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong vòng 18 - 72 giờ.

Do đó, sau khoảng 5 giờ, virus mới bắt đầu nhân lên trong tế bào xâm nhiễm.

Đáp án: Sai.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vectơ \(\vec a = \left( {2; - 2; - 4} \right)\); \(\vec b = \left( {1; - 1;1} \right)\). Mệnh đề nào dưới đây sai 

Xem đáp án » 31/10/2024 3,122

Câu 2:

Phần tư duy đọc hiểu

Từ đoạn số [1], cụ Kép nghĩ rằng mình không phù hợp để chơi hoa vì lí do nào sau đây?

Xem đáp án » 04/07/2024 2,747

Câu 3:

Công thức phân tử của hợp chất phenolphtalein là

Xem đáp án » 04/07/2024 1,153

Câu 4:

Gọi \(S\) là tập tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để phương trình \(2{x^3} - 3{x^2} = 2m + 1\) có đúng hai nghiệm phân biệt.

Số phần tử của \(S\) là _______

Xem đáp án » 31/10/2024 952

Câu 5:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

- Khi dịch hai khe lại gần màn chắn thì khoảng vân sẽ _______

- Khi giảm khoảng cách hai khe thì khoảng vân sẽ _______

Xem đáp án » 12/07/2024 675

Câu 6:

Mục đích chính của văn bản là gì?

Xem đáp án » 04/07/2024 588

Câu 7:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ (ảnh 1)

Hàm số \(g\left( x \right) = 2f\left( x \right) - {x^2}\) đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng sau đây?

Xem đáp án » 31/10/2024 530

Bình luận


Bình luận