Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 17)

32 người thi tuần này 4.6 397 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: 

ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN

[0] Theo báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến hết tháng 6/2022, nhiều đề tài khai thác, phát triển nguồn gen đã và đang được thực hiện nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

[1] Trong 5 năm trở lại đây, công tác cấp phát nguồn gen đã có những bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Trung bình mỗi năm, Trung tâm Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cấp khoảng 1.000 mẫu giống. Các mẫu giống được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu và khai thác nguồn gen.

[2] Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kĩ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Công tác khai thác nguồn gen đã được các đơn vị tập trung triển khai, đạt được kết quả như: chọn tạo/phục tráng, phát triển được 30 giống lúa tại các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Cần Thơ; phục tráng/chọn tạo được các giống dứa Cayen không gai Chân Mộng; vải Hùng Long - VPH10; chuối Tiêu vừa Phú Thọ - VN1064; xoài Vân Du - XPH11; giống Lạc tiên - LPH04; giống cà phê chè - TN1 và TN2; quýt - PQ1... Các giống trên cho năng suất cao, chất lượng, khả năng chống chịu tốt. Nhiều nguồn gen cây cải tạo và bảo vệ đất đã được sử dụng để phục hồi, cải tạo, chống xói mòn đất tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh); chống xói lở đất đường Hồ Chí Minh ở Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Bình và một số nơi khác.

[3] Có thể kể đến như Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, đã thực hiện thành công đề tài khoa học “Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan Hài Vân Bắc, lan Hài Lông và lan Thủy Tiên Hường vùng Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2017-2022)”. Qua đó, phát hiện được 210 cá thể lan Hài Vân Bắc, 1.175 cá thể lan Hài Lông, 1.265 cá thế lan Thủy Tiên Hường tại khu vực Bắc Trung Bộ.

[4] Thời gian tới, Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên sẽ đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Khoa học Công nghệ tạo điều kiện để đơn vị tiếp tục đăng ký thực hiện Dự án “Hoàn thiện quy trình và sản xuất giống các loài lan Hài Vân Bắc, lan Hài Lông và lan Thủy Tiên Hường cho vùng Bắc Trung Bộ”, phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các loài này một cách bền vững và hiệu quả, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của tự nhiên.

[5] Hay như Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC - thuộc Công ty Sữa đậu nành Việt Nam) vừa thực hiện đợt trồng khảo nghiệm, đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý tại Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên sau 10 năm thu thập, nghiên cứu. Đây là đợt trồng đánh giá toàn bộ tập đoàn nguồn gen đậu nành hiện có để làm vật liệu lai tạo giống, nhằm phát triển các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước.

[6] Ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy cho biết: Vinasoy đã quyết tâm đầu tư đến cùng cho vùng nguyên liệu để chủ động được nguồn đậu nành thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, Vinasoy đã đầu tư phát triển đội ngũ kĩ sư, nhà khoa học giỏi nhất và công nghệ nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực đậu nành. Qua đó, chọn tạo thành công giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02 - NS, có năng suất cao, phù hợp với các dòng sản phẩm và chuyển giao cho nông dân ở các vùng nguyên liệu cải thiện năng suất chỉ từ 1 - 1,5 tấn lên 2,5 - 3 tấn/ha.

[7] Cũng nhằm bảo tồn và nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý, góp phần phát triển kinh tế cho người dân, Hạt kiểm lâm huyện Thạch Thành (Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) đang triển khai đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2021-2023)”. Được biết, trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương chứa các chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hòa các enzyme hoạt hoá cholesterol...

[8] Có thể nhận thấy, các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi đều cho kết quả tốt, được ứng dụng hiệu quả vào đời sống. Đáng chú ý, sau một thời gian thực hiện, các đề tài nghiên cứu không những đã chọn lọc được đàn hạt nhân mang các đặc trưng của giống dựa trên các tiêu chuẩn cơ sở mà còn xây dựng được một số quy trình chăn nuôi phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.

[9] Hiện nay, cơ sở dữ liệu nguồn gen bước đầu đã được xây dựng, tuy nhiên chưa xây dựng được mạng lưới nguồn gen trong cả nước tham gia vào mạng lưới nguồn gen nói chung, nguồn gen nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới nên việc giới thiệu, quảng bá, khai thác sử dụng nguồn gen còn hạn chế.

[10] Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp trang thiết bị bảo tồn, đánh giá nguồn gen, hệ thống bảo quản, nhà lưới; gia tăng nguồn lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen, tạo điều kiện để cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp cận các nguồn thông tin, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phương pháp, kỹ thuật trong bảo tồn, đánh giá tuyển chọn và khai thác nguồn gen tại Việt Nam cũng như trên thế giới.”

(Thuận An, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu

Mục đích chính của bài viết là gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Đâu KHÔNG phải mục tiêu của dự án sản xuất các giống lan tại Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Câu 7:

Cụm từ “đàn hạt nhân” trong văn bản dùng để nhắc tới: 

Xem đáp án

Câu 9:

Nguyên nhân chính của việc hạn chế khai thác nguồn gen tại Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Câu 10:

Theo bài viết, yếu tố quan trọng để khai thác và phát triển nguồn gen tại Việt Nam là: 

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: 

CÔNG NGHỆ PIN SẠC LI-ION VÀ KHÍ HYDRO XANH CỦA NHÀ KHOA HỌC VIỆT

[0] Pin sạc Li-ion được kỳ vọng là nguồn điện chủ yếu cho các loại phương tiện giao thông điện cũng như giải quyết bài toán lưu trữ năng lượng tái tạo.

[1] Theo PGS.TS Trần Văn Mẫn (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM), điện được sản xuất tại nhà máy, truyền tải tới người sử dụng, chuyển hóa thành các dạng khác và đang được phát triển các hệ thống lưu trữ quy mô lớn. Việc sử dụng, chuyển hóa, lưu trữ các loại năng lượng này là vấn đề khá cấp thiết. Pin sạc Li-ion được nghiên cứu ứng dụng nhằm giúp giải quyết 3 bài toán lớn là nguồn cho các thiết bị di động, nguồn cho các phương tiện giao thông điện và lưu trữ năng lượng tái tạo.

[2] Tại Việt Nam, một trong những vấn đề lớn hiện nay là hệ thống trạm sạc pin cho xe ô tô điện và bài toán về các hệ thống lưu trữ năng lượng cho trạm. Công nghệ lưu trữ đang được Viettel nghiên cứu ứng dụng là ắc quy khô và pin Li-ion LFP. Theo PGS Mẫn, trong công nghệ pin sạc Li-ion, vật liệu điện cực dương xoay quanh 4 loại và điện cực âm có 3 loại vật liệu chủ yếu (graphite, silic, SiO2). Các dạng thiết kế phổ biến của pin Li-ion hiện có pin dạng cúc áo (sản phẩm dự trữ năng lượng chuyên dụng cho các thiết bị điện tử nhỏ gọn như điều khiển thiết bị từ xa, đồng hồ, tay cầm máy tính, tai phone); pin túi (pouch-cell) thông dụng trong các thiết bị di động; pin dạng hình trụ; pin dạng lăng trụ.

[3] Nhóm nghiên cứu Phòng Thí nghiệm Hóa Lý ứng dụng (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) đã nghiên cứu công nghệ pin sạc Li-ion sử dụng vật liệu silica/carbon có triển vọng thay thế một phần vật liệu graphite thương mại. Vật liệu được phát triển trên cơ sở vỏ trấu Việt Nam, khi ứng dụng thành công sẽ giúp “Việt hóa” các thành phần của vật liệu sản xuất pin Li-ion. PGS Mẫn cho rằng, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực pin sạc Li-ion, có thể cân nhắc 4 cấp độ công nghệ gồm: Đặt hàng thành phẩm pin, lắp ráp và bán ra với thương hiệu của mình; mua bán thành phẩm (điện cực dương, điện cực âm, điện giải…), lắp ráp pin/khối pin; đầu tư vật liệu, điện cực - bán thành phẩm - lắp ráp pin/khối pin; xây dựng nhà máy - tổng hợp hóa chất, vật liệu - lắp ráp khối pin hoàn chỉnh.

[4] Ngày 18/8/2023, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM (CESTI) tổ chức Hội thảo “Công nghệ pin sạc Li-ion và công nghệ khí hydro xanh ứng dụng lưu trữ và chuyển hóa năng lượng”. Tại đây, PGS.TS Trần Văn Mẫn trình bày về công nghệ khí hydro xanh, dùng phương pháp điện phân nước sinh hydro, sản xuất khí hydro sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch.

[5] Hydro là chất khí nhẹ nhất, tan rất ít trong nước, không màu, không mùi, không vị. Khi hydro cháy, sản phẩm sinh ra duy nhất là nước - không phát thải carbon. Tùy vào phương pháp sản xuất, hydro có thể được phân loại thành 3 nhóm như grey hydrogen (hydro xám), blue hydrogen (hydro lam) và green hydrogen (hydro xanh). Hydro xanh được coi là năng lượng sạch để hỗ trợ cho năng lượng gió và Mặt trời cung cấp tại những nơi xa nhà máy năng lượng tái tạo. Sản xuất hydro tại Việt Nam hiện nay chủ yếu gắn với các nhà máy sản xuất phân đạm. Các công nghệ sản xuất hydro phổ biến gồm: Reforming khí metan, khí hóa than, điện phân, quang - điện - hóa tách nước…

[6] Về công nghệ chuyển hóa, đã có các nghiên cứu ứng dụng pin nhiên liệu hydro trên xe hơi với nguyên lý chung là sử dụng lõi pin hydro công suất từ nhỏ đến rất lớn, tùy vào ứng dụng cho xe tải, tàu hỏa hay tàu thuyền… Nhóm của PGS.TS Trần Văn Mẫn đã tiến hành các nghiên cứu ứng dụng pin nhiên liệu hydro trên xe hơi, tập trung vào việc lựa chọn xúc tác và màng cho pin, công nghệ chế tạo pin nhiên liệu. Thách thức lớn nhất hiện nay của pin nhiên liệu hydro là hệ thống sản xuất, tồn chứa và vận chuyển hydro.

[7] Vì vậy, để ứng dụng hydro, cần có chiến lược phát triển các trạm nạp loại nhiên liệu này. Trong quá trình sản xuất, con đường tốt nhất là dùng phương pháp điện phân nước sử dụng năng lượng Mặt trời/năng lượng gió, bởi đây là dạng green hydrogen (hydro xanh).

(Theo Nhật Phong, Công nghệ pin sạc Li-ion và khí hydro xanh của nhà khoa học Việt, đăng trên http://giaoducthoidai.vn/ ngày 24/08/2023)

Câu 11:

Vì sao các nhà khoa học Việt cần nghiên cứu và chế tạo ra pin sạc Li-ion? 

Xem đáp án

Câu 14:

Theo bài viết, việc Viettel nghiên cứu ứng dụng ắc quy khô và pin Li-ion LFP để làm gì? 

Xem đáp án

Câu 17:

Điểm chung của công nghệ pin sạc Li-ion và công nghệ khí hydro xanh là gì? 

Xem đáp án

Câu 18:

Ở Việt Nam hiện nay, việc sản xuất hydro xanh hiện nay chủ yếu gắn với 

Xem đáp án

Câu 19:

Mối quan hệ giữa pin Li-ion và hydro xanh là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:

Amoniac (NH3) có thể được sản xuất theo phương trình hóa học:

N2 + 3H2    2NH3

Mũi tên cân bằng () chỉ ra rằng phản ứng này tiến hành theo cả hai hướng cho đến khi nó ở trạng thái cân bằng, do đó cả phản ứng thuận (sản xuất NH3) và phản ứng nghịch (sản xuất N2 và H2) xảy ra ở cùng một tốc độ. Trạng thái cân bằng có thể được dịch chuyển về phía phản ứng thuận hoặc phía phản ứng nghịch bằng cách thay đổi nhiệt độ, áp suất hoặc nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm.

Hai thí nghiệm đã được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị sau để sản xuất NH3.

Hình 1. Sơ đồ thiết bị

Trong mỗi thí nghiệm, các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Một chất xúc tác mới (chất xúc tác W, X, Y hoặc Z), 160 kg H2 và 745 kg N2 được đưa vào lò phản ứng.

Bước 2: H2 và N2 phản ứng ở nhiệt độ và áp suất không đổi cho đến khi cân bằng được thiết lập.

Bước 3: Một hỗn hợp gồm NH3 và H2, N2 chưa phản ứng đi qua ống A đến bình ngưng tụ ở −50°C, 1 atm.

Bước 4: Khí NH3 ngưng tụ và thoát ra khỏi thiết bị. (còn H2 và N2 không ngưng tụ ở −50°C.) H2 và N2 chưa phản ứng đi vào ống B, quay trở lại lò phản ứng. Các bước 2, 3 và 4 lặp lại theo chu kỳ cho đến khi không còn H2 và N2 quay trở lại lò phản ứng từ thiết bị ngưng tụ.

Thí nghiệm 1

Một bộ gồm 9 thử nghiệm đã được tiến hành với mỗi chất xúc tác trong số 4 chất xúc tác. Các thử nghiệm được thực hiện ở áp suất 150 atm và trong mỗi bộ, nhiệt độ cho mỗi thử nghiệm là khác nhau. Hình 2 cho thấy số chu kì của mỗi thử nghiệm.

Hình 2. Số chu kì của mỗi thử nghiệm

Thí nghiệm 2

Một bộ gồm 9 thử nghiệm đã được tiến hành với chất xúc tác Z. Mỗi thử nghiệm được thực hiện ở các nhiệt độ và áp suất khác nhau. Hình 3 cho thấy lượng NH3 được sản xuất trong chu kỳ đầu tiên.

Hình 3. Lượng NH3 được sản xuất trong chu kỳ đầu tiên

 

 

Câu 25:

Trong Thí nghiệm 1, cần 26 chu kì để hoàn thành phản ứng ở nhiệt độ nào và sử dụng chất xúc tác nào?

Xem đáp án

Câu 26:

Ở áp suất 1 atm, nhiệt độ nóng chảy của NH3 là −77°C và nhiệt độ sôi của NH3 là −33°C. Dựa trên thông tin này và mô tả của sơ đồ thiết bị, khi NH3 thoát ra khỏi thiết bị ngưng tụ thì NH3 ở trạng thái

Xem đáp án

Câu 27:

Xem xét một thử nghiệm trong Thí nghiệm 2 sản xuất được 550 kg NH3. Số chu kì cần thiết để hoàn thành phản ứng trong thử nghiệm này có giá trị

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 34: 

Dopamine có công thức phân tử là C8H11NO2 (3,4-dihydroxyphenethylamine). Nó là một hóa chất hữu cơ được tạo ra từ chất tyrosine, có chức năng vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Nhiều người gọi dopamine là “hormone hạnh phúc” bởi chúng có nhiều tác dụng tốt đối với tinh thần và thể chất của con người. Thuốc tiêm dopamine (intropin) được sử dụng để điều trị các bệnh nhất định, chẳng hạn như huyết áp thấp, xảy ra khi bạn đang bị sốc, gây ra bởi cơn đau tim, chấn thương, phẫu thuật, suy tim, suy thận, và các bệnh nghiêm trọng khác. Một sinh viên đã điều tra tác động của intropin đối với một chất dẫn truyền thần kinh cụ thể.

Thí nghiệm 1

Lấy 10 ống nghiệm và đánh số thứ tự từ 1 đến 10, mỗi ống nghiệm chứa 7 ml dung dịch peptide (chất dẫn truyền thần kinh). Tiến hành thêm 2 ml dung dịch intropin vào các ống nghiệm từ 1 đến 9, riêng ống nghiệm 10 được thêm 2 ml nước không có intropin. Sau đó, các ống nghiệm được khuấy với tốc độ không đổi trong bể nước ở các nhiệt độ khác nhau và được ủ nhiệt ở các khoảng thời gian khác nhau từ 0 đến 15 phút. Vào cuối giai đoạn ủ, thêm vào mỗi ống nghiệm 0,3 ml dung dịch NaCl. Dung dịch NaCl có tác dụng dừng phản ứng giữa intropin và peptide. Kết tủa thu được sau phản ứng được lấy ra và đem đi sấy khô. Cân khối lượng của kết tủa (mg) để xác định lượng chất dopamine còn lại trong ống nghiệm. Các kết quả được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1

Ống nghiệm

Nhiệt độ của nước trong bể ()

Thể tích intropin thêm vào (ml)

Thời gian ủ (phút)

Khối lượng kết tủa (mg)

1

25

2,0

0

4,3

2

25

2,0

5

3,9

3

25

2,0

10

2,8

4

25

2,0

15

1,7

5

30

2,0

5

3,6

6

30

2,0

10

2,5

7

30

2,0

15

1,4

8

35

2,0

5

1,8

9

35

2,0

10

1,3

10

35

0

15

0,2

Thí nghiệm 2

Lấy 8 ống nghiệm và đánh số thứ tự từ 11 đến 18, mỗi ống nghiệm được thêm vào 8 ml dung dịch peptide, sau đó thêm 2 ml dung dịch intropin. Các ống nghiệm được khuấy với tốc độ không đổi trong bể nước ở 10 và được ủ nhiệt trong 15 phút. Ảnh hưởng của tính acid đối với chất dẫn truyền thần kinh được quan sát bằng cách thay đổi nồng độ acid (sử dụng thang đo pH). Lượng chất dẫn truyền thần kinh tương đối có trong mỗi ống được xác định tương tự như Thí nghiệm 1, bằng cách thêm dung dịch NaCl vào mỗi ống nghiệm. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2

Ống nghiệm

pH

Khối lượng kết tủa (mg)

11

2,0

2,5

12

5,0

2,7

13

6,0

2,9

14

7,0

3,0

15

8,0

6,2

16

9,0

4,1

17

12,0

3,8

18

13,0

3,6

Câu 31:

Thiết kế của Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 khác nhau ở điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 32:

Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu dung dịch NaCl được thêm vào ống nghiệm 5 mà không có thời gian ủ thì dự đoán đúng nhất về khối lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 40:

Tinh bột là polysaccharide quan trọng nhất đóng vai trò dự trữ. Trong nông sản, tinh bột tồn tại dưới dạng các hạt tinh bột, và được tìm thấy ở lục lạp của lá, hoặc trong củ, hạt và các cơ quan khác. Tinh bột có nhiều trong các hạt ngũ cốc, một số loại củ, quả như khoai tây, chuối. Còn lại trong các loại rau quả khác thì hàm lượng tinh bột thấp hơn, chỉ khoảng 1%.

Về cấu tạo, tinh bột là hỗn hợp của hai polysaccharide là amylose và amylopectin khác nhau về cấu tạo phân tử và tính chất lý – hóa học. Trong nông sản dạng hạt, amylopectin chiếm tỉ lệ lớn, dao động từ 60 – 95%. Tuy nhiên, tỉ lệ amylose và amylopectin có thể thay đổi phụ thuộc loại nông sản, giống và điều kiện chăm sóc. Sự biến đổi của tinh bột theo hướng sinh tổng hợp hay thủy phân có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nông sản sau thu hoạch. Đối với một số loại quả hô hấp đột biến như chuối, sự chuyển hóa tinh bột thành đường diễn ra trong quá trình chín của quả mang đến vị ngọt và góp phần tạo hương thơm đặc trưng cho quả. Dưới tác dụng của một số enzyme, tinh bột trong nông sản sẽ bị thủy phân tạo thành đường glucose.

Sự biến đổi hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản còn phụ thuộc vào phương pháp bảo quản cũng như độ chín thu hoạch của nông sản. Tuy vậy, ở một số sản phẩm khác như ngô hoặc đậu, đường tự do lại được tổng hợp thành tinh bột sau khi thu hoạch, làm giảm chất lượng của sản phẩm.

Câu 35:

Quá trình thủy phân tinh bột sẽ tạo thành 

Xem đáp án

Câu 36:

Theo bài đọc, sự biến đổi hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 38:

Phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 41 đến 47: 

Một học sinh nghiên cứu độ chiếu sáng (độ rọi) bằng các thiết bị sau:

·        6 bóng đèn giống hệt nhau (Bóng đèn A-F)

·        Khung đèn 1, lắp đặt các bóng đèn A-E

·        Khung đèn 2, lắp đặt bóng đèn F

·        2 khối parafin giống nhau

·        1 tấm nhôm có cùng chiều dài và chiều cao như khối parafin

·        1 thước đo

Ánh sáng có thể chiếu xuyên qua từng khối parafin, làm cho chúng sáng lên. Tấm nhôm được đặt giữa hai khối parafin. Các khung đèn, bóng đèn, các khối parafin, tấm nhôm và thước đo được bố trí như trong Hình 1.

Trong các thí nghiệm, đế của khung đèn 2 luôn cách tấm nhôm 0,200 m và L là khoảng cách từ đế của khung đèn 1 đến tấm nhôm. Khoảng cách giữa các bóng đèn liền kề trong khung đèn 1 là như nhau đối với tất cả các bóng đèn. Bóng đèn F luôn sáng.

Thí nghiệm 1

Học sinh tắt tất cả đèn trong phòng, thắp sáng bóng đèn A và thay đổi L cho đến khi 2 khối parafin sáng như nhau. Quá trình này được lặp lại bằng cách sử dụng bóng đèn B-E. Kết quả được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1

Bóng đèn sáng

(trừ bóng đèn F)

L(m) khi các khối parafin sáng như nhau

A

B

C

D

E

0,198

0,203

0,205

0,195

0,199

Thí nghiệm 2

Lặp lại quy trình như ở Thí nghiệm 1 bằng cách sử dụng kết hợp các bóng đèn A-E. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2

Tổ hợp bóng đèn sáng

(trừ bóng đèn F)

L(m) khi các khối parafin sáng như nhau

A và B

A, B và C

A, B, C và D

A, B, C, D và E

0,281

0,347

0,400

0,446

Câu 43:

Điều nào sau đây giải thích đúng nhất lí do học sinh tắt tất cả đèn trong phòng trước khi tiến hành thí nghiệm?

Xem đáp án

Câu 45:

Mục đích chính của Thí nghiệm 1 là 

Xem đáp án

Câu 46:

Giả sử rằng tất cả các bóng đèn trong khung đèn 1 được thay thế bằng một bóng đèn duy nhất. Để 2 khối parafin sáng như nhau khi khung đèn 2 cách tấm nhôm 0,200 m và L = 0,446 m thì độ sáng của bóng đèn mới có thể là

Xem đáp án

Câu 47:

Trong Thí nghiệm 2, giả sử học sinh đã thay bóng đèn F bằng bóng đèn G có độ sáng lớn hơn. So với khi sử dụng bóng đèn F, giá trị L khi sử dụng bóng đèn G sẽ

Xem đáp án

Đoạn văn 7

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: 

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm. Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít phải khói thuốc một cách thụ động. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới là 45,3%, nữ 1,1%. Thuốc lá đứng hàng thứ hai sau HIV là nguyên nhân gây tử vong cao và tiếp theo là rượu và tai nạn giao thông.

Hút thuốc lá là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm như. ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh do khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hoá học, trong đó có khoảng hơn 70 hóa chất trong số này gây bệnh ung thư. Một số hóa chất điển hình có trong thuốc lá và khói thuốc lá như nicotine, hắc ín, carbon monoxide, benzene, amonia, formaldehyde, polycilic acromatic hydrocarbon (PAH)…

Người trực tiếp hút thuốc lá, hay còn gọi hút thuốc chủ động, nguy cơ cao mắc các bệnh nan y như ung thư, tim mạch, phổi… Tuy nhiên, đối với người không hút thuốc, hay gọi là hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra, cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 25 – 30%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%.

Những lợi ích của việc bỏ thuốc lá có thể nói là gần như ngay lập tức. Ngay sau khi ngừng hút thuốc lá, cơ thể của người hút bắt đầu phục hồi theo những cách sau:

Câu 48:

Hút thuốc thụ động là chỉ những người 

Xem đáp án

Câu 50:

Huyết áp và nhịp tim của những người hút thuốc lá thay đổi thế nào? 

Xem đáp án

Câu 52:

Carbon monoxide có trong khói thuốc lá gây ảnh hưởng thế nào đến hệ tuần hoàn? 

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: 

Chuyển pha (biến đổi pha) là quá trình một hệ chuyển từ pha này sang pha khác, ở một điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp. Có 2 loại chuyển pha đó là chuyển pha loại 1 và chuyển pha loại 2 trong đó:

Chuyển pha loại 1 là quá trình chuyển pha mà hệ có trao đổi nhiệt với bên ngoài, nhiệt độ của hệ không thay đổi, thể tích riêng thay đổi đột ngột. Còn chuyển pha loại 2 là quá trình chuyển pha mà hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài, thể tích riêng biến đổi liên tục, một số tính chất vật lý biến đổi đột ngột.

Một số quá trình chuyển pha thường thấy đó là:

Nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng. Khi đó nhiệt độ tăng đến một giá trị nào đó, thì một số phân tử thoát khỏi liên kết phân tử, khởi đầu của quá trình nóng chảy. Từ đây, hệ nhận nhiệt để tiếp tục nóng chảy cho đến khi kết thúc. Điểm nóng chảy của một chất là nhiệt độ tại đó pha rắn chuyển sang pha lỏng. Khi một chất tan chảy, lực hấp dẫn giữ các phân tử giảm đi đủ để cho phép các phân tử chảy. Lực liên kết giữa các phân tử ở dạng rắn càng mạnh thì điểm nóng chảy sẽ càng cao.

Sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Khi đun nước trong một bình thuỷ tinh và theo dõi quá trình nước nóng lên, ta thấy đun đến một lúc nào đó, thì lúc đầu ở đáy bình, rồi sau đó, cả ở trong lòng khối nước, xuất hiện những bọt. Các bọt này có thể tách khỏi đáy bình, đi lên mặt nước, vỡ ra và toả hơi nước ra ngoài khí quyển, gây ra hiện tượng nước sôi. Điểm sôi của một chất là nhiệt độ tại đó áp suất hơi trong pha lỏng bằng nhiệt độ khí quyển của môi trường xung quanh. Khi một chất sôi, chất đó chuyển từ pha lỏng sang pha khí và lực liên phân tử bị cắt đứt hoàn toàn. Lực hấp dẫn giữa các phân tử trong pha lỏng càng mạnh thì nhiệt độ sôi sẽ càng cao.

Vậy điểm chuyển pha và lực liên kết phân tử có mối liên hệ với nhau như thế nào? Bảng 1 và Hình 1 trình bày chi tiết về một số nguyên tố ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn.

Bảng 1

Phân loại

Tên

Số proton trong hạt nhân

Kí hiệu

Kim loại

sodium

11

Na

magnesium

12

Mg

aluminum

13

Al

Chất bán dẫn

silicon

14

Si

Phi kim

phosphorus

15

P

sulfur

16

S

chlorine

17

Cl

Điểm nóng chảy và điểm sôi

Câu 55:

Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa số proton trong hạt nhân và lực hút giữa các phân tử?

Xem đáp án

Câu 57:

Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa điểm nóng chảy (MP) và điểm sôi (BP)?

Xem đáp án

Câu 65:

Định luật làm mát của Newton phát biểu rằng tốc độ làm mát của một vật tỉ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa vật đó và môi trường xung quanh, với điều kiện là chênh lệch này không quá lớn. Giả sử \(T\left( t \right)\) là nhiệt độ của vật thể (đơn vị: độ C) tại thời điểm \(t\) (đơn vị: phút) và \({T_s}\) là nhiệt độ của môi trường xung quanh, chênh lệch giữa nhiệt độ của vật thể và môi trường xung quanh là

\(y\left( t \right) = T\left( t \right) - {T_s}\) thì \(\frac{{y'\left( t \right)}}{{y\left( t \right)}} = k\) với \(k\) là hằng số.

Một cốc nước đang ở nhiệt độ phòng là \({22^ \circ }{\rm{C}}\) được đưa vào ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ là \({5^ \circ }{\rm{C}}\). Sau 30 phút, nhiệt độ của cốc nước được đo lại là \({16^ \circ }C\). Giả sử \(T\left( t \right)\) là nhiệt độ của cốc nước, \(y\left( t \right)\) là nhiệt độ chênh lệch giữa cốc nước và nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh sau khoảng thời gian \(t\).

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Nhiệt độ của chênh lệch giữa cốc nước và nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh sau khoảng thời gian \(t\) là hàm số có dạng \(y\left( t \right) = y\left( 0 \right){e^{kt}}\)

   

Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư của \(k\) là \( - 0,0145\).

   

Sau 60 phút trong tủ lạnh, nhiệt độ của cốc nước khoảng \({10^ \circ }C\) (Kết quả làm

tròn đến chữ số hàng đơn vị).

   


Câu 73:

Trong các số phức sau, những số phức nào có môđun bằng 3 ? 

Xem đáp án

Câu 80:

Một nguyên hàm của hàm số \(y = \frac{1}{x}\) là 

Xem đáp án

Câu 85:

Hệ thập phân là hệ thống đếm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy những chữ số lấy trong 10 chữ số \(0;1;2;3;4;5;6;7;8\) và 9 . Cứ mỗi 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Tuy nhiên, trong các hệ thống và hoạt động máy tính, ta sử dụng hệ thống số nhị phân. Nó cho phép các thiết bị lưu trữ, truy cập và thao tác tất cả các loại thông tin được dẫn đến và đi từ \(CPU\) hoặc bộ nhớ. Ở hệ thống đếm này, ta chỉ có 2 chữ số là 0 và 1 . Cứ mỗi 2 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Ví dụ 1011 ở hệ nhị phân đổi sang hệ thập phân sẽ bằng \(1 + {1.2^1} + {0.2^2} + {1.2^3} = 11\).

Số 100001100 ở hệ nhị phân đổi sang hệ thập phân bằng (1) _______.

Cách đơn giản nhất để đổi một số thập phân thành số nhị phân là chia số đã cho nhiều lần cho 2 cho đến khi nhận được thương là số 0 ; sau đó, ta viết số dư theo thứ tự ngược lại để lấy giá trị nhị phân của số thập phân đã cho. Ví dụ để chuyển số 13 từ hệ thập phân sang hệ nhị phân ta làm như sau:

Chia cho 2

Thương

Phần dư

6

1

3

0

1

1

0

1

Do đó số nhị phân tương đương với số thập phân 13 là 1101 .

Số thập phân 2024 khi viết dưới dạng số nhị phân là (2) ________.


Câu 90:

Cho biểu thức \(P = \sqrt[6]{{x.\sqrt[4]{{{x^2}.\sqrt {{x^3}} }}}}(x > 0)\). Mệnh đề nào dưới đây đúng? 

Xem đáp án

Câu 91:

Số tập con khác rỗng của một tập hợp gồm \(2n\) phần tử là     

Xem đáp án

4.6

79 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%