Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 10)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ
[1] Quá trình phát hiện ra đối tượng xâm phạm bản quyền cho đến khi áp dụng thành công biện pháp trừng phạt luôn là một quãng đường dài. Chẳng hạn như trường hợp của Công ty Văn hóa sáng tạo T.V – F.N, trong giai đoạn 2011-2014, họ liên tục kiện cơ sở gia công sau in H.T vì đã in lậu nhiều đầu sách nổi tiếng của họ. Cơ quan chức năng đã khám xét và thu giữ gần 10.000 cuốn sách lậu tại cơ sở này, nhưng kết quả là T.V – F.N vẫn bị thua kiện. Nhiều người bất ngờ khi thấy bằng chứng rõ ràng mà phần thắng lại nghiêng về kẻ vi phạm. “Do cơ sở vi phạm cho rằng mình chỉ là cơ sở gia công nhận đơn hàng qua điện thoại, bây giờ không biết chủ đơn hàng là ai. Một khi cơ quan điều tra chưa xác định được ai là chủ thì chưa thể luận tội được. Thứ hai là lô hàng trên mới chỉ ở dạng gia công, chưa được đưa ra thị trường nên khó xác định được thiệt hại về mặt thương mại”, luật sư Lê Quang Vinh giải thích.
[2] Trên môi trường số, con đường trở nên gập ghềnh hơn rất nhiều, ngay từ những bước đầu tiên như lập vi bằng. Thông thường, nếu một người phát hiện ra có đối tượng đang thực hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm của mình, bước đầu tiên họ cần làm là thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết, sau đó nộp đơn yêu cầu xử lý lên các cơ quan có thẩm quyền (bao gồm tòa án, thanh tra, quản lý thị trường, hải quan, công an, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ). Các tài liệu này sẽ dùng để lập vi bằng, làm căn cứ để giải quyết tranh chấp, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại... Tính linh hoạt của internet khiến việc thu thập chứng cứ trở thành một bài toán khó. “Quá trình lập vi bằng rất tốn kém thời gian và nguồn lực, đặc biệt là trên môi trường số, các bên vi phạm có thể nhanh chóng xóa dấu vết và lẩn trốn”, ông Hoàng Đình Chung. Giám đốc Trung tâm Bản quyền số nhận định.
[3] Chẳng hạn để khởi tố hình sự trang web phim lậu nổi tiếng PM.net vào năm 2021, Văn phòng Luật Phan Law phải thu thập chứng cứ từ năm 2014 dưới sự ủy quyền từ các bên sở hữu quyền phân phối phim. Đến năm năm sau, họ mới hoàn thiện và gửi toàn bộ tài liệu chứng cứ vi phạm của PM.net, đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc. Đã hai năm trôi qua kể từ khi có quyết định khởi tố, nhưng PM.net vẫn tồn tại. “Chúng tôi sử dụng đủ kiểu ngăn chặn tấn công, thậm chí Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI, ICANN và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng vào cuộc, nhưng PM.net vẫn ‘lẩn trốn’ rất nhanh, dù khi họ đổi tên miền mới, gần như tất cả mọi người đều biết”, luật sư Phan Vũ Tuấn cho biết.
[4] Ngoài thay đổi tên miền thường xuyên, các đối tượng xâm phạm còn ứng dụng nhiều kỹ thuật “lẩn trốn” khác như đường dẫn gián tiếp (redirect), thay đổi máy chủ hoặc sử dụng máy chủ ảo có cơ chế thay đổi địa chỉ IP (Cloudflare), chặn IP truy cập đối với quốc gia Việt Nam để tránh sự theo dõi của các cơ quan chức năng. “Do vậy, nhiều đối tượng tại Việt Nam đã từng bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung vẫn có xu hướng tái phạm trên các website, ứng dụng di động tại thị trường quốc tế nhưng chủ động chặn IP truy cập từ người dùng Việt Nam”, Thiếu tá Lê Hồng Giang cho biết.
[5] Một trong những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế được xâm phạm trên môi trường số là truy dấu (tracking) được hành vi xâm phạm. Hiểu một cách đơn giản là “phải tìm ra hành vi xâm phạm bắt nguồn từ đâu thì tắt ở đó. Để làm được điều đó thì chúng ta phải cá nhân hóa bất cứ nội dung nào đưa lên internet, như chúng tôi đang dùng công nghệ finger printing chống việc đăng tải trái phép các trận bóng đá. Khi các bạn xem bóng đá sẽ thấy có dòng chữ nhỏ chạy trên màn hình, giúp chúng tôi truy vết nếu có người quay lén”, theo luật sư Phan Vũ Tuấn.
[6] Tuy nhiên, những công nghệ bảo vệ bản quyền như trên đang bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua với mánh lới xâm phạm. “Mỗi lần chúng ta chế ra một giải pháp gì đó chống xâm phạm thì ngay lập tức, họ sẽ chế ra một thứ ngược lại”, luật sư Phan Vũ Tuấn nói. “Để chống lại công nghệ finger printing, những người xâm phạm lại áp dụng công nghệ AI để nhận diện kí tự và che khuất dòng chữ đó. Hoặc khi chúng tôi áp dụng công nghệ so sánh các màn hình với nhau để phát hiện ra đối tượng xâm phạm, họ tìm cách cắt bớt màn hình lại, hoặc chèn hình vào để bớt giống, nhưng chúng tôi vẫn so được. Vậy nên họ tìm cách lật ngược hình từ trái qua phải, và chế ra một cái hộp có gương để xem qua đó cho xuôi lại”.
[7] Xâm phạm bản quyền là chuyện không mới nhưng chưa bao giờ mất đi tính thời sự ở Việt Nam. Môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển, mở ra nhiều thách thức trong vấn đề bảo vệ bản quyền, đòi hỏi các nhà phát triển công nghệ phải liên tục nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bản quyền mới.
(Theo Thanh An. Báo Khoa học và Phát Triển, #1237, số 17/2023)
Đoạn văn 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ CÓ KHẢ NĂNG CÁCH NHIỆT VÀ CHỊU LỰC
[1] Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới. Tái chế chất thải xây dựng.
[2] Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.
[3] Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường ĐH Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.
[4] “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” –Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.
[5] “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.
[6] Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.
[7] Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 µm, cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; vê viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200oC trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m3.
[8] “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS Phong chia sẻ. “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau. các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.
[9] Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm – một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/m3, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.
[10] Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 12000C – tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.
[11] Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường – chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cơ làm năng lượng đốt lò – để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng xem xét nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm hạt nhẹ này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 18/12/2020)
Đoạn văn 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:
Trong một hạt nhân bền, các prôtôn và nơtrôn có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi muốn phá vỡ hạt nhân để tách thành các nuclôn riêng rẽ cần phải tốn một năng lượng cung cấp từ bên ngoài cho hạt nhân, năng lượng này có giá trị ít nhất phải bằng năng lượng liên kết giữa các nuclôn, mà ta gọi là năng lượng liên kết hạt nhân. Như vậy năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng có trị số bằng công cần thiết để tách hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt. Năng lượng liên kết được kí hiệu là ∆W và được tính theo công thức: . Trong đó Δm là độ hụt khối.
Nếu một hạt nhân có Z protôn, số khối là A và khối lượng nghỉ là Mhn thì công thức độ hụt khối là:
; với mp và mn lần lượt là khối lượng nghỉ của protôn và nơtron.
Khi dùng đơn vị khối lượng nguyên tử thì công thức tính năng lượng liên kết là:
.
Năng lượng liên kết hạt nhân càng lớn thì liên kết giữa các nuclôn càng mạnh. Tuy nhiên, năng lượng liên kết hạt nhân phụ thuộc vào số nuclôn trong hạt nhân thể hiện qua độ hụt khối ∆m. Do đó, nếu dùng năng lượng liên kết hạt nhân để so sánh sự bền vững thì không hoàn toàn chính xác: một hạt nhân nhiều nuclôn có năng lượng liên kết lớn chưa hẳn đã bền hơn một hạt nhân ít nuclôn có năng lượng liên kết nhỏ hơn. Vì vậy, để so sánh độ bền vững giữa các hạt nhân, cần so sánh năng lượng liên kết trung bình cho một nuclôn, được gọi là năng lượng liên kết riêng. Như vậy, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân, kí hiệu là ε, có giá trị bằng tỷ số giữa năng lượng liên kết và tổng số nuclôn của hạt nhân. Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững. Hình bên dưới là đồ thị biểu diễn năng lượng liên kết riêng theo số khối A của hạt nhân.
Câu 21:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Đoạn văn 4
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 33:
Pepsin là một loại enzyme ở người có vai trò xúc tác quá trình tiêu hóa protein thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là peptide. Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường có tính acid.
Thí nghiệm 1
Chuẩn bị 7 ống nghiệm khác nhau, đánh số từ 1 đến 7. Lần lượt thêm vào mỗi ống một lượng khác nhau các dung dịch casein, anserine và pepsin. Tiếp theo, pha loãng đến 10ml bằng dung dịch đệm, sao cho giá trị pH cuối cùng trong mỗi ống nghiệm đạt pH = 3. Mỗi ống được ủ ở một nhiệt độ khác nhau, không đổi trong 15 phút, sau đó được theo dõi để xác định hoạt động của enzyme pepsin. Tiến trình và kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 1.
Ống nghiệm |
Casein (ml) |
Anserine (ml) |
Pepsin (ml) |
Nhiệt độ (°C) |
Hoạt tính của enzyme pepsin |
1 |
1 |
1 |
1 |
30 |
Không |
2 |
1 |
1 |
1 |
35 |
Thấp |
3 |
1 |
1 |
1 |
40 |
Cao |
4 |
1 |
0 |
1 |
40 |
Cao |
5 |
0 |
1 |
1 |
40 |
Không |
6 |
0 |
0 |
1 |
40 |
Không |
7 |
1 |
1 |
1 |
45 |
Không |
Thí nghiệm 2
Chuẩn bị 7 ống nghiệm theo quy trình tương tự như ống nghiệm 3 của thí nghiệm 1. Đem các ống nghiệm này pha loãng với các dung dịch đệm khác nhau đến các độ pH khác nhau. Tiến trình và kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.
Ống nghiệm |
pH |
Hoạt tính enzyme pepsin |
8 |
2.5 |
Cao |
9 |
3.0 |
Cao |
10 |
3.5 |
Cao |
11 |
4.0 |
Thấp |
12 |
4.5 |
Thấp |
13 |
5.0 |
Thấp |
14 |
5.5 |
Không hoạt động |
Câu 32:
Pepsin có hoạt tính phân giải protein lớn nhất khi độ pH lớn hơn 4.0 và nhiệt độ khoảng 40°C.
Pepsin có hoạt tính phân giải protein lớn nhất khi độ pH lớn hơn 4.0 và nhiệt độ khoảng 40°C.
Đoạn văn 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 37:
Axit lactic hay axit sữa là một hợp chất hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và được phân tách lần đầu tiên bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm 1780. Axit lactic là một axit cacboxylic có công thức phân tử là C3H6O3. Nó có một nhóm hiđroxi (–OH) đứng gần nhóm cacboxyl (–COOH) khiến nó là một axit alpha hiđroxi (AHA). Trong dung dịch, nó có thể mất một proton từ nhóm axit, tạo ra ion lactat theo phương trình:
Axit lactic là chất chính tạo ra cảm giác mỏi ở cơ bắp, đây là sản phẩm của quá trình oxi hoá. Khi vận động mạnh và cơ thể không cung cấp đủ oxi nữa, thì cơ thể sẽ thoái hóa glucozơ từ các tế bào để biến thành axit lactic. Cụ thể, trong quá trình tập luyện, một số bài tập cường độ cao khiến cơ thể không thể sử dụng oxi đủ nhanh, lúc này cơ thể chuyển sang chế độ yếm khí (tức không cần oxi), năng lượng dự trữ trong cơ thể bị phân hủy thành hợp chất gọi là pyruvate. Khi không có đủ oxi để hoạt động, cơ thể sẽ biến pyruvate thành lactat để cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong vòng 1 – 3 phút. Sự tích tụ axit lactic có thể gây cảm giác nóng rát và nhức mỏi trong cơ. Sau khoảng 3 phút chuyển hóa năng lượng không cần oxi, axit lactic sẽ báo hiệu đạt đến ngưỡng thể lực, khiến bạn gần như không thể thực hiện thêm động tác nào nữa. Việc sản xuất lactat chính là cơ chế bảo vệ giúp cơ thể bạn không gặp chấn thương trong quá trình tập luyện.
Câu 34:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Axit lactic vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của ancol.
Phát biểu sau đúng hay sai?
Axit lactic vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của ancol.
Đoạn văn 6
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 38 đến 42:
Máu gồm hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Sự có mặt của những thành phần kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương sẽ quyết định sự khác nhau hay giống nhau giữa các cá thể, và sẽ quy định các loại nhóm máu tương ứng: A, B, O, AB.
Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu, không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần thực hiện thêm phản ứng trộn chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu chỉ được truyền cho người nhận khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết.
Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” trong khi nhóm máu AB được gọi là nhóm máu “nhận phổ thông”.
Câu 42:
(1) ________ là huyết tương được loại bỏ các chất chống đông máu và để lại các chất điện giải.
(1) ________ là huyết tương được loại bỏ các chất chống đông máu và để lại các chất điện giải.
Đoạn văn 7
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 43 đến 48:
Hai học sinh giải thích tại sao trong hồ nước thì nước lại bị đóng băng từ bề mặt hồ trở xuống. Họ cũng thảo luận về hiện tượng băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng.
Học sinh 1
Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì điểm đóng băng của nước giảm khi áp suất tăng. Dưới bề mặt hồ, áp suất thủy tĩnh của nước làm cho điểm đóng băng của nước thấp hơn một chút so với trên bề mặt. Do đó, khi nhiệt độ không khí giảm xuống, nước trên bề mặt hồ đạt đến điểm đóng băng trước so với nước bên dưới bề mặt hồ. Khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn thì lớp băng trên bề mặt trở nên dày hơn.
Áp suất được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích có phương vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Một vận động viên trượt băng tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình lên diện tích bề mặt nhỏ xíu của hai lưỡi dao. Điều này dẫn đến một áp suất rất lớn, nhanh chóng làm tan chảy một lượng băng nhỏ ngay dưới các lưỡi dao giày trượt.
Học sinh 2
Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng. Không giống như hầu hết các chất lỏng, mật độ khối lượng của nước giảm khi đóng băng. Kết quả là đối với bất kỳ khối băng nào, lực nổi của nước tác dụng hướng lên lớn hơn trọng lực tác dụng hướng xuống nên tất cả các hạt băng nổi lên bề mặt khi đóng băng. Băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng do ma sát. Năng lượng do lực ma sát cung cấp được chuyển thành nhiệt làm tan băng dưới lưỡi dao ở đáy giày trượt. Trọng lượng cơ thể của vận động viên trượt băng càng lớn thì lực ma sát càng lớn và băng tan càng nhanh.
Đoạn văn 8
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 49 đến 54:
Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. Trong mỗi tế bào cơ thể, ví dụ tế bào người có khoảng 25000 gen, song ở mỗi thời điểm, để phù hợp với các giai đoạn phát triển của cơ thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường, chỉ có một số gen hoạt động, còn phần lớn các gen ở trạng thái không hoạt động, hoặc hoạt động rất yếu.
Trên phân tử DNA của vi khuẩn, các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa được gọi là một operon. Cấu trúc của một operon Lac gồm có vùng vận hành (operator), vùng khởi động (promoter), các gen cấu trúc Z, Y, A. Ngoài ra, còn có gen điều hòa có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động gen, nhưng không nằm trong cấu trúc operon Lac.
Cấu trúc và cơ chế điều hòa biểu hiện gen trong môi trường có hoặc không có lactose được thể hiện ở hình sau:
Khi có mặt lactose trong môi trường, các phân tử lactose sẽ liên kết với protein ức chế, làm biến đổi cấu trúc không gian của protein ức chế, làm cho protein ức chế không bám được vào vùng vận hành. Vì vậy, RNA polymerase liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã tạo ra các phân tử mRNA của các gen cấu trúc Z, Y, A, và dịch mã để trở thành các enzyme phân giải đường lactose.
Trong môi trường không chứa lactose thì protein ức chế gắn vào vùng vận hành và ngăn cản không cho quá trình phiên mã diễn ra.
Đoạn văn 9
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 55 đến 60:
Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc, gây nên những ảnh hưởng bất thường, dẫn tới nhiều bệnh và tật nguy hiểm. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT), hàm lượng Ni2+ trong nước phải nhỏ hơn 0,07 mg/L. Vượt qua con số này sẽ gây ngộ độc cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp, …
Học sinh nghiên cứu quá trình loại bỏ Ni2+ khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa hóa học. Sản phẩm thu được là chất rắn nên có thể loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc. Trong nước, hydroxide (OH–) phản ứng với Ni2+ tạo thành nickel hydroxide monohydrate [Ni(OH)2.H2O] theo phương trình phản ứng:
Ni2+ + 2OH− + H2O → Ni(OH)2.H2O
Học sinh tiến hành 2 thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng và phương pháp lọc đến quá trình loại bỏ Ni2+ ra khỏi dung dịch.
Thí nghiệm 1: Gồm 3 thử nghiệm 1, 2 và 3, mỗi thử nghiệm được tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Cho 32 mL dung dịch OH– 1,0 mol/L và 260 mL dung dịch Ni2+ 0,06 mol/L vào cốc thủy tinh dung tích 500 mL.
Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp ở 22∘C trong các khoảng thời gian 10 phút, 3 ngày và 7 ngày.
Bước 3: Thu hồi kết tủa rắn bằng phễu lọc thông thường (Hình 1).
Bước 4: Xác định nồng độ của Ni2+ trong dịch lọc (kí hiệu là CNF (mg/kg)).
Thí nghiệm 2: Gồm 3 thử nghiệm 4, 5 và 6. Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1, riêng bước 3, chất rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc chân không (Hình 2).
Kết quả của thí nghiệm 1 và 2 được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1: CNF đo được từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2
(Số liệu theo K. Blake Corcoran và cộng sự công bố năm 2010 trong bài "Chemical Remediation of Nickel (II) Waste: A Laboratory Experiment for General Chemistry Students" trên tạp chí Journal of Chemical Education)
39 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%