Câu hỏi:
01/07/2024 466Chuyển pha (biến đổi pha) là quá trình một hệ chuyển từ pha này sang pha khác, ở một điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp. Có 2 loại chuyển pha đó là chuyển pha loại 1 và chuyển pha loại 2 trong đó:
Chuyển pha loại 1 là quá trình chuyển pha mà hệ có trao đổi nhiệt với bên ngoài, nhiệt độ của hệ không thay đổi, thể tích riêng thay đổi đột ngột. Còn chuyển pha loại 2 là quá trình chuyển pha mà hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài, thể tích riêng biến đổi liên tục, một số tính chất vật lý biến đổi đột ngột.
Một số quá trình chuyển pha thường thấy đó là:
Nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng. Khi đó nhiệt độ tăng đến một giá trị nào đó, thì một số phân tử thoát khỏi liên kết phân tử, khởi đầu của quá trình nóng chảy. Từ đây, hệ nhận nhiệt để tiếp tục nóng chảy cho đến khi kết thúc. Điểm nóng chảy của một chất là nhiệt độ tại đó pha rắn chuyển sang pha lỏng. Khi một chất tan chảy, lực hấp dẫn giữ các phân tử giảm đi đủ để cho phép các phân tử chảy. Lực liên kết giữa các phân tử ở dạng rắn càng mạnh thì điểm nóng chảy sẽ càng cao.
Sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Khi đun nước trong một bình thuỷ tinh và theo dõi quá trình nước nóng lên, ta thấy đun đến một lúc nào đó, thì lúc đầu ở đáy bình, rồi sau đó, cả ở trong lòng khối nước, xuất hiện những bọt. Các bọt này có thể tách khỏi đáy bình, đi lên mặt nước, vỡ ra và toả hơi nước ra ngoài khí quyển, gây ra hiện tượng nước sôi. Điểm sôi của một chất là nhiệt độ tại đó áp suất hơi trong pha lỏng bằng nhiệt độ khí quyển của môi trường xung quanh. Khi một chất sôi, chất đó chuyển từ pha lỏng sang pha khí và lực liên phân tử bị cắt đứt hoàn toàn. Lực hấp dẫn giữa các phân tử trong pha lỏng càng mạnh thì nhiệt độ sôi sẽ càng cao.
Vậy điểm chuyển pha và lực liên kết phân tử có mối liên hệ với nhau như thế nào? Bảng 1 và Hình 1 trình bày chi tiết về một số nguyên tố ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
Bảng 1 |
|||
Phân loại |
Tên |
Số proton trong hạt nhân |
Kí hiệu |
Kim loại |
sodium |
11 |
Na |
magnesium |
12 |
Mg |
|
aluminum |
13 |
Al |
|
Chất bán dẫn |
silicon |
14 |
Si |
Phi kim |
phosphorus |
15 |
P |
sulfur |
16 |
S |
|
chlorine |
17 |
Cl |
Điểm nóng chảy và điểm sôi
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong Hình 1, để tìm điểm nóng chảy thì cần chú ý vào đường nét đứt – màu vàng.
Từ đồ thị, ta thấy nhiệt độ nóng chảy của silicon có giá trị nằm ở khoảng giữa 1500 K và 2000 K.
Vậy nhiệt độ nóng chảy của silicon có giá trị khoảng 1700 K. Chọn C
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa số proton trong hạt nhân và lực hút giữa các phân tử?
Lời giải của GV VietJack
Theo Bảng 1, số proton của các nguyên tố trong Bảng 1 tăng dần
Theo Hình 1, đường biểu diễn điểm nóng chảy và điểm sôi của các nguyên tố tăng dần rồi lại giảm xuống.
Đoạn văn cung cấp thông tin là điểm nóng chảy và điểm sôi đều có xu hướng tăng khi lực liên phân tử tăng.
→ Không có mối quan hệ nào giữa số lượng proton với lực liên phân tử.
Chọn D
Câu 3:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nguyên tố chuyển từ pha lỏng sang pha khí ở nhiệt độ 520 K là (1) ______ (kí hiệu hóa học).
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nguyên tố chuyển từ pha lỏng sang pha khí ở nhiệt độ 520 K là (1) __P__ (kí hiệu hóa học).
Giải thích
Nguyên tố chuyển pha từ pha lỏng sang pha khí có nghĩa là xảy ra quá trình sôi nên sẽ có điểm sôi. Theo đường liền nét – màu xanh trong Hình 1, nguyên tố sôi ở 520 K là phosphorus với kí hiệu hóa học là P.
Câu 4:
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa điểm nóng chảy (MP) và điểm sôi (BP)?
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào Hình 1, ta thấy đối với kim loại và phi kim thì khi nhiệt độ nóng chảy tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng. Nhưng các đường thẳng không song song với nhau nên không có hằng số nào có thể biểu diễn mối liên hệ giữa chúng.
Chọn D
Câu 5:
Phát biểu sau đây là đúng hoặc sai?
Dựa trên các dữ liệu trong đoạn văn có thể luận rằng phi kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi gần nhau hơn so với kim loại.
Lời giải của GV VietJack
Từ đồ thị trong Hình 1, ta thấy phi kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi gần nhau hơn so với kim loại. Chọn A
Câu 6:
Biết nhiệt dung riêng của aluminum là 896 J/(Kg.K) và nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105J/K.Nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng aluminum khối lượng 100 g ở nhiệt độ 200C để nó hóa lỏng hoàn toàn gần nhất với giá trị nào sau đây?
Lời giải của GV VietJack
Từ Hình 1, ta thấy: aluminum nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 930K = 657∘C
Để aluminum có thể hóa lỏng hoàn toàn thì cần phải trải qua 2 giai đoạn:
+ Nóng lên tới nhiệt độ 657∘C
+ Chuyển pha từ thể rắn sang lỏng.
Nhiệt độ cần cung cấp để đưa nhôm nóng lên đến nhiệt độ 658∘C là:
Q1 = mcΔt = 0,1.896.(657−20) = 57075,2 J.
Nhiệt lượng cần để hóa lỏng aluminum là Q2 = Lm = 3,9.105.0,01=39000 J.
Tổng nhiệt lượng cần cung cấp là: Q = Q1 + Q2 = 96075,2 J ≈ 96,1 kJ.
Chọn C
Câu 7:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nóng chảy là quá trình (1) ________ trong đó một chất chuyển pha từ pha (2) ______ sang pha (3) _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nóng chảy là quá trình (1) chuyển pha loại 1 trong đó một chất chuyển pha từ pha (2) rắn sang pha (3) lỏng.
Giải thích
(1) – chuyển pha loại 1
(2) – rắn
(3) – lỏng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Dopamine có tên thay thế là 4-(2-aminoethyl)benzene-1,4-diol có công thức cấu tạo như sau:Câu 3:
Câu 5:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Phát biểu sau đúng hay sai?
Theo kết quả của Thí nghiệm 1, đối với bất kỳ chất xúc tác nào, khi nhiệt độ tăng lên thì số chu kỳ để hoàn thành phản ứng tăng sau đó giảm.
Câu 6:
Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.
chính giữa, 1 đèn, bên trên, 5 đèn, 6 đèn, bên dưới
Khung đèn 1 chứa ______, khung đèn 2 chứa ______ . Hai khối paraffin được đặt ______ hai khung đèn và ngăn cách nhau bởi một tấm nhôm, sao cho khối paraffin bên trái chỉ được chiếu sáng bởi bóng đèn trong khung đèn 1 và khối bên phải chỉ được chiếu sáng bởi bóng đèn F trong khung đèn 2.
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!