Câu hỏi:

03/04/2022 90

Mục tiêu của Max Planck khi đề xuất thuyết lượng tử là gì?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mục tiêu của Max Planck khi đề xuất thuyết lượng tử là giải thích phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối.

Đáp án cần chọn là: A

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khái niệm cylcin-dependent kinase (CDK) 4/6-INK4-retinoblastoma được viết tắt là?

Xem đáp án » 03/04/2022 435

Câu 2:

Ung thư vú là loại bệnh thường gặp ở đối tượng nào?

Xem đáp án » 03/04/2022 386

Câu 3:

1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.

3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?

4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.

5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.

6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.

7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..

(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)

Nội dung chính của bài đọc trên là?

Xem đáp án » 03/04/2022 373

Câu 4:

Cyclin D là một protein điều hòa có vai trò?

Xem đáp án » 03/04/2022 360

Câu 5:

Ung thư vú là dạng u vú?

Xem đáp án » 03/04/2022 331

Câu 6:

Những tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị để chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

(1) Tháng  7/2017,  Hội  nghị  khoa  học  toàn  cầu  về  HIV/AIDS  (IAS  2017)  đã  diễn  ra tại Paris, Pháp với 1.700 bài  báo khoa học được trình bày. Các  nghiên  cứu  đã  chỉ  ra  các  cách  tiếp cận và công cụ mới để tăng  cường  kiểm  soát  HIV  trên  toàn  cầu.

(2) Bà  Linda-Gail  Bekker,  Chủ  tịch  Hiệp  hội  quốc  tế  về  AIDS  (IAS)  và  là  Chủ  tịch  Hội  đồng  khoa học quốc tế của IAS 2017  cho biết: “Mỗi nghiên cứu đang  tập trung hiện nay đều đưa chúng  ta đến một bước gần hơn với sự  kết thúc của HIV. Nghiên cứu bao  gồm nhiều hướng khác nhau như  vắc-xin, các phương pháp điều trị  mới. Bằng chứng thực tế cho thấy,  những nỗ lực hiện tại của chúng  ta để mở rộng các thử nghiệm và  điều trị đang được đánh giá cao”.  

(3) Hướng  sản  xuất  vắc-xin  HIV  đã mang lại nhiều hứa hẹn mới:  Đó  là  kết  quả  từ  nghiên  cứu  APPROACH,  một  nghiên  cứu  pha  1/2a  đánh  giá  7  loại  vắc- xin phòng ngừa HIV khác nhau  (vắc-xin tái tổ hợp dựa trên gen  đặc trưng của virus HIV). Nghiên  cứu APPROACH được thực hiện  trên  393  người  lớn  có  nguy  cơ  nhiễm HIV thấp ở Mỹ, Rwanda,  Uganda, Nam Phi và Thái Lan.  Loại vắc-xin này bao gồm hai gen  đầu tiên với Ad26.Mos.HIV và hai  tái tổ hợp với  Ad26.Mos.HIV và  Clade  C  gp140  được  bổ  sung  thêm nhôm đáp ứng được miễn  dịch mạnh nhất. Loại vắc-xin này  đã được chứng minh là bảo vệ tốt  nhất cho loài linh trưởng.

(4) Tiến bộ trong nghiên cứu thuốc  điều  trị  HIV  dạng  tiêm  có  thời  gian tác dụng kéo dài, đó chính  là LATTE-2. Đây là một nghiên  cứu mở giai đoạn II b, dùng phối  hợp hai thuốc cabotegravir (chất  ức  chế  integrase)  và  rilpivirine  (NNRTI - ức chế men sao chép  ngược non-nucleotide thế hệ thứ  hai) như là một liệu pháp duy trì  cho những người đã điều trị ARV  (ARV là thuốc điều trị dùng cho  những người bị HIV, có tác dụng  làm giảm sự phát triển của virus  HIV và làm chậm giai đoạn HIV  sang AIDS) có tải lượng virus HIV  dưới  ngưỡng  phát  hiện.  Nghiên  cứu  cho  thấy,  liệu  trình  điều  trị  bằng thuốc tiêm, có tác dụng kéo  dài sẽ thuận tiện hoặc ít bị kỳ thị  hơn so với thuốc uống hàng ngày,  điều này có thể giúp cải thiện tỷ  lệ tuân thủ điều trị ở người nhiễm  HIV.

(5) Giáo  sư  Joseph  Eron  thuộc  Đại học North Carolina (Chapel  Hill,  Mỹ)  đã  trình  bày  kết  quả  nghiên cứu về LATTE-2 được thử  nghiệm  trong  96  tuần.  Nghiên cứu cho thấy, thuốc có tác dụng kéo dài trên những bệnh nhân sử dụng thuốc. Trong đó dạng tiêm  dung nạp tốt và đạt được tỷ lệ đáp  ứng  virus  dưới  ngưỡng  ức  chế  cao, bất kể tiêm với tần suất bốn  tuần một lần hoặc tám tuần một  lần. Liệu trình liều lượng bốn tuần hiện đang được đánh giá  trong  các nghiên cứu giai đoạn III.

(6) Có thể thấy, với những kết quả  nghiên cứu trong sản xuất vắc-xin  và thuốc điều trị HIV dạng tiêm  cùng các chiến lược tốt hơn để  chống lại các bệnh nhiễm trùng  cơ  hội  sẽ  mang  lại  những  hiệu  quả  nhất  định  trong  việc  kiểm  soát căn bệnh này trong thời gian  tới.

(Nguồn: “Những tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị để chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS”, Nguyễn Văn Kính, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 1, năm 2018)

Nội dung chính được văn bản đề cập là gì?

Xem đáp án » 03/04/2022 318

Câu 7:

Đa số các trường hợp bị ung thư vú thường bắt đầu từ đâu?

Xem đáp án » 03/04/2022 295

Bình luận


Bình luận