Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 9)

152 người thi tuần này 4.6 380 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 10

Chúng ta có đang lãng phí tiền cho thực phẩm chức năng?

[1] Theo Báo cáo thị trường toàn cầu năm 2022 về thực phẩm chức năng do The Business Research thực hiện, quy mô thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 180,58 tỷ USD vào năm 2021 lên 191,68 tỷ USD trong năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,1%; dự kiến sẽ tăng lên 243,83 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR là 6,2%. Tính đến năm 2021, châu Á Thái Bình Dương là khu vực lớn nhất, Tây Âu là khu vực lớn thứ hai về thị trường thực phẩm chức năng.
[2] Lý do phổ biến nhất được mọi người đưa ra khi sử dụng thực phẩm chức năng là vì sức khỏe nói chung cũng như để lấp đầy khoảng trống về chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Bệnh tim mạch và ung thư là 2 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (chiếm khoảng một nửa số ca tử vong hàng năm) ở Mỹ. Hầu hết người sử dụng thực phẩm chức năng đều cho rằng, thực phẩm chức năng có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa hiện tượng stress ô xy hóa (vốn xảy ra phổ biến ở các căn bệnh về tim mạch và ung thư). Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính bao gồm cao huyết áp và tiểu đường đang gia tăng cũng thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng về các loại thực phẩm chức năng.
[3] Tác dụng chưa rõ ràng và “lợi bất cập hại”
Trước khi thực hiện nghiên cứu nêu trên, USPSTF đã từng thực hiện một nghiên cứu tương tự vào năm 2014. Kết luận không có gì thay đổi. Đó là: không đủ bằng chứng để chứng minh bất kỳ lợi ích nào về việc tăng cường sức khỏe hay kéo dài tuổi thọ của một người bình thường khi dùng bổ sung các vitamin: E, D, A, B3, B6, C; canxi; beta carotene và selen. Tuy nhiên, USPSTF cho biết, có đủ bằng chứng để khuyến cáo không nên sử dụng các chất bổ sung beta carotene (chất mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A), để ngăn ngừa bệnh tim mạch hoặc ung thư vì “có thể tăng nguy cơ tử vong do tim mạch và ung thư phổi". USPSTF cũng khuyến cáo, mọi người cũng không nên dùng bổ sung vitamin E vì “nó có thể không có lợi ích thực sự trong việc giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tim mạch hoặc ung thư". Nhiều phụ nữ sau mãn kinh bổ sung vitamin D với hy vọng giảm gãy xương, nhưng USPSTF tuyên bố vitamin D kết hợp với canxi không ảnh hưởng đến tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh. Kết quả mới của USPSTF dựa trên việc phân tích 84 nghiên cứu thử nghiệm về vitamin ở gần 700.000 người, từ năm 2014 đến nay, trong đó có 52 nghiên cứu mới về chủ đề này.
[4] Đầu năm 2022, Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) cũng đã đăng một loạt bài đánh giá về các chất dinh dưỡng bổ sung. Các đánh giá này dựa trên 22 nghiên cứu thử nghiệm so sánh vitamin với giả dược. Kết quả cho thấy, mọi thứ là “không thay đổi” khi bạn sử dụng vitamin hay giả dược. Điều đó có nghĩa là các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin không làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong. Sau vitamin và khoáng chất, dầu cá là chất bổ sung phổ biến thứ hai tại Hoa Kỳ và đang được khoảng 19 triệu người sử dụng. Nhiều người tin rằng, những viên nang màu hổ phách chứa axit béo omega-3 DHA và EPA này có thể làm dịu chứng viêm, giúp ngăn ngừa cục máu đông và có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm về tim. Tuy nhiên, theo PGS.TS Pieter Cohen (Trường Y Harvard, thành viên của nhóm nghiên cứu): “Không có dữ liệu thuyết phục nào cho thấy bổ sung omega-3 có thể ngăn ngừa các cơn đau tim đối với những người có nguy cơ”.
[5] Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc bổ sung liều lượng vitamin quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ, sử dụng quá mức vitamin A có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, ở liều cao có thể gây độc cho gan hoặc gây quái thai. Vitamin D có những tác hại tiềm ẩn khi dùng liều cao, chẳng hạn như nguy cơ tăng canxi trong máu và sỏi thận.
[6] Chúng ta nên làm gì để tăng cường sức khỏe
Thông điệp trên từ USPSTF có lẽ sẽ khiến chúng ta suy nghĩ kỹ hơn khi chi tiền cho việc mua thực phẩm chức năng. Mặc dù vậy, nên lưu ý rằng, những khuyến nghị của USPSTF áp dụng cho những người không mang thai và những người bị mắc các căn bệnh về thiếu hụt dinh dưỡng.
[7] TS Jeffrey Linder (Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Trường Đại học Feinberg - Đại học Northwestern, Hoa Kỳ) cho biết: một lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính, bao gồm chế độ ăn cân bằng có nhiều trái cây, rau quả và hoạt động thể chất. Trong đó, chế độ ăn Địa Trung Hải được đánh giá là chế độ ăn tốt nhất. Theo đó, nhóm các thực phẩm nên ăn nhiều, gồm: rau củ (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoăn, hành tây, cà rốt, cải mầm Brussels...), trái cây (táo, chuối, cam, nho, lê, dâu tây...), quả hạch (hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt chia, hạt macadamia, quả phỉ, hạt hướng dương, hạt bí ngô...), cây họ đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, đậu gà...), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch nguyên chất, gạo lứt, lúa mạch đen, đại mạch...), cá và hải sản, dầu ô liu nguyên chất, dầu quả bơ... Nhóm các thực phẩm nên ăn vừa phải: các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, phô mai và sữa chua. Nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu... Nhóm thực phẩm không nên ăn: những loại đồ uống có đường, thịt chế biến sẵn, các loại ngũ cốc tinh chế, dầu tinh chế... Chế độ ăn kiêng DASH (chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa tăng huyết áp) cũng được đánh giá cao. Cả 2 chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH đều tránh thực phẩm chế biến sẵn và tập trung vào trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt...
[8] Một số nhóm người cần bổ sung một vài loại vitamin nhất định. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 0,4-0,8 miligam axit folic/ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh cho thai nhi. Một số người cao tuổi có thể cần bổ sung thêm vitamin B12 và B6 vì sự hấp thụ các vitamin đó từ thực phẩm mất dần khi chúng ta già đi. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn so với những người trẻ tuổi. Họ có thể cần bổ sung vitamin D, nhưng liều lượng cần được bác sĩ kê đơn, vì các nghiên cứu cho thấy bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây hại cho cơ thể.
Nguồn: Xuân Quỳnh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, đăng ngày 28/07/2022

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu

Ý chính của bài viết là gì? 

Xem đáp án

Câu 7:

Đâu là nội dung không được suy ra từ đoạn [4]?

Xem đáp án

Câu 8:

Đâu là nội dung đúng khi nói về các nghiên cứu về thực phẩm chức năng?

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 10:

Thông tin nào được suy ra từ đoạn trích trên? 

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20

Rơi

[1] Nó lồm cồm ngồi dậy, len lén mở cửa sổ nhìn sang khu vườn phía sau. Bên đó vợ chồng chú Tâm đang cuốc đất. Chị Mi và thằng Bo tíu tít hái mè. Những luống mè già hạt lắm rồi. Nó ngây người nhìn, thật lâu, đến khi nắng lên cao, rọi vào gương mặt còn lem luốc của nó. Nó sực tỉnh, chợt nhớ mình chưa ăn gì, nó trèo xuống giường, giở lồng bàn. Một bát cơm với mấy con cá kho bố để phần.

Nó ăn, lặng lẽ...

[2] Nó ra vườn. Vẫn là những trò chơi quen thuộc. Con voi gỗ bố đẽo gọt cho riêng nó, nó ôm khư khư trong lòng. Nó thích một con búp bê hơn. Bố hứa sẽ mua cho nó nhưng hai năm rồi nó chẳng thấy đâu. Cũng lâu rồi nó không còn chờ đợi nữa. Nó đã có con voi này làm bạn rồi đấy thôi! Ngày ngày nó bày trò chơi. Nó làm mẹ, voi làm con. Nó bế voi. Nó dỗ dành. Nó đút voi ăn. Nó ru voi ngủ. Nó làm mọi thứ, thuần thục như một người lớn. […]

[3] Thật ra, nó cũng thèm được đến trường mẫu giáo như chị Mi, thằng Bo nhà chú Tâm lắm. Chiều nào chị Mi và thằng Bo cũng được ba mẹ đón về. Về đến nhà, chị Mi hát líu lo, còn thằng Bo đọc thơ cho cô chú Tâm nghe. Nó toàn canh chừng giờ chị Mi và thằng Bo từ trường trở về. Nó len lén mở cửa sổ nhìn sang để xem chị Mi múa, để nghe thằng Bo kể chuyện. Nó há hốc miệng ra nghe. Những bài hát xa lạ với nó quá. Nó thèm! […]

[4] Ai gặp nó một lần cũng khen nó xinh. Nó sợ những lời khen đó. Vì sau những lời khen người ta lại tỏ ra thương hại. Nào là “Tội nghiệp, mới chừng này tuổi đầu...” “Con bé gầy quá, bệnh hen suyễn này khó chữa!”. Những lúc như vậy, nó lảng ra xa. Hình như nó không biết cười mà cũng không biết khóc, vì suốt ngày thui thủi trong nhà một mình thì khóc và cười với ai đây? Nó nhớ lại. Có chứ! Thỉnh thoảng nó cũng khóc mỗi khi nó ốm. Những lúc nó ốm, có một ông thầy thuốc già luôn đến tiêm thuốc cho nó, rất đau. Nó cũng biết cười, nhưng là cười với mẹ qua bức ảnh to bố đặt trên bàn thờ. Mỗi khi nó hát hay bắt chước những điệu múa học lén được của chị Mi, nó thấy rõ ràng trên bàn thờ mẹ nó nhoẻn miệng cười. […]

[5] Hoàng hôn buông xuống, sương trên núi bao phủ, mờ mờ xa, xung quanh đã lên đèn là lúc bố nó sắp về. Bao giờ ông cũng gọi từ cổng “Con ơi...” Chỉ chờ có vậy, nó chạy ra nhảy tót lên người bố, khúc khích cười. Bố vào nhà, nấu cơm rồi cùng ăn với nó. Bố nấu gì nó ăn cũng thấy ngon. Nó ăn lặng lẽ như một bà cụ già.

Đêm đêm bố thường bế nó ra vườn, ru nó ngủ. Bố hát hay lắm. Nó trôi theo lời bài hát, miên man “...Ôi tóc em dài đêm thần thoại, vùng tương lai, chợt xa xôi. Tuổi thơ ơi sao nặng dòng máu trong người...” rồi lại đến “Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng. Thôi thì thôi, mộ người Tà Dương...” […]

[6] Công việc ở Đài truyền hình làm bố nó luôn bận rộn. Bố nó còn viết văn, làm thơ. Dạo này bố thường đi xa, những chuyến đi thực tế dài đằng đẵng làm nó nhớ bố quắt quay. Bố gửi nó sang nhà bà Năm trong xóm, bà cho nó ăn nhờ. Có đêm nó thức dậy, thấy mình đang nằm dưới nền xi măng lạnh ngắt. Bên cạnh là con chó Mực ư ử vẫy đuôi. Những lúc như thế, nó thèm có một người mẹ biết bao. Nó sợ, những chuyến đi thực tế của bố cứ dài ra, nhưng khi bố trở về nó không than thở một lời. Nó sợ bố buồn. […]

[7] Nó yêu những buổi sáng Chủ Nhật, bố luôn ở nhà với nó. Hôm ấy cũng là sáng Chủ Nhật, thức dậy chẳng thấy bố đâu, nó chạy tìm quanh. Ngoài vườn, bố nó đang ngồi với một người đàn bà lạ mặt. Nó ngây người đứng nhìn. Linh tính, người đàn bà quay lại, bắt gặp ánh nhìn của nó. Bà lại gần, nâng gương mặt nó lên ngắm thật lâu, rồi bà hôn lên má nó, cũng thật lâu. Nó tự nhủ, trong lòng rộn ràng, sung sướng: Mẹ mới của mình đây chăng? Người mà cô Út nói với mình hôm nọ đây chăng?

Từ ngày đó, người đàn bà thường xuyên đến với bố con nó. Có hôm bà ở lại. Những đêm bố bận làm việc, bà đưa nó đi lang thang về hướng núi rồi kể chuyện cổ tích. Chuyện “Hoàng tử Ếch”, “Cô bé quàng khăn đỏ”, chuyện “Chú mèo đi hia”. Đã bao giờ nó được nghe những câu chuyện đó đâu! Nó sung sướng, ngất ngây, một niềm hạnh phúc tạm bợ mà nó đâu hay...

[8] Người đàn bà về với bố con nó. Nó gọi bà là mẹ vì nó thèm có “Mẹ”.

Mẹ nó sinh em bé, gia đình vất vả hơn. Bố nó quyết định bán mảnh vườn rộng và ngôi nhà, dọn đi nơi khác. Đến một nơi xa lạ, nó ngơ ngác quá đỗi. Cái xóm lao động nghèo suốt ngày phát ra những âm thanh hỗn độn. Năm nay nó đã lên lớp ba nhưng trông như đứa mới vào lớp một vậy. Thân hình gầy nhẳng nhưng gương mặt nó trong trẻo, đáng yêu. Ngoài giờ học, nó quanh quẩn chơi với em. Em trai nó được bố mẹ cưng chiều lắm. Nó phải bế em suốt ngày trên tay, như con mèo tha dưa cải vậy. Nó cũng bắt đầu tập nấu cơm và làm việc nhà. Nó vụng về, tay chân còn lóng ngóng nên suốt ngày tai nó toàn nghe lời chì chiết của mẹ. Nó buồn, nhưng cố làm vui.

[9] Từ khi có mẹ, có em bố gần như chẳng còn nhìn đến nó. Còn nó, luôn nhìn bố bằng ánh mắt chờ đợi. Nó biết thân phận mình, nhưng trong lòng nó đắng cay vì bố đã quên nó rồi, dù nó đang sống cùng một nhà với ông. Ông quên rằng ông còn một đứa con gái bé bỏng, tội nghiệp.

Đêm ngủ nó thường mơ. Bao giờ trong giấc mơ cũng có hình bóng mẹ, người đã sinh ra nó. Có hôm mẹ về mặc chiếc áo dài tím mà có lần nó thấy bố cất thật sâu trong ngăn tủ. Tóc mẹ buông lơi trên vai, hờ hững nhìn nó. Nó chạy lại, càng đến gần, mẹ nó càng xa. Nó bật khóc nức nở. Có tiếng réo gọi tên nó, nó choàng tỉnh. Sáng rồi! Dậy quét nhà, tưới cây rồi cho heo ăn nữa. Bao nhiêu là việc đang đợi nó. Chỉ là giấc mơ thôi...!

[10] Lên cấp hai, nó phổng phao hơn một chút, nhưng gương mặt đầy ưu tư, lặng lẽ. Ai nhìn nó cũng ái ngại. Vào kỳ nghỉ hè, bố gửi nó sang nhà cô Út học may vá. Nó thích lắm, dù cũng quần quật giúp cô làm việc nhà suốt ngày, nhưng đêm đến nó được ra thăm mộ mẹ. Nhà cô Út cách nghĩa trang không xa. Lạ kỳ! Một đứa con gái rụt rè, nhút nhát như nó ra nghĩa trang vào ban đêm lại dạn dĩ hẳn lên. Cứ bốn, năm hôm nó lại ra đấy một lần. Nghĩa trang tối đen, sâu hun hút. Từng đàn đom đóm lập lòe trong bụi cỏ.

(Vũ Ngọc Giao, Rơi)

Câu 15:

Theo đoạn [1], “nó” thường lặp lại những trò chơi quen thuộc, vì sao?

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 18:

Đâu là nội dung không được suy ra từ câu chuyện? 

Xem đáp án

Câu 19:

Theo văn bản, nhân vật “nó” hiện lên với những phẩm chất gì? 

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 20:

Đâu là giọng điệu nổi bật trong văn bản trên?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 21 - 27

Một nhóm học sinh thực hiện đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế ứng với các vật dẫn khác nhau với các dụng cụ: 1 ampe kế, 1 vôn kê, 1 nguồn có thể điều chỉnh được hiệu điện thế ( điện trở không đáng kể), hai vật dẫn R1 và R2 khác nhau, dây dẫn và khóa K.

Thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Mạch được mắc như Hình 1.

- Đóng khóa K, điều chỉnh hiệu điện thế của nguồn ta thu được các giá trị của cường độ dòng điện I, chạy qua vật dẫn R1, kết quả được ghi trong Bảng 1.

- Thay vật dẫn R2 vào vị trí của vật dẫn R1 và lặp lại thí nghiệm tương tự, ghi kết quả của I và  R2 vào bảng 1

 

*Trích sách giáo khoa Vật lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 23:

Hiệu điện thế của nguồn đo được qua vôn kế là 6V, khi đó cường độ dòng điện qua R2 là bao nhiêu?

 

Xem đáp án

Câu 24:

Khi cường độ dòng điện qua vật 1 có giá trị xấp xỉ bằng 4,58mA thì hiệu điện thế của nguồn khi đó có thế là:

Xem đáp án

Câu 25:

Khi mắc nối tiếp hai vật dẫn, khi đó điện trở của mạch điện được xác định bằng biểu thức nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 26:

Khi ghép song song hai vật dẫn rồi thay vào vị trí R1 và lặp lại các bước thí nghiệm. Khi vôn kế chỉ 8V thì ampe kế sẽ chỉ:

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 28 - 34

Truyền nhiệt là một quá trình phức tạp xảy ra đồng thời bởi nhiều phương thức khác nhau: dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt. Dưới đây là một số thông tin được cung cấp về 3 phương pháp truyền nhiệt:

- Dẫn nhiệt: là quá trình truyền nhiệt năng khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các vật (hoặc các phần của vật) có nhiệt độ khác nhau. Các phân tử có nhiệt độ cao hơn có chuyển động dao động mạnh hơn, va chạm với các phân tử lân cận, truyền cho chúng một phần động năng của mình và cứ như thế năng lượng nhiệt được truyền đi mọi phía của vật thể. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Chất lỏng dẫn nhiệt kém chất rắn. Chất khí dẫn nhiệt kém chất lỏng. Trong các chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn cả.

- Đối lưu nhiệt: là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi có sự dịch chuyển của khối chất lỏng hoặc chất khí trong không gian từ vùng có nhiệt độ này đến vùng có nhiệt độ khác. Quá trình đối lưu có thể diễn ra theo 2 cách:

+ Đối lưu nhiệt tự nhiên: Xảy ra khi giữa các phần tử có nhiệt độ khác nhau và có khối lượng riêng khác nhau.

+ Đối lưu nhiệt cưỡng bức: Dùng công bên ngoài như bơm, quạt, khuấy trộn,… để tạo đối lưu. Vận tốc của quá trình đối lưu cưỡng bức lớn hơn rất nhiều lần so với đối lưu tự nhiên.

- Bức xạ nhiệt: là kiểu truyền nhiệt đặc biệt bằng tia, tia đó mang năng lượng và vật hấp thụ tia đó chuyển năng lượng thành dạng nhiệt. Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.

Câu 28:

Dẫn nhiệt có thể xảy ra trong môi trường nào:

Xem đáp án

Câu 33:

Ở những nơi có mùa đông giá lạnh, khi làm cửa sổ người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Lý do là vì:

Xem đáp án

Câu 34:

Cho các vật liệu sau đây: gỗ, nước biển, thép, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 35 - 41:

Sắt (III) oxit (Fe2O3) thường được biết đến là gỉ sét. Fe2Ođược tạo ra do phản ứng của sắt – một kim loại rất phổ biến – với nước, H2O: 2Fe + 3H2O → Fe2O3 + 3H2.

Bảng 1 cho biết lượng Fe2O3 được tạo ra theo thời gian từ 15 gam Fe ngâm trong các chất lỏng khác nhau: 100 mL nước cất. dung dịch muối được tạo ra từ việc hoà tan 20g muối trong 100 mL nước cất và dung dịch đường được tạo ra từ việc hoà tan 20 g đường trong 100 mL nước cất.

Thử nghiệm trên với nước cất được lặp lại 4 lần. Với mỗi thử nghiệm, 100 mL nước lại được đưa đến một pH khác nhau được tạo ra bởi dung dịch đệm.

Câu 35:

Dựa vào bảng 1, nếu đo lượng Fe2O3 được tạo ra trong ngày thứ 9 ở trong dung dịch nước muối thì giá trị thu được có thể là

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 42 - 48:

Các nhà hải dương học đã tiến hành một loạt các thí nghiệm với nước để khám phá mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ mặn (% muối/khối lượng) và khối lượng riêng (khối lượng/thể tích).

Thí nghiệm 1:

Hoà tan 35 g NaCl vào 965 g nước cất trong một cốc thuỷ tinh. Sau đó dung dịch được đưa về một nhiệt độ xác định. Sử dụng ống đong để đo 150 mL dung dịch. Khối lượng của 150 mL dung dịch này được đo bằng cân điện tử, từ đó tính được khối lượng riêng (g/mL). Quá trình này được lặp lại với 5 nhiệt độ khác nhau và kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng 1:

Thí nghiệm 2:

Ống đong được đặt trên cân điện tử và sau đó một khối lượng NaCl xác định được thêm vào. Nước cất ở 10oC được thêm vào cho đến khi tạo thành 150 mL và tổng khối lượng hỗn hợp được ghi lại. Khối lượng riêng (g/mL) và độ mặn (%) của dung dịch được tính toán. Lặp lại quá trình này 5 lần với các khối lượng NaCl khác nhau và kết quả được ghi lại ở bảng 2:

Thí nghiệm 3:

Các mẫu nước từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 được sử dụng riêng rẽ để đổ vào bể thử nghiệm. Trong mỗi bể đã có sẵn nhiều bản thử nghiệm của một công cụ mới được thiết kế. Nếu 1 mẫu thử nghiệm nổi lên khi đổ nước vào thì được đánh dấu (+). Nếu 1 mẫu thử nghiệm chìm thì được đánh dấu (−). Dữ liệu được thu thập và ghi lại ở bảng 3:

Câu 44:

Một kĩ sư khẳng định rằng mẫu thử nghiệm U3 thích hợp hơn X2 trong việc thu thập dữ liệu mặt nước ở môi trường 10oC và độ mặn 2,35%. Kết quả thu thập được từ thí nghiệm có ủng hộ khẳng định này không?

Xem đáp án

Câu 45:

Một dụng cụ thử nghiệm mới được kiểm tra với mẫu nước từ IV đến VII với một quy trình tương tự như trong thí nghiệm 3. Kết quả nào dưới đây không thể xảy ra?

Xem đáp án

Câu 46:

Trong thí nghiệm 1, dung dịch được chuyển sang ống đong để đo lường chính xác hơn về

Xem đáp án

Đoạn văn 7

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 49 - 54

PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GRAM

      Kỹ thuật nhuộm Gram (được đặt tên theo Hans Christian Gram – nhà vi khuẩn học người Đan Mạch) thực hiện nhiều bước nhuộm tế bào vi khuẩn với nhiều loại hóa chất khác nhau để phân biệt 2 nhóm vi khuẩn là Gram dương (+) và Gram âm (-) với các bước thực hiện được mô tả trong hình dưới:

      Cơ sở khoa học của phương pháp nhuộm Gram là dựa trên sự khác biệt trong cấu tạo của vách tế bào vi khuẩn, cụ thể:

- Vi khuẩn Gram dương: chúng có lớp vách tế bào peptidoglycan dày, dạng lưới có khả năng bắt màu tím của thuốc nhuộm tím Violet – Iodine kết tinh. Cũng vì lớp vách dày nên việc tẩy cồn sẽ khó khăn hơn do đó vi khuẩn giữ được màu tím của thuốc nhuộm tím Violet – Iodine kết tinh.

- Vi khuẩn Gram âm: lớp vách peptidoglycan mỏng hơn và nó có thêm lớp màng lipopolysaccharide phía ngoài, khi tẩy cồn cồn hòa tan lớp màng và do lớp vách mỏng bị cồn tẩy dễ dàng nên nó không giữ được màu tím của thuốc nhuộm mà sẽ bắt màu thuốc nhuộm sau là dung dịch Fushin kiềm. 

       Một nhóm sinh viên đã thực hiện một thí nghiệm để phân biệt một số loài vi khuẩn và cho ra kết quả như sau:

Bảng 1. Kết quả đo độ dày của lớp peptidoglycan của một số loài vi khuẩn

Câu 51:

Neisseria meningitidis (cầu khuẩn màng não) là một vi khuẩn gram âm, nhận định nào sau đây chính xác khi tiến hành nhuộm gram Neisseria meningitidis?

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 55 - 60

KHÁNG SINH ĐỒ

          Để tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, bác sĩ sử dụng phương pháp thử và tìm loại kháng sinh hiệu quả nhất với loại vi khuẩn mà người bệnh đang nhiễm, phương pháp này được gọi là kháng sinh đồ. Quy trình thực hiện gồm các bước như sau:

Lấy mẫu bệnh phẩm có chứa vi khuẩn của người bệnh

Cấy vi khuẩn thu được lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng

Bác sĩ xác định các loại thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị

Sử dụng giấy thấm các loại thuốc kháng sinh với nồng độ đã xác định

Đặt giấy thấm lên đĩa thạch với khoảng cách đều nhau

Để trong tủ ủ ấm trong 24 – 48h

Đo đường kính của từng vòng vô khuẩn (như minh họa trong hình dưới)

           Một người bị nhiễm khuẩn, điều trị trong bệnh viện, bác sĩ làm kháng sinh đồ và cho kết quả ở bảng sau:

Câu 59:

Dựa vào kết quả thí nghiệm, loại kháng sinh nào có hiệu quả điều trị cao nhất? 

Xem đáp án

Câu 60:

Trong thực hiện thí nghiệm, các sai sót ngẫu nhiên là không thể tránh khỏi. Trong bảng số liệu trên, số liệu nào là bất thường?

Xem đáp án

Câu 65:

Sau khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ thì kim giây đồng hồ sẽ quay được một góc có số đo bằng:

Xem đáp án

Câu 67:

Phương trình \(\sin 2x = {m^2} - 2m + 2\) có tối đa bao nhiêu nghiệm trên khoảng (0;2π)?

Xem đáp án

Câu 69:

Cho hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình bên.

Media VietJack

Khẳng định nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Câu 70:

Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = f(x) = 4{x^2} - 4mx + {m^2} - 2m\) trên đoạn \([ - 2;0]\) bằng 3 . Tính tổng \(T\) các phần tử của \(S\).

Xem đáp án

Câu 71:

Với giá trị nào của m thì hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} - 2x - 3 - m}}\) xác định trên \(\mathbb{R}\).

Xem đáp án

Câu 72:

Cho hàm số \(f(x) = {x^2} - |x|\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 77:

Giá trị của n ∈ N* thỏa mãn đẳng thức \(C_n^6 + 3C_n^7 + 3C_n^8 + C_n^9 = 2C_{n + 2}^8\) là

Xem đáp án

Câu 85:

Cho dãy số có giới hạn \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 1}\\{{u_{n + 1}} = \frac{1}{{2 - {u_n}}},n \ge 1}\end{array}} \right.\). Tính lim un.

Xem đáp án

Câu 88:

Cho \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{x - 3}}{{{x^2} + ax + b - 2}} = \frac{1}{7}\) với a ,b là các số hữu tỉ. Tính \(P = a - 3b\)

Xem đáp án

Câu 92:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, \(SA \bot (ABCD)\) và \(SA = a\). Gọi F, G, H lần lượt là trung điểm của SB, SC, SD. Tính khoảng cách giữa AF và GH.

Xem đáp án

Câu 93:

Cho lăng trụ đứng tam giác như hình vẽ

Media VietJack

Giá trị tan góc giữa đường thẳng CA′ và (CC′B′B)

Xem đáp án

Câu 96:

Viết liền nhau các số tự nhiên từ 1 đến 100. Khi đó chữ số 5 được viết bao nhiêu lần?

Xem đáp án

Câu 99:

Chữ số tận cùng của 1520 là

Xem đáp án

Câu 100:

Cho \[ - 5 \le a \le 5\] . Giá trị của \[\sum\limits_{a =  - 5}^5 {\left[ {\frac{a}{3}} \right]} \] là:

Xem đáp án

4.6

76 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%