Câu hỏi:
29/06/2024 533Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 42 - 48:
Các nhà hải dương học đã tiến hành một loạt các thí nghiệm với nước để khám phá mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ mặn (% muối/khối lượng) và khối lượng riêng (khối lượng/thể tích).
Thí nghiệm 1:
Hoà tan 35 g NaCl vào 965 g nước cất trong một cốc thuỷ tinh. Sau đó dung dịch được đưa về một nhiệt độ xác định. Sử dụng ống đong để đo 150 mL dung dịch. Khối lượng của 150 mL dung dịch này được đo bằng cân điện tử, từ đó tính được khối lượng riêng (g/mL). Quá trình này được lặp lại với 5 nhiệt độ khác nhau và kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng 1:
Thí nghiệm 2:
Ống đong được đặt trên cân điện tử và sau đó một khối lượng NaCl xác định được thêm vào. Nước cất ở 10oC được thêm vào cho đến khi tạo thành 150 mL và tổng khối lượng hỗn hợp được ghi lại. Khối lượng riêng (g/mL) và độ mặn (%) của dung dịch được tính toán. Lặp lại quá trình này 5 lần với các khối lượng NaCl khác nhau và kết quả được ghi lại ở bảng 2:
Thí nghiệm 3:
Các mẫu nước từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 được sử dụng riêng rẽ để đổ vào bể thử nghiệm. Trong mỗi bể đã có sẵn nhiều bản thử nghiệm của một công cụ mới được thiết kế. Nếu 1 mẫu thử nghiệm nổi lên khi đổ nước vào thì được đánh dấu (+). Nếu 1 mẫu thử nghiệm chìm thì được đánh dấu (−). Dữ liệu được thu thập và ghi lại ở bảng 3:
Trong thí nghiệm 1, nếu bổ sung thêm một mẫu thí nghiệm và đưa lên 40oC với khối lượng riêng là 1,018 g/mL, khối lượng dung dịch mong muốn trong ống đong là bao nhiêu?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải
Khối lượng riêng của dung dịch trong ống đong được tính theo công thức: khối lượng dung dịch (gam)/150 mL dung dịch trong ống đong. Từ khối lượng riêng đã được cho sẵn và thể tích dung dịch trong ống đong đã được cố định là 150 mL sẽ tính ra được khối lượng của mẫu thử giả thuyết.
Lời giải
Khối lượng dung dịch của mẫu thử là: 150.1,018 = 152,7 g.
Chọn C
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Dựa vào bảng 2, đâu là giá trị khối lượng riêng gần nhất của nước ở 10oC và độ mặn 2,50%?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa vào bảng 2 có thể thấy khối lượng riêng của dung dịch giảm dần theo sự giảm dần độ mặn tại cùng một nhiệt độ. Vậy dựa vào bảng 2 có thể thấy khối lượng riêng của dung dịch có độ mặn 2,50% sẽ nhỏ hơn khối lượng riêng của dung dịch có độ mặn 2,65% và lớn hơn khối lượng riêng của dung dịch có độ mặn 2,35% tại cùng một nhiệt độ là 10oC.
Lời giải
Khối lượng riêng của mẫu dung dịch có độ mặn 2,60% tại 10oC là 1,020 g/mL.
Khối lượng riêng của mẫu dung dịch có độ mặn 2,35% tại 10oC là 1,018 g/mL.
Vậy trong các giá trị đáp án cho, chỉ có giá trị 1,019 g/mL là phù hợp với mẫu dung dịch có độ mặn 2,50%.
Chọn A
Câu 3:
Một kĩ sư khẳng định rằng mẫu thử nghiệm U3 thích hợp hơn X2 trong việc thu thập dữ liệu mặt nước ở môi trường 10oC và độ mặn 2,35%. Kết quả thu thập được từ thí nghiệm có ủng hộ khẳng định này không?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Điều kiện môi trường nước 10oC và 2,35% tương ứng với mẫu nước số VII. Để thu thập dữ liệu mặt nước, công cụ thử nghiệm phải nổi trên mặt nước. Vậy dựa vào kết quả của bảng 3, tại mẫu thử số VII dụng cụ nào nổi thì sẽ thích hợp hơn trong việc thu thập dữ liệu mặt nước.
Lời giải
Trong bảng 3, tại mẫu nước VII, dụng cụ thử nghiệm U3 chìm còn dụng cụ thử nghiệm X2 nổi. Như vậy để thu thập dữ liệu mặt nước thì dụng cụ U3 không phù hợp. Vậy kết quả thí nghiệm không ủng hộ khẳng định của kỹ sư.
Chọn C
Câu 4:
Một dụng cụ thử nghiệm mới được kiểm tra với mẫu nước từ IV đến VII với một quy trình tương tự như trong thí nghiệm 3. Kết quả nào dưới đây không thể xảy ra?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa vào kết quả của bảng 3, xét khả năng chìm/nổi của một dụng cụ thử nghiệm với các mẫu dung dịch từ IV đến VII để nhận xét.
Lời giải
Ta thấy dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 3, tất cả các mẫu thử nghiệm đều nổi ở các mẫu dung dịch nước ở trên và chìm ở các dung dịch nước phía dưới. Như vậy, không có dụng cụ thử nghiệm nào chìm ở dung dịch phía trên rồi lại nổi ở dung dịch dưới. Do đó kết quả ở đáp án D là không phù hợp.
Chọn D
Câu 5:
Trong thí nghiệm 1, dung dịch được chuyển sang ống đong để đo lường chính xác hơn về
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa vào thông tin trong thí nghiệm 1.
Lời giải
Theo mô tả của thí nghiệm 1, ống đong chia vạch dùng để lấy chính xác 150 mL dung dịch từ đó tính được khối lượng riêng của hợp chất.
Không chọn đáp án A vì muốn đo khối lượng thì phải dùng cân điện tử.
Không chọn đáp án B vì muốn đo độ mặn thường đo gián tiếp thông qua độ dẫn điện.
Không chọn đáp án D vì muốn đo nhiệt độ thường phải đo bằng nhiệt kế.
Chọn C
Câu 6:
Trong mẫu phân tích sau đó, khối lượng riêng của dụng cụ thử nghiệm U3 được tính một cách thủ công. Giá trị nào dưới đây phù hợp với kết quả thu được từ thí nghiệm 1 đến 3?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Để tính khối lượng riêng của dụng cụ thử nghiệm U3 phải dựa vào kết quả của bảng thí nghiệm 3 và điều kiện để một vật nổi được trong một dung dịch: khối lượng riêng của vật đó phải nhỏ hơn khối lượng riêng của dung dịch và ngược lại.
Lời giải
Trong thí nghiệm 3, dụng cụ thử nghiệm U3 nổi trong dung dịch mẫu thử số V nhưng lại chìm trong dung dịch mẫu VI. Như vậy, khối lượng riêng của mẫu thử nghiệm U3 phải nhỏ hơn khối lượng riêng của dung dịch VI.
Ta có khối lượng riêng của dung dịch V là 1,022 g/mL, của dung dịch VI là 1,020 g/mL. Vậy giá trị 1,021 g/mL là phù hợp với giá trị khối lượng riêng của dụng cụ thử nghiệm U3.
Chọn A
Câu 7:
Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống
Theo kết quả của cả 3 thí nghiệm, dụng cụ thử nghiệm có khối lượng riêng lớn nhất là _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là “R5”
Phương pháp giải
Thu thập kết quả khối lượng riêng của các dung dịch từ I đến X, sau đó dựa vào thí nghiệm 3, so sánh sự chìm, nổi của các dụng cụ thử nghiệm. Dụng cụ nào chìm ở dung dịch có khối lượng riêng càng lớn thì khối lượng riêng của dụng cụ đó càng lớn.
Lời giải
Trong 10 dung dịch thử nghiệm, dung dịch số I có khối lượng riêng lớn nhất và giảm dần ở các dung dịch phía sau. Dụng cụ thử nghiệm R5 là dụng cụ chìm sớm nhất khi chìm ở dung dịch số III. Vậy dụng cụ R5 có khối lượng riêng lớn nhất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Với giá trị nào của m thì hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} - 2x - 3 - m}}\) xác định trên \(\mathbb{R}\).
Câu 2:
Tính các giới hạn sau \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{|2 - x|}}{{2{x^2} - 5x + 2}}\)
Câu 3:
Cho cấp số cộng (un) có u1 = 3 và công sai d = 2, và cấp số cộng (vn) có v1 = 2 và công sai d′ = 3. Gọi X, Y là tập hợp chứa 1000 số hạng đầu tiên của mỗi cấp số cộng. Chọn ngẫu nhiên 2 phần tử bất kỳ trong tập hợp X ∪ Y. Xác suất để chọn được 2 phần tử bằng nhau gần với số nào nhất trong các số dưới đây?
Câu 5:
Từ một tấm tôn hình vuông có cạnh 8 dm, bán Hùng cắt bỏ bốn phần như nhau ở bốn góc, sau đó bác hàn các mép lại để được một chiếc thùng (không nắp) như hình bên dưới
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
|
ĐÚNG |
SAI |
Chiếc thùng nhận được là hình chóp cụt |
¡ |
¡ |
Cạnh bên của chiếc thùng là 3 dm |
¡ |
¡ |
Thùng có thể chứa được nhiều nhất 42 lít nước |
¡ |
¡ |
Câu 7:
Cho dãy số có giới hạn \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 1}\\{{u_{n + 1}} = \frac{1}{{2 - {u_n}}},n \ge 1}\end{array}} \right.\). Tính lim un.
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
về câu hỏi!