Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 23)
172 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút
Text 1:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
MAKE IN VIET NAM: NIỀM CẢM HỨNG CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ
[1] Chương trình hành động và khẩu hiệu “Make in Viet Nam” xuất hiện đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số và nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu. Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão, ở tất cả các lĩnh vực: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; đặc biệt, các doanh nghiệp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) được đặt vào vai trò trung tâm, được giao sứ mệnh đưa Việt Nam bứt phá với nền kinh tế số giữ vai trò chủ đạo, phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển (trước năm 2045), top 20 nền kinh tế thế giới (trước năm 2039).
[2] Qua 4 năm triển khai, không chạy theo các khẩu hiệu sáo rỗng, “Make in Viet Nam” đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định rõ nội hàm khái niệm cho các sản phẩm công nghệ số phải hướng tới là: “Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam năm 2020: Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng. Do đó, “Make in Viet Nam” đã không dừng lại ở khẩu hiệu mà thể hiện bằng chính số lượng doanh nghiệp số, sản phẩm/ ứng dụng số Make in Viet Nam lần lượt ra đời.
[3] Nhìn lại 4 năm kể từ khi “Make in Viet Nam” ra đời, số lượng doanh nghiệp số Việt Nam đã tăng trưởng cả về lượng và chất. Cụ thể, năm 2019, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đạt 112,350 tỷ USD, doanh thu công nghiệp công nghệ số đã cán mốc hơn 124 tỷ USD, với hơn 60.000 doanh nghiệp số. Bước sang năm 2021, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 136 tỷ USD, tăng hơn 11,4 tỷ USD so với năm 2020, bất chấp các ngành kinh tế khác gặp khó do Covid-19. Riêng năm 2022, doanh thu toàn ngành ICT ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tính đến tháng 12/2022 đạt trên 70.000. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá: Từ khi phát động với khoảng 45.000 doanh nghiệp ICT ban đầu, đến nay, con số doanh nghiệp đã là trên 70.000. Đặc biệt, năm 2020, chỉ sau một năm phát động phong trào, đã có hơn 13.000 doanh nghiệp số mới ra đời. Chính phong trào “Make in Viet Nam” đã tạo ra năng lượng vô hạn cho cộng đồng doanh nghiệp, truyền cảm hứng cho toàn xã hội.
[4] Với tốc độ phát triển của ngành ICT nói chung, doanh nghiệp công nghệ số nói riêng, mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Nghị quyết số 52/2019 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ đang dần trở thành hiện thực. “Những nhà quản lí đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam, nhất là khi có một ngọn cờ đúng đắn được giương cao. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 hoàn toàn có thể đạt được trước năm 2025”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tự tin nói. Thực tế phong trào “Make in” (sản xuất trong nước) đã được nhiều nước đi trước Việt Nam triển khai thành công, trong đó có 2 đại cường châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
[5] Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ khởi xướng chính sách “Make in India” với hy vọng biến nước này trở thành công xưởng thứ 2 của thế giới sau Trung Quốc. Ngay lập tức, chương trình “Make in India” đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI, trong đó có cả các nhà đầu tư đến từ đối thủ Trung Quốc (năm 2015, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ tăng gấp sáu lần so với năm 2014, với số tiền 870 triệu USD). Trước đó, từ thập niên 1980, Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng vươn lên trở thành công xưởng của thế giới ở nhiều lĩnh vực. Riêng lĩnh vực công nghệ số, từ thập niên 1990, nước này dồn lực mạnh mẽ cho 3 mảng: Công nghiệp công nghệ số, hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc phòng. Dù nội hàm vẫn là sản xuất trong nước nhưng Trung Quốc không dùng khái niệm “Make in” mà chọn khái niệm “Made in”. Thậm chí, từ năm 2013, hàng hóa nước này xuất khẩu đều dùng song song 2 thương hiệu cho từng thị trường là: Made in China và Made in PRC (People’s Republic of China - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
[6] “Make in Viet Nam” đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, trở thành nguồn cảm hứng cho mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, hùng cường và thịnh vượng. Và trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, bên cạnh việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, sứ mệnh trở thành một trụ cột gánh vác nền kinh tế đang được Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông giao trực tiếp cho cộng đồng các doanh nghiệp số Việt Nam.
(Theo Việt Hoàng, https://ictnews.vietnamnet.vn/, đăng ngày 27/01/2023)
Text 2:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
[0] Có nhiều lí do để lo ngại bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại liên quan đến chất lượng cuộc sống như giáo dục, y tế, việc làm và trả công lao động. Trên quan điểm về phúc lợi và sự bình đẳng, bất bình đẳng giới trở thành vấn đề nan giải, làm suy giảm lợi ích và là một dạng bất công trong xã hội.
[1] Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối đối ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong thời kì 2000 – 2012 đạt 7,1%, Việt Nam đang dần chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Vậy nên, bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định.
[2] Theo nghiên cứu của Dollar và Gatti (1999), vấn đề bất bình đẳng giới làm giảm chất lượng trung bình của nguồn nhân lực trong xã hội và có tác động xấu tới phát triển kinh tế do nó làm hạn chế nguồn chất xám cho giáo dục. Liên quan đến cạnh tranh quốc tế, nhiều nước Đông Á có thể cạnh tranh trên thị trường thông qua việc sử dụng lao động nữ trong các ngành sản xuất theo hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: việc làm và thu nhập làm tăng khả năng, vai trò và tầm quan trọng của họ trong cuộc sống gia đình. Sự khác biệt trong hành vi tiết kiệm giữa nam và nữ, nữ giới có xu hướng đầu tư cao hơn trong y tế và giáo dục cho con cái, tăng vốn nhân lực cho thế hệ tiếp theo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
[3] Liên quan tới vấn đề quản trị, lao động nữ dường như ít bị cuốn vào tham nhũng và có tư tưởng “gia đình trị” hơn nam giới, và từ đó, có thể đưa ra giả thuyết rằng khi nữ giới giữ chức vụ cao hơn nam giới thì sẽ có lợi hơn cho hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, bất bình đẳng giới còn liên quan tới vấn đề thu nhập của lao động, khoảng cách đó khiến lực lượng lao động nữ giảm xuống, khả năng sinh sản tăng lên, tăng trưởng kinh tế thấp hơn thông qua sự tham gia của thị trường lao động và tác động nhân khẩu học. Tuy có một số mô hình kinh tế khác chỉ ra rằng: chênh lệch trong thu nhập tạo nên tính cạnh tranh và từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế của Quốc gia, nhưng chúng ta cần lưu tâm tới vấn đề tăng trưởng tức thời và sự phát triển bền vững, lâu dài.
[4] Rất khó để nhìn nhận những vấn đề liên quan tới khoảng cách giới trong giáo dục, việc làm và tiền lương nhưng tựu chung, các mô hình đều chỉ ra rằng khoảng cách ở khía cạnh này sẽ dẫn tới khoảng cách giới ở một khía cạnh, lĩnh vực khác như một hệ quả kéo theo. Có thể lấy một ví dụ cho quy luật này: Khi tồn tại những rào cản lớn trong công việc của nữ giới hoặc các khoảng cách thu nhập thì những bậc phụ huynh có xu hướng quyết định rằng giáo dục đối với trẻ em gái không sinh lợi, do đó, có thể dẫn tới việc giảm nhu cầu đối với giáo dục cho nữ giới và dẫn tới khoảng cách về giới trong giáo dục.
[5] Nghiên cứu về vấn đề này, Klasen (1999) chỉ ra rằng sự gia tăng lực lượng lao động nữ trong khu vực chính thức gắn liền với mức tăng trưởng cao; mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới vấn đề chênh lệch giáo dục, mức sinh sản thấp hơn và tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn những thế hệ sau. Tóm lại, cả lí thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đều đi đến sự nhìn nhận về việc khoảng cách giới trong giáo dục và việc làm có thể giảm hiệu quả kinh tế.
[6] Tuy chưa có nhiều bằng chứng xác thực hay những công trình nghiên cứu vĩ mô chỉ ra rằng khoảng cách giới trong giáo dục tại Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng yêu cầu về việc cải thiện vai trò của phụ nữ không nên chỉ nhìn nhận đơn thuần là sự tăng số lượng hay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào tiến trình phát triển mà còn đòi hỏi phải chú ý tới chất lượng lao động. Những định kiến xã hội liên quan tới giới là yếu tố quan trọng quyết định thị trường cung cầu lao động trong một nền kinh tế; vấn đề này dẫn đến việc bỏ qua một số lao động đủ năng lực hoặc thậm chí năng lực tốt chỉ vì giới tính của họ, dẫn đến giảm năng suất của doanh nghiệp hay tổ chức đồng thời, ảnh hưởng đến năng suất của các nền kinh tế. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để tạo nên nhận thức đầy đủ cho người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề này.
(Theo Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội – số 36/Quý III – 2013)
Text 3:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:
Staphylococcus aureus (S. Aureus) là một chủng vi khuẩn được tìm thấy trên da của người khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, chúng lại sinh trưởng mạnh mẽ và có khả năng gây bệnh và truyền bệnh thông qua thực phẩm, đặc biệt là ở thịt đã qua xử lý, hoặc được nấu chín. Cần phải xác định các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các loài vi khuẩn gây bệnh này và áp dụng kiến thức đó trong các giai đoạn sơ chế và xử lí thực phẩm. Hai nhóm sinh viên tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho S. Aureus. Trong mỗi nhóm, vi khuẩn được cấy vào các môi trường dinh dưỡng khác nhau và phát triển trong một khoảng thời gian.
Máy đo quang phổ được sử dụng để phân tích sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường chất lỏng, biết rằng độ đục càng tăng thì lượng vi khuẩn phát triển càng mạnh và giá trị đo được càng lớn.
Nhóm 1
Các sinh viên thực hiện thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của S. Aureus trong môi trường giàu dinh dưỡng hay không. Họ cho chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng có độ pH là 6 ở các nhiệt độ sau: 3℃, 20℃, 37℃, 45℃ và 60℃. Các giá trị đo từ máy đo quang phổ được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Nuôi cấy chủng vi khuẩn ở các nhiệt độ và thời gian khác nhau
Nhóm 2
Các sinh viên thực hiện thí nghiệm nhằm xác định sự ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của S. aureus. Họ cho chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng ở nhiệt độ 37℃ và độ pH lần lượt là 3, 5, 6, 7 và 9. Các giá trị đo từ máy đo quang phổ được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Nuôi cấy chủng vi khuẩn ở độ pH và thời gian khác nhau
Text 4:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 33:
Thuyết động học phân tử đem đến những hiểu biết mới về chuyển động của các phân tử trong chất lỏng. Nó đã chỉ ra rằng: các phân tử chuyển động liên tục và va chạm với nhau. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử càng tăng và động năng của các phân tử càng lớn. Hình dưới đây mô tả sự phân bố động năng của các phân tử trong hai mẫu nước có cùng thể tích ở các nhiệt độ (T) khác nhau.
Các phân tử vật chất luôn luôn tương tác (hút và đẩy) lẫn nhau. Nước có thể tích xác định là do lực tương tác giữa các phân tử nước là lực hút. Khi nhiệt độ trong nước tăng đến một giá trị xác định sẽ làm suy giảm lực hút này dẫn đến một số phân tử sẽ bay hơi và thoát khỏi nước dưới dạng khí. Năng lượng kích hoạt (Ea) là năng lượng tối thiểu cần thiết để các phân tử phá vỡ liên kết và trải qua quá trình chuyển pha.
Text 5:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 39:
Quang hợp là quá trình thực vật, tảo và vi khuẩn lam chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học. Diệp lục là sắc tố được các sinh vật tự dưỡng sử dụng để hấp thụ các bước sóng khác nhau của ánh sáng khả kiến từ mặt trời để sử dụng cho quá trình quang hợp. Có nhiều loại sắc tố quang hợp, chúng có các cấu tạo đặc biệt để hấp thụ được nhiều phạm vi khác nhau của quang phổ ánh sáng khả kiến và phản xạ các phạm vi còn lại. Phổ hấp thụ của chất diệp lục và các sắc tố phụ có thể thu được thông qua phép đo quang phổ và được sử dụng trong các phân tích về sự phát triển của thực vật, nhằm xác định sự phong phú của các sinh vật quang hợp trong nước ngọt hoặc nước mặn và đánh giá chất lượng nước.
Số liệu trong hình và bảng dưới đây được thu thập bởi các nhóm sinh viên khi đo phổ hấp thụ của ba sắc tố quang hợp thường gặp.
Hình 1. Mức độ hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp
Bảng 1 |
|
Màu |
Bước sóng |
Đỏ |
620 – 750 nm |
Cam |
590 – 620 nm |
Vàng |
570 – 590 nm |
Lục |
495 – 570 nm |
Lam |
450 – 495 nm |
Tím |
380 – 450 nm |
Text 6:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46:
Salbutamol (C13H21NO3) là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao. Trong dược phẩm salbutamol được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn. Bên cạnh tác dụng chính dùng trong y học, salbutamol còn bị lạm dụng làm chất tạo nạc trong chăn nuôi hoặc sử dụng làm doping trong thi đấu thể thao. Trong thi đấu thể thao vận động viên sử dụng salbutamol với liều vượt quá 20 μg/kg trong vòng 24 h được coi là sử dụng không phải mục đích điều trị bệnh (Tổ chức phòng chống Doping thế giới, WADA). Salbutamol có công thức cấu tạo như sau:
Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa cấu tạo phân tử và hoạt tính sinh học của một hợp chất hữu cơ. Sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm chức và bộ khung cacbon của hợp chất sẽ quyết định hoạt tính sinh học của hợp chất đó (Studies in organic chemistry Vol. 51, Elsevier, 1996).
Salbutamol có cấu tạo gồm một vòng benzen bị thế ở ba vị trí và có các loại nhóm chức với những tính chất hoá học đặc trưng như sau: 2 nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no (nhóm chức -OH ancol) và 1 nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen (nhóm chức -OH phenol). Sự khác biệt của hai loại nhóm chức này đó là nhóm -OH phenol có lực axit mạnh hơn nhóm -OH ancol, chúng đều có phản ứng với Na cho sản phẩm là natri ancolat và natri phenolat, nhưng phenol còn có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH còn ancol không có phản ứng này. Một tính chất khác biệt nữa đó là nhóm -OH ancol có khả năng bị thay thế bởi nguyên tử brom khi cho tác dụng với axit HBr mà nhóm -OH phenol không có tính chất này. Ngoài ra, cấu tạo của salbutamol còn có một nhóm amin bậc 2 (R-NH-R' trong đó R và R' là gốc hydrocacbon) mang tính chất hoá học của một bazơ, có khả năng tạo muối RNH2+R ′ Br− khi cho tác dụng với axit HBr.
Text 7:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53:
pH là chỉ số để đo độ hoạt động của ion H+ trong dung dịch. Trong dung dịch loãng, giá trị pH được tính theo công thức:
pH = - lg[H+]
Trong đó, [H+] là nồng độ cân bằng của ion H+ trong dung dịch. Giá trị của pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14 và cho biết môi trường của dung dịch, cụ thể: pH < 7 là dung dịch có môi trường acid; pH = 7 là dung dịch có môi trường trung tính và pH > 7 là dung dịch có môi trường base.
Chỉ thị acid – base là những chất có màu sắc biển đổi theo giá trị của pH trong các dung dịch. Nước bắp cải tím có chứa hợp chất anthocyanin là một loại chỉ thị acid-base tự nhiên. Bảng màu của dung dịch nước bắp cải tím được thể hiện trong hình dưới đây.
Một người sử dụng nước bắp cải tím để xác định pH của một số dung dịch thường dùng trong gia đình như sau:
- Pha chế nước bắp cải tím: Cắt nhỏ 100 gam bắp cải tím cho vào nồi, thêm 2 lít nước lọc và đun sôi trong 30 phút. Để nguội hỗn hợp và chắt lấy phần nước trong.
- Lấy 40 mL mỗi mẫu dịch lỏng muốn xác định pH cho vào 6 cốc thủy tinh 100 mL. Các mẫu dịch lỏng gồm: giấm ăn, nước tinh khiết, nước hòa tan baking soda, sữa, nước sprite, nước lau bếp. Dán nhãn cho các cốc theo tên mẫu dịch muốn xác định pH.
- Thêm 2 mL nước bắp cải tím vào mỗi cốc, lắc nhẹ để trộn đều dung dịch và quan sát màu sắc của các dung dịch.
Kết quả được ghi lại trong bảng dưới đây:
STT |
Mẫu dịch lỏng |
Màu sắc |
1 |
Giấm ăn |
Đỏ |
2 |
Nước tinh khiết |
Tím đậm |
3 |
Baking soda |
Xanh nước biển |
4 |
Sữa |
Tím hồng |
5 |
Nước sprite |
Hồng đậm |
6 |
Nước lau bếp |
Xanh lá cây |
Text 8:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60:
Các virus thiếu enzyme chuyển hóa và bộ máy sản xuất protein. Chúng là các dạng sống ký sinh nội bào bắt buộc. Mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số lượng nhất định các loại tế bào chủ, được gọi là phổ vật chủ của virus. Tính đặc trưng của phổ vật chủ là kết quả của quá trình tiến hóa hệ thống nhận diện của mỗi loại virus. Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” giữa các protein bề mặt của virus với các phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt ngoài của tế bào chủ.
Quá trình lây nhiễm của virus bắt đầu khi một virus đính kết với tế bào chủ và hệ gene của chúng được truyền vào trong tế bào chủ. Cơ chế truyền hệ gene của virus vào tế bào chủ phụ thuộc vào loại virus và loại tế bào chủ. Khi hệ gene của virus đã ở trong tế bào chủ, các protein mà nó mã hóa có thể trưng dụng tế bào chủ, tái lập trình hoạt động tế bào để tái bản hệ gene của virus, đồng thời sản xuất ra các protein của virus. Tế bào chủ cung cấp các nucleotide cho việc tổng hợp các nucleic acid của virus, cũng như các enzyme, các ribosome, các tRNA, các amino acid, ATP và các thành phần khác cần thiết để tổng hợp protein của virus. Phần lớn các virus DNA dùng các enzyme DNA polymerase của tế bào chủ để tổng hợp hệ gene mới của chúng trên cơ sở dùng mạch khuôn là DNA của virus. Ngược lại, để tái bản vật chất di truyền, các virus RNA thường mã hóa các enzyme polymerase sử dụng RNA làm mạch khuôn.
Sau khi các phân tử nucleic acid và các capsomer đã được tạo ra, chúng sẽ đóng gói với nhau một cách tự phát để hình thành nên các virus thế hệ con. Một kiểu chu kì sinh sản của virus đơn giản nhất sẽ kết thúc bằng việc hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn virus thoát khỏi tế bào chủ lây nhiễm, kéo theo sự phá hủy của tế bào chủ.
Danh sách câu hỏi:
34 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%