Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 16)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
GIỚI TRẺ VÀ CHUYỆN ĐỌC SÁCH THỜI HIỆN ĐẠI
[0] Đọc sách là cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy tri thức, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo. Thế nhưng, ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ, nhất là văn hóa đọc sách.
[1] Thực tế, thói quen truy cập mạng trở nên phổ biến, khi muốn có thêm thông tin có thể tìm trên những trang báo mạng, muốn tra cứu vấn đề gì đều có thể vào các trang chuyên về tìm kiếm trên mạng. Điều đó khiến giới trẻ dường như ngày càng tìm đến sách báo ít hơn. Thói quen đọc sách cũng không còn được duy trì thường xuyên.
[2] Theo một khảo sát gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Và trong một khảo sát đối với sinh viên TP.HCM, có 47,26% sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sách, 26.37% nghĩ rằng đọc sách là cần thiết, 25,15 cho rằng việc đọc sách là bình thường, có hay không cũng được và 1,22% nghĩ rằng việc đọc sách là không cần thiết.
[3] Nhà báo Phong Điệp, báo Nhân dân cho rằng, đây là một thực trạng rất đáng báo động trong giới trẻ. Một phần nguyên nhân là do các bạn trẻ phải dành thời gian cho việc học quá nhiều nên những nhu cầu giải trí trong đó có đọc sách cũng bị hạn chế. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Và còn một thực tế cũng nguy hại không kém, đó là việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay hầu như chỉ theo phong trào chứ không thực chất và nếu có đọc thì thường chọn những loại truyện ngôn tình, những loại sách đen. “Điều đó dẫn đến tình trạng ăn xổi, không phải là nhu cầu của bản thân, không phải mục tiêu, ước vọng của người đọc khiến lệch lạc về thị hiếu, thẩm mỹ thậm chí là kiến thức xã hội, nhận thức xã hội của các bạn trẻ hạn chế rất nhiều”, nhà báo Phong Điệp nhấn mạnh.
[4] Chính vì vậy, những năm qua, các dự án, chương trình, các cuộc vận động của nhiều tổ chức diễn ra dưới nhiều hình thức như: Sách hóa nông thôn, Sách cho em, Trạm đọc, We love reading… Hay tại kỳ họp Quốc hội khoá 14 đã thông qua Luật Thư viện quy định ngày 21/4 hằng năm là “Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam”. Đây là những hoạt động có ý nghĩa, giúp tăng thêm niềm đam mê, và sự yêu thích đọc sách của các bạn trẻ. Nhưng thực tế lại chưa diễn ra đồng đều ở tất cả các tỉnh thành cũng như ở các trường học. “Có nơi thì nhộn nhịp, có nơi lại im ắng như tờ”, nhà báo Phong Điệp khẳng định.
[5] Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ cũng thay đổi rất nhiều. Thời xưa người ta thường hay nói đến “sách gối đầu giường”, nhưng thời nay “gối đầu giường” của đại đa số bạn trẻ lại là Smartphone. Trong thời đại mới, cách đọc sách, truyện không còn theo truyền thống như trước nữa. Thay vì lật giở từng trang sách, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các trang web hoặc phần mềm để nghe sách, nghe truyện. Đương nhiên, đọc sách in hay đọc sách điện tử, cũng là đọc. Không phải ngồi cầm quyển sách, lật từng trang mới là đọc sách. Tuy nhiên, với cách đọc mới này, những cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang được tóm gọn trong vài chục trang. Những cuốn sách nâng cao kiến thức, câu chuyện lịch sử cũng chỉ gói gọn trong 3 – 4 phút trên mạng. Điều đó đòi hỏi những nhà sáng tạo nội dung cần đặc biệt lưu ý để văn chương không bị biên tập, cắt gọn tới mức biến dạng nội dung, nhà báo Phong Điệp cho biết thêm.
[6] Có thể nói, việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử có thể sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Điều đó đòi hỏi những người viết sách cũng cần phải đổi mới về phong cách viết, hình thức truyền tải để phù hợp với xu thế hiện nay. Cùng với đó, những nhà quản lí trang mạng cũng như cơ quan quản lí nhà nước cũng cần chú ý hơn trong việc rà soát nội dung để sách điện tử đến với bạn đọc một cách ý nghĩa nhất.
[7] Văn hóa đọc có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn hình thành nhân cách con người. Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc đối với mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội. Bất cứ thời đại nào, cũng coi trọng việc đọc và đọc sách chính là phương pháp tự học hiệu quả nhất. Vì vậy, ngay từ khi ở bậc tiểu học, cha mẹ và thầy cô giáo hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. Điều đó sẽ giúp hình thành thói quen đọc sách và có thể khuyến khích giới trẻ đến với sách nhiều hơn.
(Thu Hằng, https://vov2.vov.vn)
Đoạn văn 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ CÓ KHẢ NĂNG CÁCH NHIỆT VÀ CHỊU LỰC
[1] Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới. Tái chế chất thải xây dựng.
[2] Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.
[3] Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường ĐH Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.
[4] “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” –Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.
[5] “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.
[6] Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.
[7] Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 µm, cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; vê viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200oC trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m3.
[8] “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS Phong chia sẻ. “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau. các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.
[9] Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm – một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/m3, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.
[10] Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 12000C – tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.
[11] Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường – chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cơ làm năng lượng đốt lò – để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng xem xét nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm hạt nhẹ này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 18/12/2020)
Đoạn văn 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:
Một sợi dây xích nặng được đặt trên mặt bàn không ma sát, một phần chiều dài của dây xích là Y0 thòng xuống cạnh bàn như Hình 1
Tổng chiều dài của sợi dây xích là L. Khi được thả ra, dây xích trượt khỏi bàn như Hình 2
Hình 2
“Thời gian rơi” là thời gian cần thiết để sợi dây xích trượt hoàn toàn khỏi mặt bàn. Thời gian rơi được biểu thị trong hình 3 đối với L cố định và Y0 khác nhau khi ở trên bề mặt của Sao Mộc, Trái Đất và Mặt Trăng. Thời gian rơi được biểu thị trong hình 4 với Y0 = 20 cm và L khác nhau trên cùng ba bề mặt của Sao Mộc, Trái Đất và Mặt Trăng. Gia tốc trọng trường mặt trên bề mặt của Sao Mộc, Trái Đất và Mặt Trăng được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1 |
|
Hành tinh hoặc Mặt Trăng |
Gia tốc trọng trường trên bề mặt của hành Hành tinh hoặc Mặt Trăng (m/s2) |
Sao Mộc |
24,9 |
Trái Đất |
9,8 |
Mặt Trăng |
1,6 |
Đoạn văn 4
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 34:
Một nhóm học sinh đã thực hiện một số thí nghiệm, bằng cách thu thập bốn mẫu đất (A, B, C, D) từ khu vực xung quanh của một con sông. Các mẫu được cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn thuộc chi Actinomyces. Sau đó, họ phân lập các chủng vi sinh vật này trong các mẫu đất trên và cho sinh trưởng trong các điều kiện khác nhau.
Thí nghiệm 1
Bốn chủng phân lập được nuôi cấy trên đĩa petri chứa môi trường tối thiểu có bổ sung nguồn carbon. Các mẫu được nuôi cấy ở nhiệt độ 30oC trong 24 giờ. Kết quả của thí nghiệm 1 được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Kết quả nuôi cấy thí nghiệm 1 |
|||
Nguồn carbon |
|||
Glucose |
Galactose |
Pyruvate |
|
A |
_ |
_ |
+ |
B |
+ |
+ + |
_ |
C |
+ |
+ |
+ |
D |
_ |
_ |
+ + |
Kí hiệu: Không tăng trưởng (-) ; Tăng trưởng vừa (+) ; Tăng trưởng mạnh (+ +)
Thí nghiệm 2
Bốn chủng vi khuẩn phân lập trên được nuôi cấy trên các đĩa petri có chứa môi trường LB (Lysogeny Broth – một môi trường giàu dinh dưỡng được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn). Các mẫu được nuôi cấy ở các nhiệt độ khác nhau trong 24 giờ và sau đó đếm số lượng khuẩn lạc trên mỗi đĩa. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Kết quả nuôi cấy thí nghiệm 2 |
|||
Nhiệt độ |
|||
4oC |
30oC |
42oC |
|
A |
0 |
140 |
65 |
B |
0 |
36 |
32 |
C |
0 |
45 |
11 |
D |
0 |
93 |
13 |
Thí nghiệm 3
Khi một quần thể vi khuẩn phát triển trong môi trường chất lỏng, chất lỏng trở nên đục dần, và có thể đo được bằng máy đo quang phổ, sử dụng tia laser để đo mật độ quang học (OD) của chất lỏng. Trước mỗi lần sử dụng, máy quang phổ được hiệu chuẩn bằng một mẫu nước cất, có giá trị OD = 0.
Các chủng phân lập được nuôi cấy trong môi trường LB lỏng ở 30oC trong khoảng thời gian 24 giờ. Mỗi giờ lấy ra một lượng mẫu nhỏ và đo quang phổ. Các đường cong sinh trưởng của bốn chủng phân lập được thể hiện trong hình 1.
Đoạn văn 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 40:
Một giáo viên cung cấp bảng dưới đây cho học sinh trong một lớp học khoa học. Bảng đưa ra 5 tính chất của mỗi mẫu A – H. Giả sử rằng mỗi mẫu đều là một chất tinh khiết, thể rắn.
(Lưu ý: Khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của mỗi mẫu được xác định ở 20oC và tất cả 5 tính chất được xác định ở áp suất 1 atm)
Giáo viên yêu cầu bốn học sinh đưa ra cách giải thích riêng về phương pháp dự đoán mẫu nào được tạo thành từ cùng một chất dựa vào những dữ liệu trên.
Học sinh 1
Nếu 2 mẫu có cùng giá trị về cả năm tính chất thì chúng được tạo thành bởi cùng một chất. Nếu 2 mẫu có giá trị khác nhau về một trong năm tính chất thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau.
Học sinh 2
Nếu hai mẫu giống nhau về ba tính chất bất kỳ trở lên trong số năm tính chất thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có cùng giá trị đối với ít hơn ba trong số năm tính chất thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau.
Học sinh 3
Nếu hai mẫu có cùng khối lượng, thể tích, khối lượng riêng thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có giá trị khác nhau về bất kỳ tính chất nào trong ba tính chất này thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau. Bản thân điểm nóng chảy và điểm sôi đều không đủ căn cứ để phân biệt giữa các chất.
Học sinh 4
Nếu hai mẫu có cùng khối lượng riêng, điểm nóng chảy và điểm sôi thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có giá trị khác nhau về bất kỳ tính chất nào trong ba tính chất này thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau. Tính chất về khối lượng và thể tích đều không đủ căn cứ để phân biệt các chất với nhau.
Câu 39:
Dựa trên lời giải thích của Học sinh 1, hai mẫu nào sau đây được tạo thành từ cùng một chất?
Dựa trên lời giải thích của Học sinh 1, hai mẫu nào sau đây được tạo thành từ cùng một chất?
Đoạn văn 6
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 41 đến 47:
Trong một hạt nhân bền, các prôtôn và nơtrôn có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi muốn phá vỡ hạt nhân để tách thành các nuclôn riêng rẽ cần phải tốn một năng lượng cung cấp từ bên ngoài cho hạt nhân, năng lượng này có giá trị ít nhất phải bằng năng lượng liên kết giữa các nuclôn, mà ta gọi là năng lượng liên kết hạt nhân. Như vậy năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng có trị số bằng công cần thiết để tách hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt. Năng lượng liên kết được kí hiệu là và được tính theo công thức: \(\Delta W = \Delta m{c^2}\). Trong đó \(\Delta m\) là độ hụt khối.
Nếu một hạt nhân có Z protôn, số khối là A và khối lượng nghỉ là Mhn thì công thức độ hụt khối là: \(\Delta m = Z.{m_p} + (AZ).{m_n}{M_{hn}}\) ; với mp và mn lần lượt là khối lượng nghỉ của protôn và nơtron.
Khi dùng đơn vị khối lượng nguyên tử thì công thức tính năng lượng liên kết là:
\(\Delta W({\rm{MeV}}) = 931,5.\Delta m(u);\,\,1{\rm{MeV}} = 1,{6.10^{ - 13}}\;{\rm{J}}\).
Năng lượng liên kết hạt nhân càng lớn thì liên kết giữa các nuclôn càng mạnh. Tuy nhiên, năng lượng liên kết hạt nhân phụ thuộc vào số nuclôn trong hạt nhân thể hiện qua độ hụt khối . Do đó, nếu dùng năng lượng liên kết hạt nhân để so sánh sự bền vững thì không hoàn toàn chính xác: một hạt nhân nhiều nuclôn có năng lượng liên kết lớn chưa hẳn đã bền hơn một hạt nhân ít nuclôn có năng lượng liên kết nhỏ hơn. Vì vậy, để so sánh độ bền vững giữa các hạt nhân, cần so sánh năng lượng liên kết trung bình cho một nuclôn, được gọi là năng lượng liên kết riêng. Như vậy, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân, kí hiệu là , có giá trị bằng tỷ số giữa năng lượng liên kết và tổng số nuclôn của hạt nhân. Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững. Hình bên dưới là đồ thị biểu diễn năng lượng liên kết riêng theo số khối A của hạt nhân.
Đoạn văn 7
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 54:
Các virus thiếu enzyme chuyển hóa và bộ máy sản xuất protein. Chúng là các dạng sống ký sinh nội bào bắt buộc. Mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số lượng nhất định các loại tế bào chủ, được gọi là phổ vật chủ của virus. Tính đặc trưng của phổ vật chủ là kết quả của quá trình tiến hóa hệ thống nhận diện của mỗi loại virus. Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” giữa các protein bề mặt của virus với các phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt ngoài của tế bào chủ.
Quá trình lây nhiễm của virus bắt đầu khi một virus đính kết với tế bào chủ và hệ gene của chúng được truyền vào trong tế bào chủ. Cơ chế truyền hệ gene của virus vào tế bào chủ phụ thuộc vào loại virus và loại tế bào chủ. Khi hệ gene của virus đã ở trong tế bào chủ, các protein mà nó mã hóa có thể trưng dụng tế bào chủ, tái lập trình hoạt động tế bào để tái bản hệ gene của virus, đồng thời sản xuất ra các protein của virus. Tế bào chủ cung cấp các nucleotide cho việc tổng hợp các nucleic acid của virus, cũng như các enzyme, các ribosome, các tRNA, các amino acid, ATP và các thành phần khác cần thiết để tổng hợp protein của virus. Phần lớn các virus DNA dùng các enzyme DNA polymerase của tế bào chủ để tổng hợp hệ gene mới của chúng trên cơ sở dùng mạch khuôn là DNA của virus. Ngược lại, để tái bản vật chất di truyền, các virus RNA thường mã hóa các enzyme polymerase sử dụng RNA làm mạch khuôn.
Sau khi các phân tử nucleic acid và các capsomer đã được tạo ra, chúng sẽ đóng gói với nhau một cách tự phát để hình thành nên các virus thế hệ con. Một kiểu chu kì sinh sản của virus đơn giản nhất sẽ kết thúc bằng việc hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn virus thoát khỏi tế bào chủ lây nhiễm, kéo theo sự phá hủy của tế bào chủ.
Đoạn văn 8
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 55 đến 60:
Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc, gây nên những ảnh hưởng bất thường, dẫn tới nhiều bệnh và tật nguy hiểm. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT), hàm lượng Ni2+ trong nước phải nhỏ hơn 0,07 mg/L. Vượt qua con số này sẽ gây ngộ độc cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp, …
Học sinh nghiên cứu quá trình loại bỏ Ni2+ khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa hóa học. Sản phẩm thu được là chất rắn nên có thể loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc. Trong nước, hydroxide (OH–) phản ứng với Ni2+ tạo thành nickel hydroxide monohydrate [Ni(OH)2.H2O] theo phương trình phản ứng:
Ni2+ + 2OH− + H2O → Ni(OH)2.H2O
Học sinh tiến hành 2 thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng và phương pháp lọc đến quá trình loại bỏ Ni2+ ra khỏi dung dịch.
Thí nghiệm 1: Gồm 3 thử nghiệm 1, 2 và 3, mỗi thử nghiệm được tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Cho 32 mL dung dịch OH– 1,0 mol/L và 260 mL dung dịch Ni2+ 0,06 mol/L vào cốc thủy tinh dung tích 500 mL.
Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp ở 22°C trong các khoảng thời gian 10 phút, 3 ngày và 7 ngày.
Bước 3: Thu hồi kết tủa rắn bằng phễu lọc thông thường (Hình 1).
Bước 4: Xác định nồng độ của Ni2+ trong dịch lọc (kí hiệu là CNF (mg/kg)).
Thí nghiệm 2: Gồm 3 thử nghiệm 4, 5 và 6. Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1, riêng bước 3, chất rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc chân không (Hình 2).
Kết quả của thí nghiệm 1 và 2 được thể hiện trong Bảng 1.
(Số liệu theo K. Blake Corcoran và cộng sự công bố năm 2010 trong bài "Chemical Remediation of Nickel (II) Waste: A Laboratory Experiment for General Chemistry Students" trên tạp chí Journal of Chemical Education)
Câu 72:
Từ các chữ số \(0,1,2,3,4,5\) có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có sáu chữ số khác nhau?
40 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%