Câu hỏi:
23/10/2024 527Huyết áp của mỗi người thay đổi trong ngày. Giả sử huyết áp tâm trương (tức là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra) của một người nào đó ở trạng thái nghỉ ngơi tại thời điểm t được cho bởi công thức: \(B(t) = 80 + 7\sin \frac{{t\pi }}{{12}}\) (mmHg), trong đó t là số giờ tính từ lúc nửa đêm (0 giờ 00 phút) và B(t) tính bằng mmHg (milimét thủy ngân).
a) Huyết áp tâm trương của người này vào 10 giờ 30 phút sáng là ______ (mmHg)
b) Huyết áp tâm trương của người này vào 12 giờ trưa là _______ (mmHg)
c) Huyết áp của người đó đạt cao nhất tại thời điểm sớm nhất trong ngày là lúc _______ (giờ)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Huyết áp tâm trương của người này vào 10 giờ 30 phút sáng là __82,68___ (mmHg)
b) Huyết áp tâm trương của người này vào 12 giờ trưa là __80___ (mmHg)
c) Huyết áp của người đó đạt cao nhất tại thời điểm sớm nhất trong ngày là lúc ___6___ (giờ)
Phương pháp giải
a) Thay t = 10,5
b) Thay t = 12
c) Đánh giá B(t)
Lời giải
a) Thời điểm 10 giờ 30 phút sáng, tức t = 10,5, khi đó \(B(10,5) = 80 + 7\sin \frac{{10,5\pi }}{{12}} \approx 82,68\)
Vậy huyết áp tâm trương của người đó vào lúc 10 giờ 30 phút sáng xấp xỉ 82,68 mmHg.
b) Thời điểm 12 giờ trưa, tức t = 12, khi đó \(B(12) = 80 + 7\sin \frac{{12\pi }}{{12}} = 80\)
Vậy huyết áp tâm trương của người đó vào lúc 12 giờ trưa là 80 mmHg.
c) Ta có:
\(B(t) = 80 + 7\sin \frac{{t\pi }}{{12}} \ge 80 + 7 \Leftrightarrow \sin \frac{{t\pi }}{{12}} = 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{{t\pi }}{{12}} = \frac{\pi }{2} \Leftrightarrow t = 6\)
Vậy huyết áp tâm trương của người đó vào lúc 6 giờ sáng là 87 mmHg
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Với giá trị nào của m thì hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} - 2x - 3 - m}}\) xác định trên \(\mathbb{R}\).
Câu 2:
Tính các giới hạn sau \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{|2 - x|}}{{2{x^2} - 5x + 2}}\)
Câu 3:
Cho cấp số cộng (un) có u1 = 3 và công sai d = 2, và cấp số cộng (vn) có v1 = 2 và công sai d′ = 3. Gọi X, Y là tập hợp chứa 1000 số hạng đầu tiên của mỗi cấp số cộng. Chọn ngẫu nhiên 2 phần tử bất kỳ trong tập hợp X ∪ Y. Xác suất để chọn được 2 phần tử bằng nhau gần với số nào nhất trong các số dưới đây?
Câu 6:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Nhận xét nào sau đây về mối liên hệ giữa U, I và R là đúng?
Khi đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu R1; R2 thì cường độ dòng điện chạy qua hai vật dẫn là:
|
ĐÚNG |
SAI |
bằng nhau |
||
khác nhau |
Câu 7:
Từ một tấm tôn hình vuông có cạnh 8 dm, bán Hùng cắt bỏ bốn phần như nhau ở bốn góc, sau đó bác hàn các mép lại để được một chiếc thùng (không nắp) như hình bên dưới
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
|
ĐÚNG |
SAI |
Chiếc thùng nhận được là hình chóp cụt |
¡ |
¡ |
Cạnh bên của chiếc thùng là 3 dm |
¡ |
¡ |
Thùng có thể chứa được nhiều nhất 42 lít nước |
¡ |
¡ |
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!