ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề y học - Đề 2

25 người thi tuần này 4.6 1 K lượt thi 25 câu hỏi 30 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Thí sinh đọc bài đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Triển vọng sử dụng thuốc kháng CDK4/6 trong điều trị ung thư vú

(1) Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều hướng điều trị mới đã được nghiên cứu áp dụng cho bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết. Một trong số đó là các nghiên cứu nhằm tác động lên đường dẫn truyền tín hiệu tế bào Cyclin-CDK, tiêu biểu cho cơ chế này là nhóm thuốc ức chế CDK4/6 - nhóm thuốc mới nhất trong điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn tiến xa.

(2) Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ung thư vú là dạng u vú ác tính, đa số các trường hợp bị ung thư vú thường bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể sẽ di căn vào xương và các bộ phận khác. Trong đó, thể ung thư vú thụ thể nội tiết dương tính chiếm tới 70-75% số ca. Điều trị nội tiết (tamoxifen, fulvestrant và các thuốc ức chế aromatase) là lựa chọn hàng đầu cho nhóm bệnh nhân này. Tuy nhiên, ở giai đoạn ung thư tiến triển xa, tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị nội tiết có thể lên tới 50%. Do vậy, việc quan trọng là phải phát hiện sớm ung thư vú thông qua quá trình tầm soát tế bào ở những phụ nữ bình thường, điều này giúp cải thiện đáng kể quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ung thư vú đang ngày càng có những diễn biến theo chiều hướng gia tăng, với ước tính số ca mắc mới trong năm 2020 lên tới hơn 276.000 ca [1, 2]. Đây là một căn bệnh hết sức phức tạp, luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều quốc gia nhằm tìm cách phòng chống và điều trị.

(3) Chu kỳ tế bào là một quá trình được kiểm soát chặt chẽ và được chia ra làm 4 pha: G1, S (tổng hợp DNA), G2, và M (nguyên phân). Giai đoạn chuyển từ pha G1 tới pha S là bước quan trọng trong quá trình nhân lên của tế bào và được điều hòa bởi đường dẫn truyền tín hiệu tế bào Cyclin-CDK [viết tắt từ “cylcin-dependent kinase (CDK) 4/6-INK4-retinoblastoma.

(4) Cyclin D là một protein điều hòa có vai trò hoạt hóa CDK. Khi có tín hiệu ngoại bào (ví dụ như các nhân tố tăng trưởng), Cyclin D sẽ kết hợp với CDK4 và CDK6 để hoạt hóa các enzyme này. CDK4/6 được hoạt hóa sẽ kích hoạt Rb và E2F. E2F thúc đẩy tế bào chuyển từ pha G1 sang pha S. Sự hoạt hoá E2F quá mức có thể thúc đẩy quá trình phân chia tế bào nhanh chóng và không chọn lọc, là một yếu tố nguy cơ phát triển khối u. Nhóm thuốc kháng CDK4/6 có vai trò ức chế phức hợp CyclinD- CDK4/6, qua đó ức chế hoạt hóa E2F, dẫn tới ức chế chu trình nhân lên của tế bào tại pha G1 và có tác dụng ngăn cản sự phát triển của khối u. Rối loạn trục Cyclin/CDK/E2F xảy ra ở 50-70% các trường hợp ung thư vú. Sự bộc lộ quá mức Cyclin D1 cũng được nhận thấy ở 50-60% bệnh nhân ung thư vú và 50% bệnh nhân thiếu hụt gene ức chế CDK4/6.

(5) Nghiên cứu cho thấy, các thuốc kháng CDK4/6 thế hệ đầu tiên (như flavopiridol) không cho kết quả như mong đợi do khả năng chọn lọc kém, dẫn tới nguy cơ về tác dụng phụ. Flavopriridol trong các thử nghiệm cũng cho thấy hiệu quả khiêm tốn dưới dạng đơn chất và không mang lại hiệu quả khi phối hợp hóa trị.

(6) Thế hệ thứ 2 của nhóm thuốc này, dù tính chọn lọc cao hơn nhưng lại có nhiều nguy cơ về biến cố bất lợi nghiêm trọng. Dinaciclib được xác nhận có liên quan lần lượt từ 60 và 70% tác dụng phụ nghiêm trọng trong các thử nghiệm lâm sàng pha I và pha II.

(7) Phải đến thế hệ thứ 3, thuốc kháng CDK4/6 mới được chấp thuận trong điều trị ung thư vú tiến triển trên bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính và HER2 âm tính. Một ưu điểm của thế hệ này là các thuốc đã được sử dụng ở dạng uống. Ba hoạt chất được chấp thuận gồm: palbociclib (PD0332991, Pfizer, Inc.), ribociclib (LEE011, Novartis International AG) và abemaciclib (LY2835219, Eli Lilly and Company).

(8) Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả và an toàn của palbociclib bao gồm các thử nghiệm PALOMA-1, PALOMA-2 và PALOMA-3.

(9) Thử  nghiệm  PALOMA-1  là  thử nghiệm pha II gồm 165 bệnh nhân, so sánh palbociclib kết hợp letrozole so với letrozole đơn độc ở bệnh nhân bị ung thư vú giai đoạn tiến xa (dương tính thụ thể nội tiết và âm tính với protein HER2), hậu mãn kinh chưa được điều trị trước đó. Thời gian sống của bệnh nhân không nặng hơn mức trung bình là 20,2 tháng (13,8-27,5) đối với nhóm palbociclib kết hợp letrozole và 10,2 tháng (5,7-12,6) đối với nhóm letrozole. Kết quả mang tính bước ngoặt này đã dẫn đến việc Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhanh chóng phê duyệt palbociclib kết hợp letrozole trong bệnh ung thư vú giai đoạn tiến xa ở bệnh nhân hậu mãn kinh.

(10) Sau khi PALOMA-1 thành công với phác đồ palbociclib và letrozole, thử nghiệm pha III gồm 666 bệnh nhân là PALOMA-2 được phát triển để xác nhận lại lợi ích của việc kết hợp thuốc này so với letrozole đơn độc trên bệnh nhân ung thư  vú giai đoạn tiến xa chưa được điều trị trước đó. Trong thử nghiệm này, palbociclib + letrozole đạt được tiêu chí chính là cải thiện thời gian sống, bệnh không nặng hơn so với letrozole + giả dược (trung bình lần lượt là 24,8 so với 14,5 tháng, p<0,001).

(11) Một năm kể từ chỉ định đầu tiên được cấp phép, vào tháng 2/2016, FDA tiếp tục phê duyệt chỉ định mới của palbociclib: kết hợp với fulvestrant để điều trị ung thư vú ở giai đoạn tiến xa tiến triển sau khi điều trị bằng liệu pháp hormone. Quyết định này dựa trên kết quả của thử nghiệm PALOMA-3 ở 521 bệnh nhân ung thư vú tiến xa, bất kể tình trạng mãn kinh, tiến triển sau liệu pháp hormone, được điều trị fulvestrant đơn độc hoặc kết hợp palbociclib. Kết quả là, thời gian sống của bệnh không nặng hơn của nhóm fulvestrant kết hợp palbociclib là 9,2 tháng, vượt trội so với nhóm chỉ có fulvestrant là 3,8 tháng (p<0,001). Thời gian sống thêm toàn bộ cũng được cải thiện (34,9 so với 28,0 tháng), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

(12) Nhìn chung, nhóm thuốc ức chế CDK4/6 dễ dung nạp. Các tác dụng không mong muốn phổ biến trong nhóm bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, thiếu máu và giảm tiểu cầu. Tác dụng phụ thường gặp của palbociclib và ribociclib là giảm bạch cầu trung tính, trong khi tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp nhất của abemaciclib. Không có sự vượt trội về tính an toàn giữa các thuốc, vì vậy cần cân nhắc tới độc tính của các thuốc trước khi quyết định dùng trên từng bệnh nhân cụ thể. Nếu bệnh nhân không dung nạp được với một thuốc, việc thử sử dụng một thuốc khác có thể được cân nhắc.

(13) Có thể khẳng định, nhóm thuốc ức chế CDK4/6 cho thấy hiệu quả tốt trên lâm sàng, dễ dung nạp, hiệu quả không kém hơn các thuốc ức chế nội tiết như tamoxifen hay fulvestrant. Trong điều trị ung thư vú tiến xa (dương tính thụ thể nội tiết và âm tính protein HER2), nhóm thuốc này có tiềm năng lớn, sẽ được đưa vào nhóm điều trị đầu tay, mở ra triển vọng to lớn trong việc điều trị tận gốc căn bệnh ung thư vú.

(Nguồn: “Triển vọng sử dụng thuốc kháng CDK4/6 trong điều trị ung thư vú” Phạm Đức Hùng1, Trần Phương Thảo, Trần Linh Giang, Nguyễn Lê Hiệp, Nguyễn Thế Thịnh, Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 10, năm 2020)

Ý nào nói đúng nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 2:

Ung thư vú là loại bệnh thường gặp ở đối tượng nào?

Xem đáp án

Câu 3:

Ung thư vú là dạng u vú?

Xem đáp án

Câu 4:

Đa số các trường hợp bị ung thư vú thường bắt đầu từ đâu?

Xem đáp án

Câu 6:

Cyclin D là một protein điều hòa có vai trò?

Xem đáp án

Câu 7:

Các thuốc kháng CDK4/6 thế hệ đầu tiên (như flavopiridol) không cho kết quả như mong đợi do?

Xem đáp án

Câu 8:

Phải đến thế hệ thứ mấy thuốc kháng CDK4/6 mới được chấp thuận trong điều trị ung thư vú?

Xem đáp án

Câu 9:

Đâu là nhận xét đúng nhất về thuốc kháng CDK4/6?

Xem đáp án

Câu 10:

Những tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị để chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

(1) Tháng  7/2017,  Hội  nghị  khoa  học  toàn  cầu  về  HIV/AIDS  (IAS  2017)  đã  diễn  ra tại Paris, Pháp với 1.700 bài  báo khoa học được trình bày. Các  nghiên  cứu  đã  chỉ  ra  các  cách  tiếp cận và công cụ mới để tăng  cường  kiểm  soát  HIV  trên  toàn  cầu.

(2) Bà  Linda-Gail  Bekker,  Chủ  tịch  Hiệp  hội  quốc  tế  về  AIDS  (IAS)  và  là  Chủ  tịch  Hội  đồng  khoa học quốc tế của IAS 2017  cho biết: “Mỗi nghiên cứu đang  tập trung hiện nay đều đưa chúng  ta đến một bước gần hơn với sự  kết thúc của HIV. Nghiên cứu bao  gồm nhiều hướng khác nhau như  vắc-xin, các phương pháp điều trị  mới. Bằng chứng thực tế cho thấy,  những nỗ lực hiện tại của chúng  ta để mở rộng các thử nghiệm và  điều trị đang được đánh giá cao”.  

(3) Hướng  sản  xuất  vắc-xin  HIV  đã mang lại nhiều hứa hẹn mới:  Đó  là  kết  quả  từ  nghiên  cứu  APPROACH,  một  nghiên  cứu  pha  1/2a  đánh  giá  7  loại  vắc- xin phòng ngừa HIV khác nhau  (vắc-xin tái tổ hợp dựa trên gen  đặc trưng của virus HIV). Nghiên  cứu APPROACH được thực hiện  trên  393  người  lớn  có  nguy  cơ  nhiễm HIV thấp ở Mỹ, Rwanda,  Uganda, Nam Phi và Thái Lan.  Loại vắc-xin này bao gồm hai gen  đầu tiên với Ad26.Mos.HIV và hai  tái tổ hợp với  Ad26.Mos.HIV và  Clade  C  gp140  được  bổ  sung  thêm nhôm đáp ứng được miễn  dịch mạnh nhất. Loại vắc-xin này  đã được chứng minh là bảo vệ tốt  nhất cho loài linh trưởng.

(4) Tiến bộ trong nghiên cứu thuốc  điều  trị  HIV  dạng  tiêm  có  thời  gian tác dụng kéo dài, đó chính  là LATTE-2. Đây là một nghiên  cứu mở giai đoạn II b, dùng phối  hợp hai thuốc cabotegravir (chất  ức  chế  integrase)  và  rilpivirine  (NNRTI - ức chế men sao chép  ngược non-nucleotide thế hệ thứ  hai) như là một liệu pháp duy trì  cho những người đã điều trị ARV  (ARV là thuốc điều trị dùng cho  những người bị HIV, có tác dụng  làm giảm sự phát triển của virus  HIV và làm chậm giai đoạn HIV  sang AIDS) có tải lượng virus HIV  dưới  ngưỡng  phát  hiện.  Nghiên  cứu  cho  thấy,  liệu  trình  điều  trị  bằng thuốc tiêm, có tác dụng kéo  dài sẽ thuận tiện hoặc ít bị kỳ thị  hơn so với thuốc uống hàng ngày,  điều này có thể giúp cải thiện tỷ  lệ tuân thủ điều trị ở người nhiễm  HIV.

(5) Giáo  sư  Joseph  Eron  thuộc  Đại học North Carolina (Chapel  Hill,  Mỹ)  đã  trình  bày  kết  quả  nghiên cứu về LATTE-2 được thử  nghiệm  trong  96  tuần.  Nghiên cứu cho thấy, thuốc có tác dụng kéo dài trên những bệnh nhân sử dụng thuốc. Trong đó dạng tiêm  dung nạp tốt và đạt được tỷ lệ đáp  ứng  virus  dưới  ngưỡng  ức  chế  cao, bất kể tiêm với tần suất bốn  tuần một lần hoặc tám tuần một  lần. Liệu trình liều lượng bốn tuần hiện đang được đánh giá  trong  các nghiên cứu giai đoạn III.

(6) Có thể thấy, với những kết quả  nghiên cứu trong sản xuất vắc-xin  và thuốc điều trị HIV dạng tiêm  cùng các chiến lược tốt hơn để  chống lại các bệnh nhiễm trùng  cơ  hội  sẽ  mang  lại  những  hiệu  quả  nhất  định  trong  việc  kiểm  soát căn bệnh này trong thời gian  tới.

(Nguồn: “Những tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị để chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS”, Nguyễn Văn Kính, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 1, năm 2018)

Nội dung chính được văn bản đề cập là gì?

Xem đáp án

Câu 11:

HIV/AIDS là gì?

Xem đáp án

Câu 12:

Những nghiên cứu nào được nhắc đến trong văn bản trên?

Xem đáp án

Câu 13:

Thuốc LATTE-2 có sự phối hợp những loại thuốc nào?

Xem đáp án

Câu 14:

Theo văn bản, liệu trình điều trị bằng thuốc tiêm có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 15:

Ai là người đã trình bày kết quả nghiên cứu về LATTE-2?

Xem đáp án

Câu 16:

Loại vắc xin được nhắc đến trong văn bản là thuốc điều trị dạng nào?

Xem đáp án

Câu 17:

Đâu là nhận xét đúng về các loại vắc xin được nghiên cứu trong văn bản trên?

Xem đáp án

Câu 18:

1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.

3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?

4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.

5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.

6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.

7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..

(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)

Nội dung chính của bài đọc trên là?

Xem đáp án

Câu 19:

Theo tác giả, đại dịch Covid-19 đã:

Xem đáp án

Câu 20:

Ý nào sau đây là một trong các phương án tạm thời” được đề cập ở đoạn 2?

Xem đáp án

Câu 21:

Tại đoạn 3, câu văn “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 22:

Vì sao tác giả cho rằng: “Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản”?

Xem đáp án

Câu 23:

Tác giả nhắc đến hình ảnh “một chiếc xe Vinfast” ở đoạn 5 nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 24:

Mục tiêu của Max Planck khi đề xuất thuyết lượng tử là gì?

Xem đáp án

Câu 25:

Tác giả cho rằng sự sống còn của một dân tộc phụ thuộc chính vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

4.6

194 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%