Câu hỏi:
01/07/2024 723Các virus thiếu enzyme chuyển hóa và bộ máy sản xuất protein. Chúng là các dạng sống ký sinh nội bào bắt buộc. Mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số lượng nhất định các loại tế bào chủ, được gọi là phổ vật chủ của virus. Tính đặc trưng của phổ vật chủ là kết quả của quá trình tiến hóa hệ thống nhận diện của mỗi loại virus. Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” giữa các protein bề mặt của virus với các phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt ngoài của tế bào chủ.
Quá trình lây nhiễm của virus bắt đầu khi một virus đính kết với tế bào chủ và hệ gene của chúng được truyền vào trong tế bào chủ. Cơ chế truyền hệ gene của virus vào tế bào chủ phụ thuộc vào loại virus và loại tế bào chủ. Khi hệ gene của virus đã ở trong tế bào chủ, các protein mà nó mã hóa có thể trưng dụng tế bào chủ, tái lập trình hoạt động tế bào để tái bản hệ gene của virus, đồng thời sản xuất ra các protein của virus. Tế bào chủ cung cấp các nucleotide cho việc tổng hợp các nucleic acid của virus, cũng như các enzyme, các ribosome, các tRNA, các amino acid, ATP và các thành phần khác cần thiết để tổng hợp protein của virus. Phần lớn các virus DNA dùng các enzyme DNA polymerase của tế bào chủ để tổng hợp hệ gene mới của chúng trên cơ sở dùng mạch khuôn là DNA của virus. Ngược lại, để tái bản vật chất di truyền, các virus RNA thường mã hóa các enzyme polymerase sử dụng RNA làm mạch khuôn.
Sau khi các phân tử nucleic acid và các capsomer đã được tạo ra, chúng sẽ đóng gói với nhau một cách tự phát để hình thành nên các virus thế hệ con. Một kiểu chu kì sinh sản của virus đơn giản nhất sẽ kết thúc bằng việc hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn virus thoát khỏi tế bào chủ lây nhiễm, kéo theo sự phá hủy của tế bào chủ.
Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” nghĩa là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Theo đoạn thông tin: “Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” giữa các protein bề mặt của virus với các phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt ngoài của tế bào chủ”, tức là không phải virus nào cũng xâm nhập được vào hết các loại tế bào, mà cần có sự liên kết đặc hiệu với tùy từng loại thụ thể trên bề mặt tế bào. Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hấp thị, Xâm nhập, Sinh tổng hợp, Lắp ráp, Giải phóng
_______ → _______ → _______ → _______ → _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Sắp xếp các giai đoạn sau đây cho đúng chu trình nhân lên của virus?
Hấp phụ → Xâm nhập → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Giải phóng.
Giải thích
Theo đoạn thông tin, ta có thể sơ đồ hóa lại quá trình nhân lên của virus theo trình tự: Hấp phụ → Xâm nhập → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Giải phóng.
Câu 3:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về virus?
Lời giải của GV VietJack
Theo bài: “Chúng là các dạng sống ký sinh nội bào bắt buộc”, sử dụng hệ enzyme của vật chủ để nhân lên, nên dù ở trong hay ngoài vật chủ thì virus đều không có sự sinh trưởng. Chọn D
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Virus cần tự mã hóa một số loại enzyme nhất định phục vụ cho nhu cầu nhân lên của chúng, do tế bào chủ không cần thiết phải có những enzyme đó trong quá trình hoạt động của mình. Chọn A
Câu 5:
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho các phương thức sau:
(1) Ức chế hoà màng/xâm nhập.
(2) Ức chế enzyme sao chép ngược.
(3) Ức chế protease.
(4) Ức chế sự tích hợp vật chất di truyền của virus.
Có (1) ______ phương thức phù hợp với việc sản xuất các loại thuốc để ức chế sự nhân lên của virus HIV.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Có (1) __4__ phương thức phù hợp với việc sản xuất các loại thuốc để ức chế sự nhân lên của virus HIV.
Giải thích
4 phương thức trên đều phù hợp:
Ức chế hòa màng/xâm nhập: ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào.
Ức chế enzyme sao chép ngược: không tạo đủ vật chất di truyền cho các thế hệ virus.
Ức chế protease: ức chế sự tổng hợp protein, lắp ráp các vật chất virus.
Ức chế sự tích hợp vật chất di truyền của virus: ngăn chặn virus gắn hệ gene vào hệ gene tế bào.
Câu 6:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Thụ thể CD4 là thụ thể của virus HIV. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì virus sẽ xâm nhập và phá hủy tế bào.
Lời giải của GV VietJack
Thụ thể CD4 đặc hiệu với protein bề mặt của virus. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì virus sẽ xâm nhập vào nhưng không nhân lên được do hồng cầu không có nhân, không có bộ máy sao chép nucleic acid. Chọn B
Câu 7:
Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Virus bám được vào tế bào chủ là nhờ các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ. |
||
Kết quả của quá trình nhân lên là từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới có độc tính tăng gấp nhiều lần. |
||
Virus sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình. |
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Virus bám được vào tế bào chủ là nhờ các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ. |
X | |
Kết quả của quá trình nhân lên là từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới có độc tính tăng gấp nhiều lần. |
X | |
Virus sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình. |
X |
Giải thích
(1), (3) đúng.
(2) sai vì kết quả của quá trình nhân lên là từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới giống hệt nhau và giống virus ban đầu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phần tư duy đọc hiểu
Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng để hoàn thành câu văn sau:
Trong sự phát triển của đời sống, giới trẻ ngày nay có xu hướng (1) ______ hình thức giải trí sang các hoạt động trực tuyến thay vì đọc sách, báo in như thập niên trước.
Câu 3:
Câu 4:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
lớn hơn, nhỏ hơn
Gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất _______ gia tốc trọng trường trên bề mặt Mặt Trăng.
Gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất _______ gia tốc trọng trường trên bề mặt Sao Mộc.
Câu 5:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Theo thí nghiệm 1, phân lập B có số lượng vi khuẩn phát triển lớn nhất khi được cung cấp nguồn carbon là galactose.
Câu 6:
Phân tư duy toán học
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!