Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 1)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 10
CÁCH THỨC GIÚP DOANH NGHIỆP GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS HIỆU QUẢ
[0] (TBTCO) - Thay đổi điều kiện bán và mua hàng sang giá CIF, thoả thuận với các hãng vận chuyển áp dụng chính sách ‘swap container’, kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập, sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan cùng với vận chuyển nội địa… là những cách thức được khuyến nghị để giảm chi phí logistics. Vì sao chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức cao?
[1] Giảm chi phí liên quan đến logistics là vấn đề đang được các ban ngành đặt ra nhằm giúp doanh nghiệp (DN) mau chóng phục hồi sau dịch. Tại Việt Nam, logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP 4-5%. Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á.
[2] Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung và với khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến các vấn đề như, cơ sở hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, trung tâm logistics; các DN logistics còn thiếu thông tin; thiếu liên kết, ứng dụng công nghệ lạc hậu... Đây là những hạn chế rất lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức rất cao, được xem là gánh nặng đối với DN.
[3] Trong khi đó, theo ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, tổng chiều dài các bến cảng container khu vực Cái Mép khoảng 5.470m, được chia thành 8 cảng. Các bến cảng được phân bổ rải rác và hầu hết đều hạn chế về chiều dài cầu tàu (trung bình 600m bến/cảng) trong khi kích cỡ tàu cập cảng ngày càng tăng, chiều dài tàu lên tới 400m nên tại mỗi thời điểm, mỗi cảng chỉ có thể tiếp nhận được một tàu mẹ.
[4] Nguyên nhân chính là hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế. Thêm một nguyên nhân quan trọng nữa là không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu xuất FOB và nhập CIF. Ngoài ra là hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.
[5] Do đó, để chuỗi cung ứng không bị đứt gãy ngay tại cảng biển, cần có cơ chế để liên kết khai thác và luân chuyển hàng hoá giữa các bến cảng trong khu vực Cái Mép - Thị Vải (cơ chế “cảng mở”), nhằm tối ưu hóa công suất khai thác và tận dụng tối đa cầu bến của nhau. Giải quyết được các hạn chế về cầu bến như hiện nay sẽ giảm chi phí logistics cho hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua khu vực này.
[6] Về phương thức vận chuyển, theo báo cáo của Bộ Công thương, đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, chiếm 72,93% tổng lượng hàng hoá được vận chuyển đứng thứ hai là đường thuỷ nội địa với 21,73%. Trong khi đó, đây là phương thức có phí vận chuyển cao hơn hẳn đường thuỷ. Nhiều giải pháp kéo giảm chi phí logistics hữu hiệu ‘‘DN cần tăng cường thay đổi phương thức vận tải nội địa từ đường bộ sang đường thuỷ nội địa. Để làm được điều này, cần đầu tư xây dựng các bến sà lan tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương’’ – ông Lộc khuyến nghị.
[7] Theo Tiến sĩ KC Chang - chuyên gia thủ tục hải quan kiêm pháp chế thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc GEODIS Logistics, khi nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, DN phải tuân thủ quy định của mọi pháp luật đặc biệt có thể áp dụng đối với hàng hoá; tìm hiểu kỹ các quy định về đóng gói và dán nhãn tại Hoa Kỳ trước khi xuất khẩu; phải xin giấy phép nhập khẩu để được nhập khẩu các mặt hàng được kiểm soát… Do đó, nên sử dụng nhà cung cấp dịch vụ hải quan có giấy phép và đủ trình độ để vận chuyển hàng hoá nhằm tiết giảm chi phí.
[8] Chia sẻ về cách thức giảm chi phí logistics, các chuyên gia tại Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022 vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, DN XNK nên thay đổi điều kiện bán hàng, mua hàng sang giá CIF thay vì FOB nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nguồn cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển.
[9] DN cũng nên thoả thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách ‘swap container’ (mô hình sử dụng hiệu quả container) hàng xuất – nhập nhằm giảm thiểu chi phí vận tải khi mà giá dầu liên tục biến động tăng do ảnh hưởng cuộc chiến tranh Nga – Ucraina; kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập thu theo định mức tiêu chuẩn tránh thu phí tràn lan.
[10] Đồng thời, nên tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan cùng với vận chuyển nội địa. Nếu DN xuất nhập khẩu sử dụng tích hợp các dịch vụ sẽ tiết kiệm chi phí logistics từ 500.000 đồng/container so với việc sử dụng dịch vụ đơn lẻ.
Nguồn: Tác giả Đỗ Doãn, Thời báo Tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam, đăng ngày 04/01/2023
Đoạn văn 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20:
Cái chết của con Mực
[1] Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.
[2] Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại.
[3] Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đứng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy oà ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người.
[4] Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? À, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?… Trông nó già đi tệ!…
[5] Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ươn ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà mơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng.
[6] Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa.
[7] Sáng hôm sau lúc ăn cơm chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi mắt nhìn nghiêng như những người giả trá. Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó miếng cơm chung một bát. Nhưng mà không thể được: dịu dàng quá là yếu tâm hồn, và ai hiểu được rằng mình lại có thể yêu thương một con chó bẩn ghê gớm như thế được?
[8] Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?
[9] Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa. Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được.
[10] Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.
– Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!
[11] Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.
Du nghẹn ngào nén khóc…
(Trích Cái chết của con mực, Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 21 - 27
Một nhóm sinh viên đã tiến hành một số thí nghiệm bằng cách sử dụng nhiều dụng cụ nấu chống dính, cân lò xo và một số vật có trọng lượng khác nhau. Mục tiêu của họ là xác định nhãn hiệu sản phẩm dụng cụ nấu nướng nào có bề mặt chống dính tốt nhất bằng cách đo hệ số ma sát nghỉ, đây là thước đo khả năng chống chuyển động của một vật đứng yên.
Thí nghiệm 1
Một học sinh nối một cân lò xo với một quả nặng đặt bên trong một dụng cụ nấu chống dính như trong Hình 1.
Các sinh viên đã lên kế hoạch tính toán hệ số ma sát nghỉ bằng cách xác định lực cần thiết để làm một vật chuyển động từ trạng thái nghỉ. Trong quá trình thí nghiệm, một sinh viên cố định dụng cụ nấu chống dính, trong khi sinh viên kia gắn một vật bằng thép nhẵn, có trọng lượng vào cân lò xo và đặt trên bề mặt chống dính. Học sinh kéo lò xo cho đến khi vật bắt đầu chuyển động. Học sinh thứ ba ghi lại lực tính bằng niutơn, N, được biểu thị trên thang lò xo tại thời điểm vật bắt đầu chuyển động trên bề mặt không dính.
Quy trình này được lặp lại cho 3 nhãn hiệu dụng cụ nấu nướng khác nhau; mỗi nhãn hiệu dụng cụ nấu nướng đã được thử nghiệm với các vật có trọng lượng khác nhau. Hệ số ma sát nghỉ được tính bằng cách chia lực trung bình cần thiết để di chuyển vật thể cho trọng lượng của nó (khối lượng × g, hằng số hấp dẫn). Các kết quả được thể hiện trong Bảng 1.
Thí nghiệm 2
Các sinh viên đã thực hiện một thí nghiệm tương tự như Thí nghiệm 1, tuy nhiên, lần này các bạn sẽ xịt một lớp dầu nên bề mặt chiếc chảo trước khi đặt vật nặng lên đó. Các kết quả được thể hiện trong Bảng 2.
Đoạn văn 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 28 - 34
Điện có thể được định nghĩa là sự chuyển động của các điện tử. Ba trong số các khái niệm quan trọng nhất cần hiểu để điều khiển điện thực hiện công việc là điện áp (điện thế), dòng điện và điện trở.
Điện áp (đo bằng vôn (V)) mô tả lượng thế năng giữa hai điểm trên một mạch điện và được tạo ra bởi sự chênh lệch điện tích giữa hai điểm đó.
Dòng điện (được đo bằng Ampe (A)) là tốc độ mà các electron chạy qua một mạch điện. Tốc độ của một ampe tương đương với 1 coulomb (đơn vị điện tích tiêu chuẩn) mỗi giây.
Điện trở (được đo bằng ôm (Ω)) là phép đo mức độ vật liệu chống lại dòng điện chạy qua vật liệu. Vật liệu có điện trở cao được gọi là chất cách điện, trong khi vật liệu có điện trở thấp được gọi là chất dẫn điện. Các sinh viên trong một khóa học vật lý đã tiến hành một số thí nghiệm để điều tra mối quan hệ giữa ba tính chất điện này.
Thí nghiệm 1
Học sinh được cung cấp nhiều loại pin, điện trở và ampe kế , cùng với dây điện và đầu nối. Học sinh xây dựng mạch điện dựa trên sơ đồ mạch điện bên dưới và đo cường độ dòng điện trong mỗi mạch. Bảng 1 cho thấy kết quả của họ.
Thí nghiệm 2
Để nghiên cứu sâu hơn về tính chất của điện trở, học sinh đã thay thế điện trở trong mạch của mình bằng các cuộn dây niken có độ dài khác nhau. Học sinh dùng một nguồn điện biến đổi để điều chỉnh hiệu điện thế cho đến khi cường độ dòng điện bằng 1 A. Sau đó, sau đó sử dụng mối liên hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở đã xác định ở Thí nghiệm 1 để tính điện trở của cuộn dây. Kết quả của họ được biểu thị trong Hình 2.
Thí nghiệm 3
Học sinh lặp lại quy trình từ Thí nghiệm 2 bằng cách sử dụng cuộn dây dài 1 mét bằng nhiều loại kim loại khác. Kết quả của họ được đưa ra trong Bảng 2.
Bảng 2 |
|
Kim loại |
Điện trở (Ω) |
Đồng |
0,0214 |
Vonfram |
0,0672 |
Nhôm |
0,0388 |
Câu 34:
Cho điện trở suất của đồng là ρ = 1,68.10−8 (Ω.m). Dây đồng trong thí nghiệm 3 sẽ có tiết diện là :
Cho điện trở suất của đồng là ρ = 1,68.10−8 (Ω.m). Dây đồng trong thí nghiệm 3 sẽ có tiết diện là :
Đoạn văn 5
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 35 - 40
Các hạt siêu nhỏ được tạo ra bằng cách khuấy mạnh các thành phần cấu thành của hạt trong dung dịch. Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với 4 thành phần khác nhau: Thành phần A, B, C, D. Tất cả các thí nghiệm này được xem xét dưới điều kiện tương tự nhau, sử dụng thời gian khuấy khác nhau. Kích thước trung bình của hạt tổng hợp được được cung cấp cho bảng sau:
Thời gian khuấy (giấy) |
5 |
10 |
20 |
30 |
60 |
Kích thước hạt trung bình thành phần A (nm) |
80,1 |
72,8 |
63,1 |
63,0 |
63,2 |
Kích thước hạt trung bình thành phần B (nm) |
59,7 |
50,1 |
47,4 |
47,6 |
47,5 |
Kích thước hạt trung bình thành phần C (nm) |
75,2 |
61,6 |
56,8 |
56,9 |
56,7 |
Kích thước hạt trung bình thành phần D (nm) |
45,8 |
36,2 |
31,3 |
31,3 |
31,4 |
Đoạn văn 6
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 41 - 46
Có hai loại lực xảy ra với tất cả các chất trên Trái đất. Lực nội phân tử xảy ra giữa các nguyên tử trong phân tử, trong khi lực liên phân tử xảy ra giữa các phân tử lân cận. Các lực liên phân tử có thể là lực lưỡng cực-lưỡng cực, liên kết hydrogen hoặc lực phân tán London.
Giáo sư 1:
Các phân tử nước là một ví dụ về liên kết hydrogen do lực hút giữa các nguyên tử hydrogen và các nguyên tử oxygen trong phân tử. Lưỡng cực-lưỡng cực mạnh này xảy ra do các cặp electron độc thân có trên các nguyên tử như Flo, Nitơ và Oxy, có khả năng ghép cặp chặt chẽ hơn với nguyên tử hydro trong một phân tử khác gần đó. Nước có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí trên Trái đất tùy thuộc vào sự cạnh tranh giữa độ bền của liên kết giữa các phân tử và năng lượng nhiệt của hệ thống. Năm 1873, một nhà khoa học người Hà Lan, Van der Waals, đã đưa ra một phương trình bao gồm cả lực hút giữa các phân tử khí và thể tích của các phân tử ở áp suất cao. Phương trình này dẫn đến dữ liệu thực nghiệm phù hợp hơn so với Định luật khí lý tưởng.
Giáo sư 2:
Nước là chất duy nhất trên Trái đất mà chúng ta thường gặp ở dạng rắn, lỏng và khí. Ở nhiệt độ thấp, các phân tử nước khóa chặt vào một cấu trúc cứng nhắc, nhưng khi nhiệt độ tăng lên, động năng trung bình của các phân tử nước tăng lên và các phân tử có thể di chuyển nhiều hơn để tạo ra các trạng thái tự nhiên khác của vật chất. Nhiệt độ càng cao thì khả năng nước ở thể khí càng cao. Nước là bằng chứng của lý thuyết động học, giả định rằng không có lực hấp dẫn giữa các hạt của trạng thái khí. Dữ liệu thí nghiệm phù hợp nhất liên quan đến nước ở dạng khí được tìm thấy bằng cách sử dụng Định luật khí lý tưởng, vì không có tương tác giữa các phân tử khí. Định luật này giải thích cho tất cả các lực xảy ra với các chất khí trên Trái đất.
Đoạn văn 7
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 47 - 53
Các sinh viên muốn kiểm tra ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của chuột lang. Hai thí nghiệm đã được tiến hành bằng cách sử dụng các loại thức ăn và bổ sung vitamin khác nhau. Đối với cả hai thí nghiệm, bốn nhóm gồm 10 con chuột lang, mỗi nhóm được cho ăn một loại thức ăn khác nhau trong khoảng thời gian 8 tuần. Mỗi nhóm nhận được một lượng thức ăn như nhau và được cung cấp nước hàng ngày. Chuột lang được đo chiều dài và cân nặng hàng tuần. Chuột lang trong mỗi nhóm có trọng lượng ban đầu trung bình là 50 gram (g) và chiều dài ban đầu trung bình là 20 cm (cm).
Thí nghiệm 1
Nhóm 1: thức ăn giàu protein (P).
Nhóm 2: thức ăn làm từ ngũ cốc và có bổ sung vitamin (Q).
Nhóm 3 (nhóm đối chứng): thức ăn làm từ ngũ cốc không có chất bổ sung (R).
Nhóm 4: thức ăn làm từ ngũ cốc không bổ sung thêm trái cây và rau (S).
Thí nghiệm 2
Nhóm 5: thức ăn giàu protein cộng với trái cây và rau quả (V).
Nhóm 6: thức ăn làm từ ngũ cốc, có bổ sung vitamin cộng với trái cây và rau (W).
Nhóm 7 (nhóm đối chứng): thức ăn làm từ ngũ cốc không có chất bổ sung (X).
Nhóm 8: thức ăn làm từ ngũ cốc không bổ sung thêm trái cây (Y).
Đoạn văn 8
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 54 - 60
Một nhà khoa học đã thử nghiệm khả năng tiêu diệt vi khuẩn kháng penicillin của 5 loại thuốc.
Thí nghiệm 1
Số lượng vi khuẩn kháng penicillin bằng nhau được đưa vào các bình chứa 10,0 ml môi trường dinh dưỡng. Các bình được ủ trong 1 giờ ở 37 độ C cùng với các nồng độ khác nhau của 5 loại thuốc được trình bày trong Bảng 1. Bình đối chứng bao gồm các vi khuẩn được ủ trong môi trường không có bất kỳ loại thuốc nào. Sau đó, vi khuẩn được rửa sạch để loại bỏ vết thuốc còn sót lại và nuôi cấy trên đĩa thạch dinh dưỡng trong 7 ngày. Trong thời gian này, vi khuẩn sinh sản, tạo thành các khuẩn lạc, sau đó được đếm vào cuối ngày thứ bảy. Các đĩa có nhiều khuẩn lạc hơn được cho là có nhiều vi khuẩn sống hơn vào cuối thời gian ủ 1 giờ. Bảng 1 cho thấy số lượng khuẩn lạc được đếm. Kiểm soát không có thuốc cho thấy 50 khuẩn lạc vào cuối 7 ngày.
Thí nghiệm 2
Vi khuẩn được xử lý như mô tả trong thí nghiệm 1 nhưng ở thí nghiệm 2 tất cả các loại thuốc được dùng ở cùng một nồng độ và thời gian ủ của mỗi lần nuôi cấy là khác nhau. Bảng 2 cho thấy số lượng khuẩn lạc được đếm cho thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 3
Các hệ số thấm đo khả năng của thuốc xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn. Hệ số thấm càng lớn thì khả năng vận chuyển thuốc qua màng càng nhanh. Khối lượng phân tử, tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử (amu) và hệ số thấm tính bằng centimet trên giây (cm/s) của 5 loại thuốc ở 37 độ C đã được đo. Các kết quả được thể hiện trong Bảng 3.
Câu 90:
Phương trình \(\frac{{4{{\cos }^2}x + 2\sin x - 5}}{{\tan x + \sqrt 3 }} = 0\) có bao nhiêu nghiệm?
Câu 95:
Tìm \(n \in {N^*}\) để: \({n^{2003}} + {n^{2002}} + 1\) là số nguyên tố.
Giá trị của n là ....
Tìm \(n \in {N^*}\) để: \({n^{2003}} + {n^{2002}} + 1\) là số nguyên tố.
Giá trị của n là ....
114 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%