Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 28)

114 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: 

TẾ BÀO GỐC: CHÌA KHÓA CỦA SỰ SỐNG

[0] Ghép tế bào gốc đang dần trở thành phương pháp tiềm năng trong việc điều trị bệnh lý thoái hoá, tổn thương hệ miễn dịch hay các tổn thương mất mô, cơ quan.

[1] Trên thế giới, một số bệnh nhân đầu tiên ghép tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng để chữa thoái hóa mắt, hay tế bào gốc mang gene đột biến để chữa HIV đã có những tín hiệu khả quan. Tại Việt Nam, liệu pháp này cũng đang được quan tâm và ứng dụng ngày càng nhiều, các nhà khoa học đã đưa ra một số lý giải cơ chế hoạt động và hiệu quả thực sự của quá trình các tế bào gốc được ghép và “sửa chữa” các tổn thương.

[2] Cơ thể được tạo ra khi trứng của mẹ và tinh trùng của cha gặp nhau, tạo thành một tế bào gốc đầu tiên có tên gọi là hợp tử. Hợp tử là tế bào gốc lớn nhất, tiếp tục nhân lên về số lượng để tạo thành phôi rồi hình thành thai. Trong suốt quá trình phát triển của thai, bên cạnh việc tăng sinh về số lượng, cũng sẽ có một phần tế bào gốc biệt hóa để tạo các tế bào chuyên hóa về chức năng, trở thành các bộ phận khác nhau của cơ thể như tai, mắt, mũi, máu, thần kinh… Trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển, cơ quan và cả cơ thể được tiếp tục hoàn thiện chức năng và kích thước thông qua nhiều cơ chế hoạt động của tế bào gốc.

[3] Tế bào gốc hoạt động theo các cơ chế khác nhau: (1) có thể một tế bào gốc nhân lên để thành hai tế bào gốc con giống hệt nhau và giống hệt tế bào gốc ban đầu. Hoạt động này nhằm duy trì số lượng và tạo nguồn dự trữ tế bào gốc trong cơ thể; (2) một tế bào gốc ban đầu nhân lên thành hai tế bào, trong đó có một tế bào gốc giống hệt tế bào mẹ ban đầu, một tế bào còn lại sẽ biệt hóa để trở thành tế bào chức năng; (3) tế bào gốc ban đầu sẽ biệt hóa để trở thành tế bào chức năng. Sự biệt hóa hay giữ nguyên tính gốc ban đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tương tác giữa tế bào với tế bào hay tế bào với môi trường bao quanh nó (bao gồm cả môi trường nội tại và môi trường bên ngoài cơ thể) có tác động đáng kể tới việc đóng mở các gene quy định số phận của tế bào. Chính nhờ đặc tính này mà tế bào gốc sẽ được huy động đến đúng vị trí tổn thương hay vị trí có tế bào lão hóa, tế bào chết để thay thế và bù đắp số lượng tế bào thiếu hụt.

[4] Ví dụ khi chúng ta bị trầy da, các tế bào bị tổn thương sẽ tạo ra tín hiệu để các yếu tố cận tiết và yếu tố tự tiết theo dòng máu đi tới hệ thần kinh trung ương, từ đây hệ thần kinh phát ra các tín hiệu báo hiệu cho cơ thể biết chính xác vị trí của vết thương. Khi đó, tế bào gốc tại vùng tổn thương hoặc tế bào gốc từ vùng lân cận và từ tủy xương sẽ được huy động và kích hoạt để làm nhiệm vụ theo một hoặc nhiều trong số các cơ chế đã nêu nhằm sửa chữa các tổn thương quanh vùng da bị đứt.

[5] Để tế bào gốc biệt hóa thành chính tế bào thiếu hụt, cần có sự hỗ trợ của các tín hiệu (chất tiết, yếu tố được giải phóng từ quá trình tổn thương) quanh vùng mô tổn thương. Khi máu chảy, cùng với nhiều tác động khác, các tiểu cầu lập tức tập hợp lại quanh vùng mạch tổn thương để tham gia quá trình cầm máu. Chính sự tập kết tiểu cầu tạo thành các nút tiểu cầu và khi các nút tiểu cầu vỡ ra sẽ đồng thời giải phóng các yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sinh tế bào gốc và biệt hoá chúng thành tế bào chức năng thay thế tế bào thiếu hụt. Cơ chế sửa chữa tổn thương này cũng tương tự cho hầu hết các vùng mô khác trong cơ thể. Tốc độ lành của vết thương phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như diện tích vùng tổn thương, đặc tính sinh học của từng cơ thể (cơ địa), mức độ hoạt động, giới tính hay tuổi tác… Trong đó, tuổi tác là một trong các yếu tố chính tác động đến tốc độ lành vết thương do lượng tế bào gốc trong cơ thể trẻ nhiều hơn so với người lớn.

[6] Đặc tính của tế bào gốc là chúng tự biết khi nào sẽ phải làm gì và làm thế nào cho đúng. Khác với tế bào ung thư, tế bào gốc tăng sinh với số lượng đủ để bù đắp cho số lượng tế bào đã lão hóa, tế bào tổn thương hay tế bào chết. Chúng chỉ hoạt động (tăng sinh và/hoặc biệt hóa) khi nhận được tín hiệu phù hợp, ở đúng vị trí thiếu hụt tế bào; ngược lại, tế bào ung thư có thể tăng sinh ở mọi cơ quan, mọi vị trí và tăng sinh vượt mức số lượng tế bào vốn có của cơ quan. Trong suốt cuộc đời, dù có hay không có các chấn thương cơ học thì tế bào gốc vẫn luôn hoạt động (để thay thế các tế bào lão hóa). Hoạt động của tế bào gốc đã tạo ra sự cân bằng về số lượng và chất lượng của các loại tế bào trong cơ thể. Nhờ đó mà hoạt động sống của cơ thể có thể diễn ra bình thường. Vì vậy, có thể nói tế bào gốc là chìa khóa quan trọng của sự sống. Dựa trên những hiểu biết về tác dụng của tế bào gốc trong cơ thể, các nhà khoa học đã tìm cách phân lập, nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau và dần trở thành một sản phẩm quan trọng trong các ứng dụng của y học tái tạo.

(Theo Phạm Vũ, Tế bào gốc: Chìa khóa của sự sống, đăng trên https://sci.edu.vn/, ngày 18/03/2020)

Text 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: 

DOANH NGHIỆP OTT VIỆT NAM LIÊN MINH CHỐNG FACEBOOK, GOOGLE

[0] Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến trong nước dự định bắt tay để cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.

[1] Trong hội thảo quản lý dịch vụ phát thanh truyền hình ngày 13/10 tại TP HCM, bà Phạm Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm truyền hình TV360 của Viettel, dẫn báo cáo của Research and Market cho thấy người Việt ngày càng thích xem video ngắn trên mạng xã hội. Các đài truyền hình cũng đang đẩy nội dung lên những nền tảng này để kết nối với người xem. "Việc người dùng ngày càng chuyển dịch từ truyền hình truyền thống lên nền tảng số như Facebook, YouTube kéo theo sự dịch chuyển doanh thu. Trong khi doanh thu từ truyền hình TV đi xuống, doanh thu từ truyền hình số lại đi lên", bà Phương nói.

[2] Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo video trên mạng xã hội của các đơn vị sản xuất tăng nhưng không tương xứng với số tiền đầu tư. Bà Phương lấy ví dụ, cùng đầu tư vào một tập phim hoặc chương trình thể thao 45 phút, nếu chiếu trên nhà đài vào khung giờ vàng có thể bán được 400-600 triệu đồng tiền quảng cáo. Nhưng với nội dung đó, doanh nghiệp cắt nhỏ và rồi phát trên Facebook, YouTube, chủ đầu tư chỉ được nền tảng trả 40 đồng mỗi lượt xem. Trung bình, phải cần đến 15 triệu lượt xem mới đạt bằng doanh thu quảng cáo truyền hình. "Giá trị kinh doanh trên mạng xã hội rất nhỏ so với doanh thu quảng cáo truyền hình trả", bà Phương cho hay.

[3] Bà Phương đề nghị doanh nghiệp OTT trong nước và nhà đài nên hợp tác với nhau, chia sẻ nội dung thế mạnh của từng bên để phục vụ tốt hơn cho người dùng, từ đó chủ động doanh thu từ quảng cáo, thay vì phụ thuộc vào nền tảng nước ngoài. Ông Huỳnh Long Thủy, Tổng giám đốc VieON, đề xuất mô hình hợp tác mới, giúp doanh nghiệp OTT Việt có thể chủ động doanh thu quảng cáo thay vì phụ thuộc vào nền tảng Google Ads. “Hầu hết các đơn vị dùng nền tảng quảng cáo của Google. Tuy nhiên thực tế chứng minh, nhiều nơi doanh thu quảng cáo không đủ bù đắp chi phí cho nhà cung cấp. Doanh nghiệp càng làm càng lỗ”, ông nói. Ông cho rằng các doanh nghiệp OTT trong nước nên ngồi lại với nhau, chia sẻ dữ liệu về người dùng, xây dựng được chân dung người dùng, từ đó phân bổ quảng cáo chính xác. Nếu làm tốt, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để quảng cáo trên nền tảng chung của nhau, thay vì phụ thuộc vào phân bổ của Google.

[4] Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, việc doanh nghiệp cùng nhau đo đếm, xây dựng chân dung người dùng tưởng đơn giản nhưng khó nhất là làm sao có thể bắt tay cùng làm, tránh tâm lý sợ thiệt, không công bằng. “Chúng ta hoài nghi với nhau trong khi lại tuân theo luật chơi của nền tảng nước ngoài, chính điều này đã tự làm mình yếu đi”, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, nói. Để giải quyết, từ tháng 11, Bộ sẽ công bố các chỉ số, bộ đếm đo lường của cơ quan chức năng, kết hợp cùng số liệu từ các nền tảng OTT. Tuy nhiên, đại diện Bộ cũng lưu ý, khi chỉ số này được công bố, chắc chắn sẽ có những khác nhau tương đối lớn giữa các bộ đếm. "Chúng tôi mong chờ những tranh luận để xem cái nào chính xác nhất, tuy nhiên ít nhất sẽ có một số liệu chính thống, do nhà nước đo, công bố và xếp hạng", ông Lâm nói.

[5] Một vấn đề khác là câu chuyện bản quyền. Facebook từng bỏ ra 270 triệu USD mua bản quyền bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam ba mùa 2019-2022. Do đó, doanh nghiệp trong nước đang bàn đến chuyện hợp tác, chia sẻ nội dung để cạnh tranh với nền tảng nước ngoài, thay vì cạnh tranh nội bộ. Đại diện VieON kiến nghị các nhà cung cấp OTT Việt có thể xây dựng một gói dịch vụ đặc biệt, tập hợp nội dung đặc sắc của mình và bán cho người dùng. Nhà đài cũng có thể hợp tác với doanh nghiệp OTT, doanh thu gói cước sẽ chia sẻ với bên cung cấp dịch vụ. Khi đó, giá trị của quảng cáo không phải là 40-50 đồng một lượt xem như Facebook, Google trả mà doanh nghiệp trong nước sẽ chủ động được giá quảng cáo theo nhu cầu của thị trường.

(Theo Khương Nha, Doanh nghiệp OTT Việt Nam liên minh chống Facebook, Google, https://vnexpress.net/, đăng ngày 14/10/2023)

Text 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 26: 

Quang hợp là quá trình thực vật, tảo và vi khuẩn lam chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học. Diệp lục là sắc tố được các sinh vật tự dưỡng sử dụng để hấp thụ các bước sóng khác nhau của ánh sáng khả kiến từ mặt trời để sử dụng cho quá trình quang hợp. Có nhiều loại sắc tố quang hợp, chúng có các cấu tạo đặc biệt để hấp thụ được nhiều phạm vi khác nhau của quang phổ ánh sáng khả kiến và phản xạ các phạm vi còn lại. Phổ hấp thụ của chất diệp lục và các sắc tố phụ có thể thu được thông qua phép đo quang phổ và được sử dụng trong các phân tích về sự phát triển của thực vật, nhằm xác định sự phong phú của các sinh vật quang hợp trong nước ngọt hoặc nước mặn và đánh giá chất lượng nước.

Số liệu trong hình và bảng dưới đây được thu thập bởi các nhóm sinh viên khi đo phổ hấp thụ của ba sắc tố quang hợp thường gặp.

Hình 1. Mức độ hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp

Bảng 1

Màu

Bước sóng

Đỏ

620 – 750 nm

Cam

590 – 620 nm

Vàng

570 – 590 nm

Lục

495 – 570 nm

Lam

450 – 495 nm

Tím

380 – 450 nm

Text 4:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 27 đến 33: 

Trong những năm gần đây, công nghệ đệm từ trường ("maglev") đã được nghiên cứu để cung cấp thêm một phương án vận chuyển nhanh. Sử dụng lực đẩy của từ trường, tàu đệm từ có thể di chuyển với tốc độ lên đến 300 mph (dặm một giờ). Loại công nghệ “tàu đệm từ” đang được nghiên cứu hiện nay là EDS (Electrodynamic suspension).

Trong EDS, các thanh nam châm được đặt ở dưới đáy của tàu đệm từ và trong đường ray bên dưới tàu. Dòng điện có thể tạo ra từ trường cảm ứng trong các thanh nam châm siêu dẫn của đường ray, kết quả là xuất hiện lực đẩy liên tục giữa các thanh nam châm khiến tàu được nâng lên, duy trì một khoảng cách phía trên đường ray được gọi là “khe không khí” và di chuyển về phía trước. Về mặt lý thuyết, tàu đệm từ trong EDS phải di chuyển cao hơn ít nhất 4 inch so với đường ray, do đó hầu như không có năng lượng bị mất do ma sát. Nếu hệ thống mất năng lượng, nó sẽ ở dạng năng lượng nhiệt.

Các nhà khoa học đã thực hiện 4 nghiên cứu với tàu đệm từ trên đường ray được định hướng từ Đông sang Tây dưới các điều kiện được kiểm soát. Dòng điện I (đo bằng ampe – A) trong đường ray cần thiết để tạo ra vận tốc của tàu trong mỗi thử nghiệm được đo và ghi lại trong các bảng 1,2,3 và 4.

Nghiên cứu 1

Năm thử nghiệm được thực hiện với một đoàn tàu đệm từ có các thanh nam châm có chiều dài cố định được di chuyển dọc theo đường ray thử nghiệm từ Đông sang Tây với các vận tốc v khác nhau. Các thông số được ghi lại ở Bảng 1.

Bảng 1

Thử nghiệm

v (m/s)

I (A)

1

40

50

2

80

100

3

120

150

4

160

200

5

200

250

Nghiên cứu 2

Năm thử nghiệm với các tàu đệm từ có thanh nam châm có chiều dài (L) khác nhau nhưng đều chạy với tốc độ không đổi là 40 m/s. Dòng điện I tương ứng các độ dài khác nhau của các thanh đã được ghi lại như trong Bảng 2.

Bảng 2

Thử nghiệm

L (m)

I (A)

6

0,6

50

7

0,8

67

8

1,0

84

9

1,2

100

10

1,4

116

Nghiên cứu 3

Từ trường B, được đo bằng tesla (T), thay đổi trong đường ray đệm từ. Dòng điện chạy qua đường ray đệm từ sau đó được đo trong năm lần thử nghiệm mới. Trong suốt các cuộc thử nghiệm này, độ dài của các thanh nam châm và vận tốc của tàu đệm từ không thay đổi.

Bảng 3

Thử nghiệm

B (T)

I (A)

11

5,90.10−4

300

12

7,87.10−4

400

13

9,84.10−4

500

14

1,05.10−3

600

15

1,2.10−3

700

Nghiên cứu 4

Đoàn tàu đệm từ với các thanh nam châm có chiều dài cố định được di chuyển dọc theo đường ray thử nghiệm từ Tây sang Đông với các vận tốc khác nhau trong từ trường không đổi. Các thông số được ghi lại ở Bảng 4.

Bảng 4

Thử nghiệm

v (m/s)

I (A)

16

40

-50

17

80

-100

18

120

-150

19

160

-200

10

200

-250

Text 5:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 39: 

Bệnh mù màu đỏ và xanh lục do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. Nữ giới có kiểu gene dị hợp tử có thị lực bình thường. Trứng của người mẹ có khả năng chứa nhiễm sắc thể X bình thường (XA) hoặc nhiễm sắc thể X bị đột biến (Xa) gây bệnh mù màu đỏ và xanh lục. Tinh trùng của người bố có khả năng chứa nhiễm sắc thể XA hoặc Xa và Y.

Bảng 1 dưới đây liệt kê các kiểu gene có thể có đối với gene gây bệnh mù màu đỏ, xanh lục.

Bảng 1. Kiểu gene và kiểu hình bệnh mù màu đỏ - xanh lục

Kiểu gene người nữ

Kiểu hình

XAXA

Bình thường

XAXa

Bình thường

XaXa

Mù màu đỏ và xanh lục

Kiểu gene người nam

Kiểu hình

XAY

Bình thường

XaY

Mù màu đỏ và xanh lục

Một gia đình tham gia sự kiện tư vấn di truyền y học do nhóm học sinh đưa ra. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của nhà đó:

Text 6:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: 

Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ngăn ngừa sự đổi màu. Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại trái cây có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như mơ và nho khô, … Việc sử dụng sulfite đang gây tranh cãi vì các nghiên cứu cho thấy rằng sulfite có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho một số người với các triệu chứng như co thắt dạ dày, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây khó thở, lên cơn hen suyễn. Học sinh đã thực hiện 2 thí nghiệm sau để đo nồng độ sulfite.

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một lượng SO32− khác nhau. Một chất tạo màu được thêm vào mỗi dung dịch trên để tạo thành một hợp chất màu đỏ có khả năng hấp thụ mạnh ánh sáng ở bước sóng cụ thể. Sau đó, mỗi dung dịch được pha loãng đến 100 ml. Dung dịch A được chuẩn bị tương tự như 4 dung dịch thử nghiệm nhưng không chứa SO32−. Máy quang phổ UV-vis (một thiết bị đo khả năng hấp thụ ánh sáng của mẫu chất) được sử dụng để đo độ hấp thụ của từng dung dịch. Độ hấp thụ hiệu chỉnh được tính bằng cách lấy độ hấp thụ đo được trừ đi độ hấp thụ của dung dịch A (xem Bảng 1 và Hình 1).

Bảng 1

Nồng độ của SO32− (ppm)

Độ hấp thụ đo được

Độ hấp thụ hiệu chỉnh

0,0

0,130

0,000

1,0

0,283

0,153

2,0

0,432

0,302

4,0

0,730

0,600

8,0

1,350

1,220

Thí nghiệm 2

Một mẫu trái cây nặng 100 g được xay nhỏ trong máy xay sinh tố cùng với 50 ml H2O. Tiến hành lọc toàn bộ hỗn hợp để thu được dịch lọc. Thêm chất tạo màu vào dịch lọc và pha loãng dung dịch đến 100 ml. Quy trình này được lặp lại đối với một số loại trái cây và xác định độ hấp thụ của từng mẫu. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2

Loại trái cây

Độ hấp thụ hiệu chỉnh

Nồng độ của SO32− (ppm)

Việt quất khô

0,668

4,4

Mận khô

0,562

3,7

Chuối sấy

0,031

0,2

Nho khô

0,941

6,2

Mơ khô

0,774

5,1

 

Text 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53: 

Nước cường toan hay nước cường thủy là một hỗn hợp có tính oxy hóa mạnh được điều chế bằng cách trộn hai acid vô cơ đậm đặc là hydrochloric acid đậm đặc (HCl) và nitric acid đậm đặc (HNO3). Với đặc tính acid và oxy hóa mạnh của nước cường toan, nó có khả năng hòa tan nhiều loại khoáng chất, bao gồm các khoáng chất có chứa gold, platinum và các kim loại quý khác. Nước cường toan không chỉ là hỗn hợp của hai acid mạnh. Trong hỗn hợp này, nitric acid vừa là acid mạnh vừa là chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa hydrochloric acid thành khí chlorine và nước, tự khử thành nitrosyl chloride. Phương trình phản ứng như sau:

HNO3(aq) + 3HCl(aq) → NOCl(g) + 2H2O(l) + Cl2(g) (1)

Khí chlorine là một loại khí gây kích ứng và có tính ăn mòn cao do tính chất oxy hóa mạnh của nó. Nitrosyl chloride không ổn định, trải qua phản ứng tự oxy hóa - khử để tạo ra nitrogen oxide và một phân tử chlorine khác. Nitrogen oxide sau đó có thể phản ứng với oxygen trong không khí để tạo ra nitrogen dioxide. Các phản ứng được mô tả được trình bày dưới đây:

2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g) (2)

2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g) (3)

Phản ứng chung như sau:

2HNO3(aq) + 6HCl(aq) + O2(g) → 2NO2(g) + 4H2O(l) + 3Cl2(g) (4)

Ta có thể thấy, tỉ lệ nHCl:nHNO3=3:1. Với tỉ lệ này, nó có khả năng tạo ra 3 mol khí chlorine, dễ dàng oxy hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ và vô cơ.

Các bước chuẩn bị nước cường toan trong phòng thí nghiệm như sau:

Bước 1: Xác định thể tích mỗi acid cần trộn

Bước đầu tiên, ta cần xác định thể tích nước cường toan cần dùng.

Nitric acid đậm đặc có khối lượng riêng khoảng 1,44 g/ml, trong khi hydrochloric acid đậm đặc có khối lượng riêng khoảng 1,2 g/ml. Vì phản ứng cần tỉ lệ HCl : HNO3 là 3 : 1, điều này có nghĩa là cần tối thiểu 3,6 ml hydrochloric acid đậm đặc cho mỗi 1 ml nitric acid đậm đặc. Tỉ lệ này có thể được tăng lên đến 4:1 để bù cho sự thất thoát do bay hơi của hydrochloric acid đậm đặc.

Như vậy:

Cứ 5 ml nước cường toan thì cần 4 ml HCl đậm đặc.

Cứ 5 ml nước cường toan thì cần 1 ml HNO3 đậm đặc.

Do đó, nếu chúng ta muốn chuẩn bị 100 ml nước cường toan, thì chúng ta sẽ cần:

Thể tích HCl đậm đặc là: 100.4:5 = 80 ml.

Thể tích HNO3 đậm đặc là: 100 – 80 = 20 ml.

Bước 2: Lấy thể tích của từng acid

Sử dụng pipette chia độ hoặc pipette định mức để lấy các thể tích tương ứng: HCl (80 ml) và HNO3 (20 ml).

Bước 3: Trộn hỗn hợp 2 acid

Tiến hành cho 80 ml HCl vào bình thủy tinh trước. Sau đó, thêm từ từ HNO3 vào bình thủy tinh chứa HCl (trong quá trình thêm HNO3 cần khuấy liên tục).

Bước 4: Sử dụng nước cường toan

Nước cường toan không ổn định, vì vậy nên sử dụng ngay. Trong trường hợp còn dư nước cường toan, có thể bảo quản trong bình thủy tinh không có nắp đậy ở nơi thoáng mát. Trường hợp muốn vứt bỏ nước cường toan dư thừa, tuyệt đối không đổ trực tiếp xuống cống mà đổ vào thùng chứa chất thải có tính acid trong phòng thí nghiệm.

Text 8:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: 

Một nhóm sinh viên thu thập dữ liệu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ truyền xung sóng trên một lò xo. Họ tiến hành thí nghiệm với các lò xo có cuộn dây bị kéo căng (độ căng cao) so với các lò xo có cuộn dây bị kéo lỏng hơn (độ căng thấp), từ đó xác định sự thay đổi đặc tính của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sóng. Họ cũng nghiên cứu ảnh hưởng của biên độ sóng tới tốc độ truyền sóng. Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường mà sóng truyền qua. Quãng đường mà sóng lan truyền được trong một chu kì dao động được gọi là bước sóng, kí hiệu  ,bước sóng thường có đơn vị là mét (m).

Các sinh viên tiến hành phân tích video chuyển động chậm của một xung sóng truyền trên lò xo. Sau khi xử lí số liệu, học sinh đã vẽ đồ thị sự phụ thuộc tổng quãng đường mà xung truyền đi vào tổng thời gian truyền đi, như trong hình vẽ.

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Text 1

Phần tư duy đọc hiểu

Theo bài viết, tế bào gốc đang được nghiên cứu để ứng dụng vào điều trị vấn đề gì về sức khỏe của con người?

 

Xem đáp án

Câu 5:

Text 1

Khi có vết thương da, cơ chế sửa chữa tổn thương được mô tả như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 7:

Text 1

Theo bài viết, vì sao tế bào gốc được coi là chìa khóa quan trọng của sự sống? 

Xem đáp án

Câu 9:

Text 1

Ý nào sau đây nêu đúng về nội dung so sánh giữa tế bào ung thư và tế bào gốc?

Xem đáp án

Câu 10:

Text 1

Tại sao tế bào gốc đang trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong y học? 

Xem đáp án

Câu 11:

Text 2

Để cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến trong nước đang làm gì?

Xem đáp án

Câu 12:

Text 2

Tại hội thảo về quản lý dịch vụ phát thanh truyền hình, bà Phạm Thanh Phương đã đề cập đến sự thay đổi nào trong sở thích xem video của người Việt?

Xem đáp án

Câu 13:

Text 2

Theo bài viết, nguyên nhân của việc lợi nhuận thu từ quảng cáo video trên mạng xã hội không bằng quảng cáo truyền hình là gì?

Xem đáp án

Câu 16:

Text 2

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập đến khó khăn nào trong việc doanh nghiệp cùng nhau đo đếm và xây dựng chân dung người dùng?

Xem đáp án

Câu 18:

Text 2

Theo bài viết, Facebook đã đầu tư một số tiền lớn vào việc gì?

Xem đáp án

Câu 19:

Text 2

Theo bài viết, doanh nghiệp trong nước đang cân nhắc việc hợp tác và chia sẻ nội dung để cạnh tranh với nền tảng nước ngoài. Đề xuất nào sau đây có thể giúp tối ưu hóa giá trị quảng cáo?

Xem đáp án

Câu 20:

Text 2

Nội dung nào sau đây được đề cập trong nội dung bài viết?

Xem đáp án

Câu 21:

Text 3

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của ánh sáng khả kiến?

Xem đáp án

Câu 23:

Text 3

Dựa vào thông tin được cung cấp trong hình 1 và bảng 1, cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?

 

Xem đáp án

Câu 25:

Text 3

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Câu 28:

Text 4

Trong Nghiên cứu 2, khi chiều dài của thanh nam châm là 1 m thì dòng điện cần thiết trong đường ray có cường độ là

Xem đáp án

Câu 32:

Text 4

Cách sắp xếp các nam châm trong mô hình của tàu điện từ nào sau đây là đúng?

Cách sắp xếp các nam châm trong mô hình của tàu điện từ nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 35:

Text 5

Trường hợp cặp vợ chồng nào sau đây đều sinh ra con đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục?

Xem đáp án

Câu 37:

Text 5

Giả sử người con gái số 3 lấy chồng mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 44:

Text 6

Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu nồng độ SO32− trong dung dịch tăng gấp đôi, thì độ hấp thụ hiệu chỉnh của dung dịch

Xem đáp án

Câu 46:

Text 6

Nếu một số thành phần hòa tan trong nước được tìm thấy trong tất cả các loại trái cây được thử nghiệm trong Thí nghiệm 2 hấp thụ ánh sáng có cùng bước sóng với hợp chất được hình thành bởi SO32− và chất tạo màu. So với nồng độ SO32− thực tế, nồng độ SO32− đo được sẽ

Xem đáp án

Câu 52:

Text 7

Hiện tượng quan sát được khi cho silver phản ứng với nước cường toan là 

Xem đáp án

Câu 55:

Text 8

Theo hình vẽ, tốc độ trung bình của sóng có biên độ/độ căng cao gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 59:

Text 8

Vì âm thanh cũng có tính chất giống như sóng nên dựa vào kết quả trên Hình 1 và Hình 2, người ta có thể suy ra rằng âm thanh lớn

Xem đáp án

Câu 72:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^3} + 1\) có đồ thị hàm số là \(\left( C \right)\). Phát biểu nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Câu 86:

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình vẽ?

Media VietJack

Xem đáp án

4.6

23 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%