ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí - Con lắc lò xo

  • 602 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Trong con lắc lò xo nếu ta tăng khối lượng vật nặng lên 4 lần và độ cứng tăng 2 lần thì tần số dao động của vật:

Xem đáp án

Trả lời:

Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo: \[f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \]

Khi tăng khối lượng lên 4 lần và độ cứng tăng 2 lần tức là \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{m' = 4m}\\{k' = 2k}\end{array}} \right.\]

Tần số dao động của con lắc khi này: 

\[f' = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{k'}}{{m'}}} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{2k}}{{4m}}} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{{2m}}} \]

\[\frac{f}{f} = \frac{{\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{{2m}}} }}{{\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} }} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\]

\[ \Rightarrow f' = \frac{f}{{\sqrt 2 }}\]

Hay nói cách khác khi tăng khối lượng lên 4 lần và độ cứng tăng 2 lần thì tần số dao động sẽ giảm \[\sqrt 2 \] lần

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự phụ thuộc của chu kì vào khối lượng của con lắc lò xo dao động điều hòa?

Xem đáp án

Trả lời:

Ta có, chu kì dao động của con lắc lò xo: 

\[T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \to {T^2} = 4{\pi ^2}\frac{m}{k}\]

=>Đồ thị T − m có dạng parabol 

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 25cm được treo thẳng đứng, treo vật nặng vào dưới lò xo dài l = 27,5cm (lấy g = 10m/s2). Chu kì dao động của con lắc lò xo là:

Xem đáp án

Trả lời:

Ta có độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng:

Δl = l − l0 = 27,5 – 25 = 2,5cm = 0,025m

Chu kì dao động của con lắc lò xo treo thẳng đứng:

\[T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,025}}{{10}}} = 0,314s\]

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ A có khối lượng m. Lần lượt treo thêm các quả cân vào A thì chu kì dao động điều hòa của con lắc tương ứng là T. Hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của T2 theo tổng khối lượng Δm của các quả cân treo vào A. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Trả lời:

Ta có, chu kì dao động của con lắc tại các vị trí \[\Delta m\]là: \[T = 2\pi \sqrt {\frac{{m + \Delta m}}{k}} \]

Từ đồ thị thị, ta có:

+ Tại \[\Delta {m_{10}} = 10g\] ta có: \[T_{10}^2 = 0,3{s^2}\]

+ Tại \[\Delta {m_{30}} = 30g\] ta có: \[T_{30}^2 = 0,4{s^2}\]

Mặt khác: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{T_{10}} = 2\pi \sqrt {\frac{{m + \Delta {m_{10}}}}{k}} }\\{{T_{30}} = 2\pi \sqrt {\frac{{m + \Delta {m_{30}}}}{k}} }\end{array}} \right.\]

\[ \Rightarrow \frac{{T_{10}^2}}{{T_{30}^2}} = \frac{{m + \Delta {m_{10}}}}{{m + \Delta {m_{30}}}} = \frac{{0,3}}{{0,4}}\]

\[ \Leftrightarrow \frac{{m + 10}}{{m + 30}} = \frac{3}{4} \Rightarrow m = 50g\]

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụcó cấu tạo gồm một chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào đầu một chiếc lò xo có độ cứng k = 480 N/m. Để đo khối lượng của nhà du hành, nhà du hành ngồi vào ghế rồi cho chiếc ghế dao động. Chu kì dao động của ghế khi không có người là T0=1,0s; còn khi có nhà du hành ngồi vào ghế là T = 2,5s. Khối lượng nhà du hành gần nhất với giá trị nào dưới đây:

Xem đáp án

Trả lời:

+ Khối lượng của ghế khi chưa có nhà du hành:

\[{T_0} = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \Rightarrow m = \frac{{T_0^2.k}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{{1^2}.480}}{{4.{\pi ^2}}} = 12,16\left( {kg} \right)\]

+ Khối lượng của ghế và nhà du hành (khi có nhà du hành):

\[T = 2\pi \sqrt {\frac{{M + m}}{k}} \Rightarrow m + M = \frac{{{T^2}.k}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{2,{5^2}.480}}{{4.{\pi ^2}}} = 76\left( {kg} \right)\]

+ Khối lượng của nhà du hành là:

M = 76 − 12,16 = 63,84(kg)

Đáp án cần chọn là: C


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận