Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC: MỐI QUAN TÂM MỚI VÀ NHỮNG SÁNG KIẾN MỚI
[1] "Tại diễn đàn Vietnam Educamp 2019 mới đây, có đến gần 1/3 số tham luận bàn về chủ đề công nghệ giáo dục (edtech) với ba mối quan tâm rõ nét: xu hướng cá nhân hóa, xu hướng chuyển đổi số, và những băn khoăn trước thềm Công nghiệp 4.0.”
[2] Ước mơ về giáo dục cá nhân hóa đã có từ lâu. Nhưng chỉ gần đây, khi công nghệ giáo dục phát triển, các nhà giáo mới được trao một phương tiện mạnh mẽ để hiện thực hóa điều đó với chi phí giảm thiểu đáng kể. Cá nhân tôi hết sức chú ý đến hai tham luận, một của thầy giáo vật lý Nguyễn Thành Nam, người không ngừng tìm tòi và thể nghiệm các cách thức dạy học tốt hơn và một của nhà nghiên cứu giáo dục Trần Thị Thu Hương.
[3] Với kinh nghiệm gần chục năm giảng dạy trực tuyến trên các nền tảng khác nhau, TS Nguyễn Thành Nam, Phòng Nghiên cứu và Phát triển của hệ thống giáo dục Hocmai.vn, đã chia sẻ những câu chuyện sinh động về cách biến các công nghệ hiện đại thành trợ thủ đắc lực cho việc giảng dạy của mình. TS Nam gợi ý, thầy cô nào cũng có thể sử dụng chiếc máy tính của mình để ghi lại các bài giảng, chuyển lên một nền tảng giảng dạy trực tuyến và kết hợp với việc giảng dạy trên lớp để tiết kiệm công sức, đồng thời tăng cao hiệu quả. Việc giảng dạy trực tuyến toàn bộ hoặc giảng dạy hỗn hợp (blended learning) cũng giúp cho học sinh được học theo tốc độ của riêng mình, được tự do lựa chọn bài học ưa thích và phù hợp với trình độ.
[4] Trong khi đó, TS Trần Thị Thu Hương từ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội mang đến những kinh nghiệm sử dụng công nghệ giáo dục từ Israel để giải quyết các vấn đề cố hữu của giáo dục truyền thống như một-giáo-trình-cho-tất-cả, hình thức giảng bài nhàm chán, việc đánh giá quá muộn và ít có giá trị thúc đẩy học tập, chương trình lạc hậu ít cập nhật... Những nền tảng giảng dạy số hóa (digital teaching platform) sẽ cho phép chương trình giáo dục được số hóa và chuyển tải thông qua hệ thống phần mềm hiện đại, kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, từ đó mang lại trải nghiệm riêng biệt cho từng học sinh. Việc đánh giá được thực hiện liên tục để cung cấp phản hồi mau chóng về hiệu quả học tập, và phần mềm thông minh tự đưa ra các lời khuyên để học sinh và giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động học tập tiếp theo nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập. Bằng sự kết hợp giữa tự học 1:1 với máy tính và việc giảng dạy trực tiếp, giáo viên có thể loại bỏ phần lớn nhược điểm của hình thức giảng dạy kiểu thầy đọc-trò chép truyền thống, dễ dàng cập nhật nội dung giảng dạy để thu hút sự chú ý của học sinh, cũng như cập nhật các tri thức mới, có ý nghĩa hơn với cuộc sống.
[5] Các thuyết trình tại Vietnam Educamp 2019 cũng cho thấy, giới công nghệ giáo dục tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số (digital transformation) đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, và tích cực đưa ra những sáng kiến mới.
[6] Chẳng hạn, ThS Nguyễn Khắc Nhật từ CodeGym giới thiệu mô hình trại huấn luyện lập trình (Coding Bootcamp) nhằm đào tạo lại hoặc đào tạo chuyển nghề cho người trưởng thành để nhanh chóng tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm. Ông Nhật cho biết, hệ thống CodeGym có thể giúp một người đi làm học được nghề lập trình trong vòng 4 tháng. Để thực hiện được điều đó, cần phải thay đổi tư duy về cách làm đào tạo. Thay vì học rải rác, học viên được tập trung học 8 tiếng mỗi ngày như người đi làm, tự học trên hệ thống học tập số hóa được nghiên cứu và phát triển bài bản, kết hợp với sự hướng dẫn từ giảng viên các các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, sự kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp phần mềm từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, tới việc giảng dạy, và đánh giá năng lực chính là khâu đột phá để đảm bảo mỗi học viên đều học được, và làm được việc khi tốt nghiệp. Mô hình Coding Bootcamp như CodeGym đang triển khai đã được Ngân hàng Thế giới khuyến cáo như một gợi ý tốt để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu.
[7] Thạc sĩ Hoàng Giang Quỳnh Anh và Trần Huyền Chi từ Agilearn.vn, nền tảng đào tạo số hóa cho doanh nghiệp, giới thiệu một sáng kiến khác - mô hình học tập micro-learning cho người đi làm. Theo đại diện của Agilearn, việc học tập cần phải phù hợp với tình hình bận rộn, thói quen sử dụng công nghệ và làm việc đa nhiệm hiện nay. Những bài học nên ngắn gọn, chỉ từ 2-7 phút. Nhưng bù lại, việc học nên diễn ra thường xuyên hơn, có tính phản hồi hơn. Hình thức học tập đó sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian, nhất là những khoảng thời gian rảnh rỗi vốn ít ỏi của người đi làm. Những giải pháp học tập số hóa được thiết kế tốt, phù hợp với tâm lí người đi làm sẽ thúc đẩy việc học tập suốt đời, mang đến gợi ý tốt về một xã hội học tập đích thực.
Theo Dương Trọng Tấn (CEO Tổ hợp giáo dục Agilead Global)
Đoạn văn 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
“SA MẠC BÓNG RÂM” ĐÔ THỊ
[0] Bóng râm, một không gian quan trọng để giảm gánh nặng nhiệt lên cư dân đô thị vẫn thường bị bỏ quên trong các quy hoạch thành phố.
[1] Ở đô thị, mái che nhỏ gọn, dễ lắp đặt tại các trạm dừng xe buýt, trở thành giải pháp đơn giản để chiếu sáng và che mát cho những hành khách đang chờ đợi. Nhưng các trạm dừng xe buýt ấy gợi ý cho một vấn đề lớn hơn: hầu hết các thành phố không cung cấp đủ bóng râm cho cư dân. Và ở đô thị, các cộng đồng có thu nhập thấp và yếu thế có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi vì họ thường sống ở các khu vực đô thị nóng nhất và thiếu các nguồn lực đối phó, chẳng hạn như điều hòa không khí.
[2] ‘Sa mạc bóng râm’ đô thị — những nơi thiếu bóng râm cần thiết để giảm ‘gánh nặng nhiệt’ và bảo vệ sức khỏe con người ở ngoài trời — là một vấn đề nghiêm trọng đối với các cộng đồng thu nhập thấp và làm gia tăng gánh nặng về sức khỏe. Bóng râm có thể giảm tổng ‘gánh nặng nhiệt’ từ môi trường của một người bằng cách giảm nhiệt độ không khí, độ ẩm khí quyển, tốc độ gió và tổng mức phơi nhiễm bức xạ. Các nghiên cứu ở các vùng khí hậu khô hạn, ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới đã phát hiện ra rằng ‘gánh nặng nhiệt’ dưới bóng râm thấp hơn tới 20–40 °C so với các khu vực không có bóng râm gần đó. Đáng lẽ, các thành phố cần đo lường và lập kế hoạch cho bóng râm trên cơ sở kiến thức về nhiệt độ không khí và và nhiệt độ của cơ sở hạ tầng. Nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu và chính quyền đô thị còn rất thiếu hiểu biết hoặc ít quan tâm đo lường gánh nặng nhiệt.
[4] Các thành phố thường gánh chịu hiện tượng ‘đảo nhiệt đô thị’ – nóng hơn khu vực nông thôn rất nhiều, do mật độ xây dựng dày đặc, và vật liệu trong các cơ sở hạ tầng thường giữ nhiệt. Dựa trên khái niệm này, nhiều thành phố trên thế giới đang cố gắng áp dụng các loại giải pháp cách nhiệt như mái cách nhiệt, hay mặt đường sơn màu trắng hoặc kết hợp các vật liệu phản xạ năng lượng Mặt trời để tránh hấp thụ nhiệt. Nhưng các giải pháp chống lại đảo nhiệt đô thị kiểu này lại giống như vá chỗ này thủng chỗ khác – tuy giảm nhiệt độ bề mặt một cách hiệu quả, nhưng năng lượng phản xạ từ sáng sớm đến chiều muộn có thể làm tăng thêm ‘gánh nặng nhiệt’ cho cơ thể con người trong khi tác động do nhiệt độ không khí là không đáng kể.
[5] Như vậy, thay vì tập trung vào nhiệt độ không khí hoặc các bề mặt, chính quyền đô thị nên theo dõi nhiệt độ bức xạ trung bình: sự trao đổi nhiệt ròng giữa cơ thể con người và môi trường xung quanh. Việc đo lường tình trạng “sa mạc bóng râm” còn phản ánh một vấn đề nữa: sự bất bình đẳng trong xã hội – càng nghèo càng ít được hưởng bóng râm và chịu gánh nặng nhiệt lớn nhất. Bóng râm từng là một phần không thể thiếu trong thiết kế đô thị trong nhiều thế kỷ. Người La Mã đã thiết kế những ngôi nhà có sân trong để cung cấp bóng râm và đài phun nước để làm mát không khí xung quanh. Các tòa nhà ở những vùng nóng thường kết hợp sân trong và ô văng, và ở một số thành phố, đường phố được định hướng để chắn Mặt trời. Nhưng sự ra đời của điều hòa không khí, điện giá rẻ và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào ô tô hơn là đi bộ, khiến cho bóng râm không còn là ưu tiên hàng đầu trong các thiết kế đô thị hiện đại. Nhưng bối cảnh khí hậu nóng lên toàn cầu hiện nay đòi hỏi nhiều thành phố cần có chiến lược rõ ràng để cung cấp đủ bóng râm, bao gồm bộ tiêu chí đánh giá và người chuyên trách chịu trách nhiệm thực hiện.
[6] Kể từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu, quản lý về y tế công cộng đã kêu gọi việc đưa bóng râm vào kế hoạch phòng ngừa ung thư da do tia cực tím. Các nhóm y tế công cộng ở nhiều nơi trên thế giới đã xuất bản các hướng dẫn về quy hoạch và thiết kế bóng râm cho các thành phố. Phoenix, nơi thường trải qua gần 200 ngày trên 32 °C, đã nhận ra tầm quan trọng của bóng râm và là thành phố đầu tiên công bố kế hoạch tổng thể về cây và bóng râm từ năm 2010, ban đầu kêu gọi tăng 25% diện tích tán cây, nhắm mục tiêu đến các cộng đồng dễ bị tổn thương do nhiệt. Một số thành phố, như Tel Aviv, Abu Dhabi và Singapore, đã làm theo. Singapore yêu cầu các kế hoạch không gian công cộng phải đạt ít nhất 50% tổng diện tích và chỗ ngồi được che nắng vào lúc 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 4 giờ chiều vào giữa mùa hè. Bóng râm cũng đã được tích hợp vào các chính sách khác của thành phố, chẳng hạn như trong chương trình quản lý lũ lụt tại Tucson, Arizona, nhằm thúc đẩy cây xanh và các thảm thực vật khác.
[7] Một số nơi đang bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn chi tiết hơn về bóng râm. Hướng dẫn thiết kế công cộng của Abu Dhabi khuyến nghị cần “bóng râm liên tục” cho 80% lối đi chính và 60% lối đi phụ, bóng râm cho các vị trí dừng nghỉ và 100% bóng râm cho tất cả các cấu trúc vui chơi trong công viên công cộng. Nguyên tắc quy hoạch bóng râm của Tel Aviv đề xuất ‘bóng râm liên tục’ trên 80% đường phố công cộng, ngõ và lối đi bộ, và 50% bóng râm trong sân chơi trường học. Quận Maricopa tại Arizona quy định các tuyến đường dành cho người đi bộ cần có độ che phủ tối thiểu là 20%, sao cho ai đó đi bộ trong 20 phút có thể vẫn an toàn trong 90% buổi chiều mùa hè. Những nỗ lực này là một sự khởi đầu, nhưng điều cần thiết là các hướng dẫn cụ thể hơn và mức độ ứng dụng phổ quát hơn.
(Theo bài viết “Sa mạc bóng râm đô thị”, đăng trên http://tiasang.com.vn/ ngày 21/08/2023)
Câu 11:
Theo bài viết, giải pháp đơn giản nhất để giảm gánh nặng nhiệt cho cư dân đô thị hiện nay là gì?
Theo bài viết, giải pháp đơn giản nhất để giảm gánh nặng nhiệt cho cư dân đô thị hiện nay là gì?
Đoạn văn 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:
Các phân tử hữu cơ ngày nay (carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid) được tổng hợp và sản xuất bởi các sinh vật sống. Các nhà khoa học hiện nay tin rằng các phân tử hữu cơ đơn giản ban đầu được hình thành từ các phân tử vô cơ có mặt trên Trái Đất nguyên thủy. Đây được coi là tiền đề quan trọng cho sự phát triển sự sống trên hành tinh của chúng ta. Dưới đây là hai giả thuyết hàng đầu về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ.
Giả thuyết Súp nguyên thủy
Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ trong bầu khí quyển của Trái Đất nguyên thủy được hình thành nhờ năng lượng từ các tia sét. Thí nghiệm của hai nhà khoa học Miller – Urey, đã tái hiện lại bầu khí quyển nguyên thủy trong các bình thủy tinh, nhằm mục đích kiểm chứng sự hình thành nên các phân tử hữu cơ. Các thành phần chính trong bầu khí quyển nguyên thủy được cho là gồm có methane (CH4), ammonia (NH3), hydrogen (H2) và nước (H2O). Những khí này được đưa vào một hệ thống kín và được phóng điện liên tục. Sau một tuần, các mẫu lấy ra từ thiết bị được xác định thu được một số loại chất hữu cơ đơn giản, trong đó có amino acid. Hình dưới đây mô tả thí nghiệm của Miller –Urey.
Giả thuyết Lỗ thông thủy nhiệt
Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ ban đầu được hình thành từ trong các đại dương sâu thẳm bằng cách sử dụng năng lượng từ bên trong Trái Đất – từ các lỗ thông hơi – do ánh sáng mặt trời không thể đạt tới độ sâu của các cấu trúc này. Bằng chứng cho giả thuyết này được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của các hệ sinh thái được tìm thấy tồn tại xung quanh các lỗ thông thủy nhiệt ở đại dương sâu thẳm.
Các phân tử hữu cơ chỉ bền ở những khoảng nhiệt độ nhất định. Các lỗ thông hơi thủy nhiệt giải phóng các khí nóng (300oC) có nguồn gốc từ bên trong Trái Đất vào vùng nước lạnh (4oC) của đại dương sâu thẳm. Sự giải phóng khí này gây ra sự chênh lệch nhiệt độ xung quanh các lỗ thông hơi dưới biển sâu. Các nhà khoa học tin rằng trong gradient nhiệt độ này tồn tại các điều kiện tối ưu để hỗ trợ sự hình thành các hợp chất hữu cơ.
Đoạn văn 4
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 34:
Để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoặc ứng dụng của một hợp chất hữu cơ, cần phải tách nó ra khỏi hỗn hợp, tức là tinh chế nó thành chất tinh khiết. Các phương pháp tách biệt và tinh chế thường dùng đối với chất hữu cơ là chưng cất, chiết, kết tinh và sắc kí.
1. Phương pháp chưng cất
Khi đun sôi một hỗn hợp, chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển vào pha hơi sớm hơn và nhiều hơn. Khi gặp lạnh, pha hơi sẽ ngưng tụ thành pha lỏng chứa chủ yếu là chất có nhiệt độ sôi thấp hơn. Quá trình đó gọi là sự chưng cất. Có các kiểu chưng cất chủ yếu sau:
a) Chưng cất thường
Khi cần tách lấy một chất lỏng có nhiệt độ sôi không cao lắm ra khỏi các chất có nhiệt độ sôi khác biệt đáng kể so với nó, người ta dùng phương pháp chưng cất đơn giản nhất gọi là chưng cất thường.
b) Chưng cất phân đoạn
Chưng cất phân đoạn dùng để tách các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt về nhiệt độ sôi. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất thấp. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với những bình cất có lắp cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không để giảm nhiệt độ chưng cất. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này thường áp dụng để tách các chất là thành phần của tinh dầu.
c) Chưng cất dưới áp suất thấp
Khi áp suất trên mặt thoáng giảm thì nhiệt độ sôi của chất lỏng sẽ giảm theo. Vì vậy, đối với những chất có nhiệt độ sôi cao hoặc dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao, cần phải chưng cất dưới áp suất thấp để giảm nhiệt độ sôi và tránh sự phân huỷ. Đối với dung môi có nhiệt độ sôi thấp như hexane, benzene, chloroform,... người ta thường dùng máy cất quay, cất ở áp suất 20 – 40 mmHg. Đối với các chất có nhiệt độ sôi cao hơn thì phải dùng bơm làm giảm áp suất xuống còn một vài mmHg. Đối với những chất sôi ở nhiệt độ cao và dễ bị tác dụng bởi nhiệt, người ta dùng phương pháp chưng cất lớp mỏng và chưng cất phân tử ở áp suất thấp tới 10–3 – 10–4 mmHg. Khi đó nhiệt độ sôi có thể giảm đi 200 – 300°C.
d) Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Những hợp chất hữu cơ không tan hoặc rất ít tan trong nước, mặc dù có nhiệt độ sôi cao nhưng khi trộn với nước sẽ tạo ra hỗn hợp sôi ở nhiệt độ xấp xỉ 100°C (ở áp suất thường). Nhờ có một phần nước nên nhiệt độ được giữ cố định ở nhiệt độ sôi một thời gian, cũng có thể dùng áp suất cao để nâng nhiệt độ lên quá 100°C. Hơi dầu đi cùng với hơi nước vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ lại. Hỗn hợp dầu-nước sau đó có thể tách bằng cách lắng gạn đi.
2. Phương pháp chiết
Chiết là phương pháp dùng một dung môi thích hợp hoà tan chất cần tách thành một pha lỏng (gọi là dịch chiết) phân chia khỏi pha lỏng (hoặc pha rắn) chứa hỗn hợp các chất còn lại. Tách lấy dịch chiết, giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách.
3. Phương pháp kết tinh
Kết tinh dùng để tách chất rắn với chất lỏng. Dựa vào sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ, người ta hoà tan chất cần tinh chế vào dung môi thích hợp thường là ở nhiệt độ sôi của dung môi, lọc nóng, bỏ cặn không tan rồi để nguội hoặc làm lạnh từ từ, chất rắn sẽ tách ra dưới dạng tinh thể. Lọc, rửa, làm khô sẽ thu được tinh thể chất cần tinh chế. Một chất rắn được coi là tinh khiết nếu sau nhiều lần kết tinh trong những dung môi khác nhau mà nhiệt độ nóng chảy của nó không thay đổi.
4. Phương pháp sắc kí
Phương pháp sắc kí được sử dụng để tách biệt, tinh chế và dùng trong phân tích định tính, định lượng các hỗn hợp từ đơn giản đến phức tạp. Phương pháp sắc kí dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc mật thiết với một pha tĩnh. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do khả năng bị hấp phụ và phản hấp phụ khác nhau hoặc khả năng trao đổi khác nhau của các chất ở pha động với các chất ở pha tĩnh. Có nhiều kiểu sắc kí khác nhau: Sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng, sắc kí khí,...
Đoạn văn 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 41:
Staphylococcus aureus (S. Aureus) là một chủng vi khuẩn được tìm thấy trên da của người khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, chúng lại sinh trưởng mạnh mẽ và có khả năng gây bệnh và truyền bệnh thông qua thực phẩm, đặc biệt là ở thịt đã qua xử lý, hoặc được nấu chín. Cần phải xác định các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các loài vi khuẩn gây bệnh này và áp dụng kiến thức đó trong các giai đoạn sơ chế và xử lí thực phẩm. Hai nhóm sinh viên tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho S. Aureus. Trong mỗi nhóm, vi khuẩn được cấy vào các môi trường dinh dưỡng khác nhau và phát triển trong một khoảng thời gian.
Máy đo quang phổ được sử dụng để phân tích sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường chất lỏng, biết rằng độ đục càng tăng thì lượng vi khuẩn phát triển càng mạnh và giá trị đo được càng lớn.
Nhóm 1
Các sinh viên thực hiện thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của S. Aureus trong môi trường giàu dinh dưỡng hay không. Họ cho chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng có độ pH là 6 ở các nhiệt độ sau: 3℃, 20℃, 37℃, 45℃ và 60℃. Các giá trị đo từ máy đo quang phổ được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Nuôi cấy chủng vi khuẩn ở các nhiệt độ và thời gian khác nhau
Nhóm 2
Các sinh viên thực hiện thí nghiệm nhằm xác định sự ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của S. aureus. Họ cho chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng ở nhiệt độ 37℃ và độ pH lần lượt là 3, 5, 6, 7 và 9. Các giá trị đo từ máy đo quang phổ được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Nuôi cấy chủng vi khuẩn ở độ pH và thời gian khác nhau
Đoạn văn 6
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 42 đến 48:
Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32-) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ngăn ngừa sự đổi màu. Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại trái cây có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như mơ và nho khô, … Việc sử dụng sulfite đang gây tranh cãi vì các nghiên cứu cho thấy rằng sulfite có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho một số người với các triệu chứng như co thắt dạ dày, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây khó thở, lên cơn hen suyễn. Học sinh đã thực hiện 2 thí nghiệm sau để đo nồng độ sulfite.
Thí nghiệm 1
Chuẩn bị 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một lượng SO32- khác nhau. Một chất tạo màu được thêm vào mỗi dung dịch trên để tạo thành một hợp chất màu đỏ có khả năng hấp thụ mạnh ánh sáng ở bước sóng cụ thể. Sau đó, mỗi dung dịch được pha loãng đến 100 ml. Dung dịch A được chuẩn bị tương tự như 4 dung dịch thử nghiệm nhưng không chứa SO32-. Máy quang phổ UV-vis (một thiết bị đo khả năng hấp thụ ánh sáng của mẫu chất) được sử dụng để đo độ hấp thụ của từng dung dịch. Độ hấp thụ hiệu chỉnh được tính bằng cách lấy độ hấp thụ đo được trừ đi độ hấp thụ của dung dịch A (xem Bảng 1 và Hình 1).
Bảng 1 |
||
Nồng độ của SO32- (ppm) |
Độ hấp thụ đo được |
Độ hấp thụ hiệu chỉnh |
0,0 |
0,130 |
0,000 |
1,0 |
0,283 |
0,153 |
2,0 |
0,432 |
0,302 |
4,0 |
0,730 |
0,600 |
8,0 |
1,350 |
1,220 |
Thí nghiệm 2
Một mẫu trái cây nặng 100 g được xay nhỏ trong máy xay sinh tố cùng với 50 ml H2O. Tiến hành lọc toàn bộ hỗn hợp để thu được dịch lọc. Thêm chất tạo màu vào dịch lọc và pha loãng dung dịch đến 100 ml. Quy trình này được lặp lại đối với một số loại trái cây và xác định độ hấp thụ của từng mẫu. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 |
||
Loại trái cây |
Độ hấp thụ hiệu chỉnh |
Nồng độ của SO32- (ppm) |
Việt quất khô |
0,668 |
4,4 |
Mận khô |
0,562 |
3,7 |
Chuối sấy |
0,031 |
0,2 |
Nho khô |
0,941 |
6,2 |
Mơ khô |
0,774 |
5,1 |
Câu 44:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Mẫu trái cây có nồng độ SO32- thấp nhất là (1) __________.
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Mẫu trái cây có nồng độ SO32- thấp nhất là (1) __________.
Đoạn văn 7
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 49 đến 54:
Thực hiện thí nghiệm đo cường cường độ dòng điện và hiệu điện thế ứng với các vật dẫn khác nhau bằng các dụng cụ sau:
- 1 ampe kế.
- 1 vôn kế
- 1 nguồn có thể điều chỉnh thay đổi được hiệu điện thế (điện trở của nguồn không đáng kể)
- Hai vật dẫn R1 và R2 khác nhau.
- Dây nối, khóa K.
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Mắc mạch điện như Hình 1.
- Đóng khoá K. Điều chỉnh hiệu điện thế của nguồn ta thu được các giá trị của cường độ dòng điện I, chạy qua vật dẫn R1, ghi kết quả vào Bảng 1.
- Thay vật dẫn R2 vào vị trí của vật dẫn R1 và lặp lại thí nghiệm, ta thu được các giá trị của cường độ dòng điện I, chạy qua vật dẫn R2, ghi kết quả vào Bảng 1.
Đoạn văn 8
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 55 đến 60:
Một sinh viên đã thực hiện ba nghiên cứu để đo tốc độ trung bình của ô tô điều khiển từ xa với các loại bánh xe khác nhau chuyển động trên một máng thẳng. Các nghiên cứu được tiến hành trong một căn phòng được kiểm soát nhiệt độ, máng thẳng có độ dài 75 feet (kí hiệu ft - đơn vị đo chiều dài). Thời gian di chuyển của ô tô từ đầu máng đến cuối máng được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Nhiệt độ trong phòng được giữ không đổi ở 50°F và bề mặt máng thẳng được đưa trở lại trạng thái ban đầu sau mỗi lần thử nghiệm. Không có thay đổi nào đối với xe ô tô ngoài việc thay bánh xe, ắc quy của ô tô được sạc đầy trước mỗi lần thử nghiệm.
Nghiên cứu 1
Ô tô điều khiển được lắp những bánh xe cao su cứng, có rãnh sâu và được đặt lên mặt phẳng tại đầu máng thẳng. Khởi động cho xe chạy và đồng thời ấn nút START trên đồng hồ bấm giây để bắt đầu tính thời gian. Lúc xe đi qua mốc 75 ft thì ấn nút STOP để kết thúc quá trình đo. Kết quả đo được sau mỗi thử nghiệm và giá trị trung bình của các kết quả được ghi lại trong Bảng 1.
Bảng 1 |
||
Thử nghiệm |
Thời gian t (s) |
Tốc độ (ft/s) |
1 |
22,8 |
3,28 |
2 |
23,2 |
3,23 |
3 |
22,5 |
3,33 |
Trung bình |
22,8 |
3,28 |
Nghiên cứu 2
Lặp lại các bước tiến hành thí nghiệm như ở Nghiên cứu 1, với chiếc ô tô được thay các bánh xe cao su mềm, nhẵn và không có rãnh. Các kết quả đo được và giá trị trung bình của các kết quả được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 |
||
Thử nghiệm |
Thời gian t (s) |
Tốc độ (ft/s) |
1 |
57 |
1,31 |
2 |
56,4 |
1,33 |
3 |
56,7 |
1,32 |
Trung bình |
56,7 |
1,32 |
Nghiên cứu 3
Tiếp tục lặp lại các bước tiến hành thí nghiệm trong Nghiên cứu 1 với một chiếc ô tô khác có bánh xe bằng cao su cứng và có các đinh tán. Các kết quả đo được và giá trị trung bình của các kết quả được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3 |
||
Thử nghiệm |
Thời gian t (s) |
Tốc độ (ft/s) |
1 |
11,3 |
6,64 |
2 |
11,6 |
6,47 |
3 |
12,1 |
6,20 |
Trung bình |
11,7 |
6,44 |
142 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%