Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 8)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 10:
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI TRẢ ƠN CHO ĐẠI DƯƠNG
[1] Hàng thập kỉ qua, bằng cách hấp thụ một phần tư lượng khí CO2 ô nhiễm và hơn 90% nhiệt lượng dư thừa từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, các đại dương đã giữ cho nhiệt độ bề mặt đất liền của Trái đất ở mức có thể sống được.
Ảnh: Tình trạng ô nhiễm và đánh bắt quá mức như hiện nay có thể khiến cho lượng nhựa trong các đại dương bằng số lượng cá vào giữa thế kỷ này.
[2] Song, để đáp lại “tấm thịnh tình” ấy, con người lại đổ hàng núi rác thải nhựa xuống biển và đầu độc bờ biển bằng các hóa chất độc hại và những dòng nước công nghiệp.
“Ít nhất một phần ba trữ lượng cá tự nhiên đã bị đánh bắt quá mức, và chỉ còn dưới 10% đại dương là được bảo vệ”, Kathryn Matthews – Giám đốc khoa học tại tổ chức phi chính phủ Oceana chia sẻ với AFP.
“Các tàu đánh cá bất hợp pháp cũng hoạt động mà không bị trừng phạt ở nhiều vùng ven bờ và biển khơi”.
Đồng thời, nước biển cũng bị CO2 làm axit hóa và những đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn cũng đang giết chết các rạn san hô – nơi hỗ trợ sự sống cho 1/4 sinh vật biển và cung cấp sinh kế cho 1/4 tỷ người.
“Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu về mức độ tàn phá của biến đổi khí hậu lên đại dương mà thôi”, Charlotte de Fontaubert, người đứng đầu toàn cầu chương trình nền kinh tế xanh của Ngân hàng Thế giới, cho biết.
Tương lai đáng sợ
[3] Được đồng tổ chức bởi Bồ Đào Nha và Kenya, Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc kéo dài năm ngày đã quy tụ hàng nghìn quan chức chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm giải pháp.
Với xu hướng hiện tại, tình trạng ô nhiễm có thể khiến cho lượng nhựa ở biển nhiều ngang với cá vào giữa thế kỉ này. Thông tin ấy đã được đề cập trong chương trình nghị sự của hội nghị, cùng với các đề xuất giải pháp từ tái chế đến cấm hoàn toàn túi nhựa.
[4] Câu hỏi làm thế nào để nghề đánh bắt cá tự nhiên, từ những con tàu chế biến cá của vùng Đông Á cho đến những chiếc thuyền đánh cá dọc theo bờ biển nhiệt đới, trở nên bền vững hơn cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Lisbon.
Và khẩu hiệu mới được đặt ra ở đây là “thực phẩm xanh” – nguồn dinh dưỡng từ biển đảm bảo được tính bền vững và công bằng.
Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển bùng nổ cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi nó tiềm ẩn rất nhiều vấn đề từ việc phá hủy các khu rừng ngập mặn quý giá đến việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan.
[5] Thúc đẩy chương trình nghị sự
Dù hội thảo ở Lisbon không phải là một phiên đàm phán chính thức, những người tham gia vẫn không ngần ngại thúc đẩy để có một chương trình nghị sự mạnh mẽ về đại dương tại hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào cuối năm nay: cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP27 vào tháng 11, và cuộc đàm phán về đa dạng sinh học COP15 đã bị trì hoãn từ lâu.
Các đại dương vốn đã là trọng tâm của một dự thảo hiệp ước về đa dạng sinh học với nhiệm vụ ngăn chặn “sự tuyệt chủng hàng loạt” mà nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ xảy ra kể từ khi thiên thạch quét sạch loài khủng long trên cạn hơn 65 triệu năm trước.
Một liên minh gồm gần 100 quốc gia cũng ủng hộ một điều khoản nền tảng, trong đó sẽ chỉ định 30% đất liền và đại dương làm các khu vực được bảo vệ.
[6] Tuy nhiên, với vấn đề biến đổi khí hậu, vẫn chưa có nhiều đề xuất như vậy.
Bất chấp tác động nghiêm trọng của hiện tượng nóng lên toàn cầu và vai trò thiết yếu của các đại dương trong việc hấp thụ CO2, bảy vùng biển hầu như chưa được đề cập đến trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc, mãi cho đến gần đây.
Song, các nhà khoa học đã khẳng định rất rõ rằng đại dương và vấn đề biến đổi khí hậu cần phải đi cùng nhau: các đại dương sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng trừ khi nồng độ khí nhà kính được giữ ở mức ổn định, và cuộc chiến chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng sẽ thất bại nếu các đại dương mất khả năng hút CO2 và hấp thụ nhiệt.
(Tạp chí Tia sáng, Mỹ Hạnh dịch)
Đoạn văn 2
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 đến câu 20:
[1] Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời…
[2] Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc.
[3] Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…
[4] Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”.
[5] Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?… Hắn tự bảo: “Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu!”.
[6] Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi, chẳng còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn.
[7] Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh. Hắn tìm một người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách mới ra, một vài tên ký mới trên các báo, phác họa một cái chương trình mà hắn biết ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi… những mộng đẹp ngày xưa… một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữA. Hắn lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi”. Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn… Rồi hắn ra về, thờ thẫn. Những sự bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn.
(Trích “Đời thừa”- Nam Cao, Truyện ngắn Nam Cao, NXBVH 2014, tr 105-109)
Đoạn văn 3
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 21 đến câu 26:
Hai nghiên cứu gồm 6 thử nghiệm, mỗi nghiên cứu được thực hiện với một số đạn, khối và lò xo.
Trong mỗi thử nghiệm, điều sau đây đã xảy ra: Đầu tiên, một lò xo có hằng số lò xo k (thước đo độ cứng của lò xo) được gắn vào một khối có khối lượng MB. Tiếp theo, khối được đặt trên một mặt nằm ngang không ma sát sao cho lò xo không bị kéo dãn cũng như không bị nén lại. Sau đó, một viên đạn có khối lượng mp được phóng về phía vật với vận tốc v . Khi va chạm, viên đạn bị mắc kẹt trong khối. Lực va chạm đã nén lò xo một đoạn x lớn nhất . Hình 1 minh họa quá trình va chạm trên:
Các giá trị mp và v được sử dụng để xác định động lượng và động năng của viên đạn trước khi va chạm. Các giá trị k và x được sử dụng tính thế năng đàn hồi được tích trữ trong lò xo khi nó nén tối đa.
Nghiên cứu 1:
Xét các viên đạn có khối lượng khác nhau bay với vận tốc ban đầu khác nhau. Khối lượng vật nặng được gắn với lò xo là 2kg và độ cứng của lò xo là 3N/m. Giá trị của x và năng lượng của chuyển động được cho trong bảng 1:
Nghiên cứu 2:
Thực hiện tương tự nhưng khối lượng và vận tốc của viên đạn giữ nguyên là 0,01kg và 15m/s, thay đổi khối lượng vật nặng và độ cứng của lò xo.
Đoạn văn 4
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 27 đến câu 32:
Solenoid – một thiết bị điện từ là một dụng cụ được tạo ra bởi một vòng dây dẫn điện quấn theo dạng hình trụ. Khi cho dòng điện chạy qua dây thì sẽ xuất hiện từ trường khá đều trong lòng ống. Cường độ từ trường sinh ra phụ thuộc vào cường độ dòng điện đi qua dây, số vòng dây trên một đơn vị đo chiều dài của ống dây và phụ thuộc vào kích thước của ống dây.
Các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm trên thiết bị điện từ như trong Hình 1.
Một dây dẫn mang dòng điện từ nguồn điện áp được cuộn thành một hình trụ rỗng tạo thành một cuộn dây điện có chiều dài XY. Một thanh nam châm hình trụ đặc được treo gần đầu cuộn dây điện từ như trong Hình 2.
Thí nghiện 1: Khi bật nguồn điện áp, cuộn dây điện từ tác dụng một lực có thể đo được lên thanh nam châm treo lơ lửng. Thanh nam châm được gắn vào một chiếc cân treo kỹ thuật số để đo trọng lượng tính bằng newton (N). Khi tắt nguồn điện áp, thang đo đọc được 4,7 N. Trước khi bắt đầu mỗi thử nghiệm, thang đo được điều chỉnh để đọc 5,0000N.
Thí nghiệm 2: Các nhà khoa học đã tháo thanh nam châm ra, đảo ngược chiều (2 cực) và gắn lại nó vào cân treo sao cho đầu đối diện giờ đối diện với cuộn dây điện từ. Các quy trình của Thí nghiệm 1 được lặp lại và kết quả được ghi vào Bảng 2
Thí nghiệm 3: Thanh nam châm được đưa trở lại vị trí thẳng hàng ban đầu trong Thí nghiệm 1. Chiều dài XY của cuộn dây điện từ thay đổi khi đặt điện áp 8,00 V vào mạch. Trọng lượng được ghi lại trong Bảng 3.
Đoạn văn 5
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 33 đến câu 39:
Các hợp chất hữu cơ như cacbohiđrat, protein, lipit, axit nucleic,… được cấu tạo và sản xuất bởi các sinh vật sống. Các nhà khoa học tin rằng, trước khi có các sinh vật sống trên bề mặt Trái đất nguyên thuỷ, các phân tử hữu cơ đơn giản ban đầu được hình thành từ các phân tử vô cơ. Đây chính là một bước tiền đề quan trọng cho sự phát triển của sự sống trên hành tinh của chúng ta. Hiện có hai lý thuyết hàng đầu về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ đầu tiên được mô tả dưới đây:
Lý thuyết “Nồi súp nguyên thuỷ”
Theo giả thuyết này, các nhà khoa học cho rằng các phân tử hữu cơ được hình thành trong bầu khí quyển của Trái đất nguyên thuỷ, sử dụng năng lượng từ sét nên được gọi là “nồi súp nguyên thuỷ”. Bằng chứng cho lý thuyết này là thí nghiệm của Miller – Urey, trong đó các điều kiện được cho là tồn tại trong khí quyển nguyên thuỷ được tái tạo để tạo ra các phân tử hợp chất hữu cơ.
Các thành phần chính của bầu khí quyển nguyên thuỷ được cho là có metan (CH4), amoniac (NH3), hiđro (H2) và nước (H2O). Những khí này được đưa vào một hệ thống khép kín và được cho tiếp xúc liên tục với điện tích mô phỏng các cơn bão sét. Sau một tuần, các mẫu lấy từ thiết bị này chứa nhiều loại hợp chất hữu cơ, trong đó người ta thấy có cả sự tồn tại của một số axit amin, thành phần chính của protein. Hình 1 là sơ đồ thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm của Miller – Uray:
Lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt”
Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ ban đầu được hình thành ở các đại dương sâu sử dụng năng lượng từ bên trong Trái đất, tập trung vào sự tồn tại của các lỗ phun thuỷ nhiệt. Bằng chứng cho lý thuyết này bao gồm thực tế là hệ sinh thái của các sinh vật đa dạng đã được tìm thấy tồn tại xung quanh các lỗ phun thuỷ nhiệt trong đại dương sâu. Những hệ sinh thái này phát triển mạnh mà không cần bất kì nguồn năng lượng nào từ Mặt trời.
Các phân tử hữu cơ chỉ tồn tại ổn định trong phạm vi nhiệt độ rất hẹp. Các lỗ phun thuỷ nhiệt giải phóng khí nóng (300oC) có nguồn gốc từ bên trong lòng Trái đất vào vùng nước lạnh (4oC) của đại dương sâu. Sự giải phóng khí này gây ra sự chênh lệch nhiệt độ tồn tại xung quanh các lỗ phun thuỷ nhiệt dưới biển sâu. Các nhà khoa học tin rằng trong sự biến đổi nhiệt độ dần dần này tồn tại những điều kiện tối ưu để hỗ trợ sự hình thành các hợp chất hữu cơ ổn định. Hình 2 dưới đây miêu tả sự biến đổi dần theo thang do các lỗ phun thuỷ nhiệt dưới biển sâu tạo ra
Câu 33:
Cả hai lý thuyết về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ đều dựa trên giả định rằng các phân tử đó
Cả hai lý thuyết về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ đều dựa trên giả định rằng các phân tử đó
Đoạn văn 6
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 40 đến câu 46:
Amino axit là hợp chất hữu cơ mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Vì nhóm COOH có tính axit, nhóm NH2 có tính bazơ nên axit amin có tính chất lưỡng tính, tức là trong dung dịch có thể phân ly thành ion H+ và OH−. Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao (từ 200oC đến 300oC, đồng thời bị phân huỷ) và dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần thành dạng phân tử.
Trên thực tế, người ta thấy axit amin tồn tại phổ biến nhất ở 3 dạng: Dạng cation, dạng ion lưỡng cực và dạng anion. Dạng trung hoà tồn tại với lượng rất nhỏ vì nhóm NH2 và COOH phản ứng. Ở một pH nào đó, có sự ngang bằng giữa dạng anion và dạng cation, bấy giờ amino axit tồn tại chủ yếu ở dạng lưỡng cực. pH đó được gọi là điểm đẳng điện, kí hiệu là pHI hoặc pI.
Các amino axit có giá trị pI khác nhau, nên ở một pH xác định chúng sẽ dịch chuyển về phía anot hoặc catot với những vận tốc khác nhau, đó là sự điện di. Dựa trên cơ sở này, người ta đã xây dựng phương pháp điện di để tách các amino axit từ hỗn hợp của chúng.
Người ta thực hiện một thí nghiệm điện di trên gel để tách các axit amin ra khỏi hỗn hợp axit amin. Hỗn hợp này được hoà tan trong dung môi và sau đó được đặt ở điểm bắt đầu của gel agarose. Một dòng điện được đưa vào gel và các axit amin di chuyển những khoảng cách khác nhau tuỳ theo điện tích của chúng.
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm sau đây được thực hiện để xác định mức độ thay đổi pH của dung môi ảnh hưởng đến quá trình tách amino axit bằng điện di trên gel. Bảng 1 cho thấy các điểm đẳng điện của axit amin và giá trị pH của dung môi.
Bảng 1
Một tờ giấy đặc biệt dài 150mm được xử lý bằng gel agarose (Agarose là một loại polysaccharide chiết xuất từ tảo biển và có khả năng tạo gel khi được làm nguội. Khi áp dụng điện trường, các phân tử này di chuyển qua gel theo kích thước của chúng, tạo ra các dải băng khác nhau trên gel). Các điện cực được gắn ở mỗi đầu và nối với nguồn điện 100V. Hỗn hợp 150 μg amino axit đã được thêm vào dung môi 1 để tạo thành 200 μL dung dịch. Dung dịch được đặt tại điểm bắt đầu của gel và được tách trong 60 phút. Mật độ của các axit amin riêng biệt được biểu thị bằng phần trăm trên quãng đường di chuyển của chúng. Quy trình được lặp lại đối với dung môi 2 và 3. Kết quả thu được thể hiện trong hình 2:
Hình 2. Kết quả thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2 được lặp lại như thí nghiệm 1 nhưng đảo ngược điện cực. Kết quả thu được trong hình 3
Đoạn văn 7
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 47 đến câu 53:
MỐI QUAN HỆ KHÁC LOÀI
Quan hệ giữa các quần thể trong quần xã được phân loại gồm hai loại: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối khán gdựa trên lợi ích mỗi bên nhận được hoặc thiệt hại cho mỗi bên.
Mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài được hưởng lợi, bao gồm các dạng quan hệ sau: cộng sinh (hai bên đều có lợi, các loài sử dụng sản phẩm trao đổi chất của nhau, mối quan hệ này cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cả hai); hợp tác (hai bên đều có lợi nhưng không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nhau); hội sinh (một loài có lợi, loài kia không có lợi và cũng không có hại)
Mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài bị hại, bao gồm các dạng quan hệ sau: cạnh tranh (hai loài cạnh tranh với nhau vì một nguồn sống nào đó, kết quả có thể gây hại cho 1 hoặc cho cả 2 quần thể); kí sinh - vật chủ (một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ); ức chế - cảm nhiễm (một loài sống bình thường nhưng gây hại cho các loài khác sống xung quanh); vật ăn thịt - con mồi (loài này sử dụng loài khác làm thức ăn)
Con Lười ba ngón (Bradypus sp.) là loài phổ biến ở các khu vực Trung và Nam Mỹ. Đây là loài động vật chậm chạp, dành cả cuôc đời sống dưới tán cây (Hình 1) và chỉ xuống đất mỗi tuần một lần để thải hết phân. Chúng mang trên mình cả một quần xã sinh vật, gồm nhiều loài có mối quan hệ phức tạp:
Bướm đêm (Cryptoses choloepi) sống trong bộ lông của những con Lười (a) giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các loài chim ăn côn trùng, chúng di chuyển cùng những con Lười xuống dưới đất và đẻ trứng trên phân của Lười khi Lười thải phân. Ấu trùng nở ra từ trứng sẽ ăn phân của Lười. Bướm đêm trưởng thành (b) lại leo lên trên những con Lười. Ngoài bướm đêm, tảo thuộc giống Trichophyllus (c) phát triển trong bộ lông của con Lười, nhưng khi phát triển thành lượng lớn, chúng được những con Lười dùng làm thức ăn. Tảo biến màu lông của con Lười thành màu xanh lục, khiến co Lười dễ trốn kẻ thù dưới tán lá. Nấm Ascomycota cũng sinh trưởng trong lông của những con Lười, giúp phân hủy xác của bướm đêm đã chết và tạo thành nguồn dinh dưỡng cho tảo.
Câu 50:
Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài?
Đoạn văn 8
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 54 đến câu 60:
VIRUS CÚM
Dịch cúm theo mùa cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Hệ gen virus cúm A gồm 8 phân tử RNA mạch đơn mã hoá cho tổng 11 protein virus. Các virus cúm A được phân loại dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18 subtype khác nhau (H1-H18); và neuraminidase (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-N11) (Hình 1)
Virus cúm A gây bệnh cúm ở chim và một số động vật có vú. Quá trình lây nhiễm của virus cúm A vào tế bào người theo cơ chế nhập bào được mô tả trong Hình 2 gồm các giai đoạn:
(1) Hấp phụ: các gai glycoprotein của virus sẽ liên kết với các thụ thể trên màng tế bào chủ
(2) Xâm nhập: tạo thành túi nhập (endosome) bào đưa virus vào bên trong tế bào, túi nhập bào mang virus được dung hợp với túi nội bào chứa các enzyme trong lysosome, làm giảm pH trong túi khiến màng túi nhập bào và vỏ capsid của virus bị phá vỡ, virus được “cởi vỏ” giải phóng vật chất di truyền.
(3) Sinh tổng hợp: virus cúm sử dung nguyên liệu và năng lượng của tế bào chủ để tổng hợp các thành phần cấu trúc.
(4) Lắp ráp: các thành phần cấu trúc được lắp ráp tạo thành virus hoàn chỉnh.
(5) Phóng thích: virus cúm được phóng thích ra khỏi tế bào chủ, mang theo màng sinh chất có định vị các kháng nguyên bề mặt.
Người ta sử dụng một số hóa chất để ức chế sự sinh trưởng của virus cúm, các chất này có cơ chế tác động như sau: Zanamivir là chất ức chế neuraminidase có vai trò giúp virus giải phóng khỏi tế bào chủ, NH4Cl là chất giúp duy trì pH cao của lysosome làm ức chế hoạt động của enzyme trong lysosome (vốn hoạt động ở pH thấp), từ đó làm vỏ capsid của virus không bị phân giải, không giải phóng được genome virus, virus không sinh tổng hợp được các thành phần virus không nhân lên được.
Câu 88:
Khai triển nhị thức \({(x + 2)^{n + 5}}\quad (n \in \mathbb{N})\) có tất cả 2019 số hạng. Tìm n.
49 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%