Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 13)
112 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút
Text 1:
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN
[0] Theo báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến hết tháng 6/2022, nhiều đề tài khai thác, phát triển nguồn gen đã và đang được thực hiện nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
[1] Trong 5 năm trở lại đây, công tác cấp phát nguồn gen đã có những bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Trung bình mỗi năm, Trung tâm Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cấp khoảng 1.000 mẫu giống. Các mẫu giống được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu và khai thác nguồn gen.
[2] Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kĩ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Công tác khai thác nguồn gen đã được các đơn vị tập trung triển khai, đạt được kết quả như: chọn tạo/phục tráng, phát triển được 30 giống lúa tại các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Cần Thơ; phục tráng/chọn tạo được các giống dứa Cayen không gai Chân Mộng; vải Hùng Long - VPH10; chuối Tiêu vừa Phú Thọ - VN1064; xoài Vân Du - XPH11; giống Lạc tiên - LPH04; giống cà phê chè - TN1 và TN2; quýt - PQ1... Các giống trên cho năng suất cao, chất lượng, khả năng chống chịu tốt. Nhiều nguồn gen cây cải tạo và bảo vệ đất đã được sử dụng để phục hồi, cải tạo, chống xói mòn đất tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh); chống xói lở đất đường Hồ Chí Minh ở Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Bình và một số nơi khác.
[3] Có thể kể đến như Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, đã thực hiện thành công đề tài khoa học “Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan Hài Vân Bắc, lan Hài Lông và lan Thủy Tiên Hường vùng Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2017-2022)”. Qua đó, phát hiện được 210 cá thể lan Hài Vân Bắc, 1.175 cá thể lan Hài Lông, 1.265 cá thế lan Thủy Tiên Hường tại khu vực Bắc Trung Bộ.
[4] Thời gian tới, Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên sẽ đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Khoa học Công nghệ tạo điều kiện để đơn vị tiếp tục đăng ký thực hiện Dự án “Hoàn thiện quy trình và sản xuất giống các loài lan Hài Vân Bắc, lan Hài Lông và lan Thủy Tiên Hường cho vùng Bắc Trung Bộ”, phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các loài này một cách bền vững và hiệu quả, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của tự nhiên.
[5] Hay như Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC - thuộc Công ty Sữa đậu nành Việt Nam) vừa thực hiện đợt trồng khảo nghiệm, đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý tại Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên sau 10 năm thu thập, nghiên cứu. Đây là đợt trồng đánh giá toàn bộ tập đoàn nguồn gen đậu nành hiện có để làm vật liệu lai tạo giống, nhằm phát triển các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước.
[6] Ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy cho biết: Vinasoy đã quyết tâm đầu tư đến cùng cho vùng nguyên liệu để chủ động được nguồn đậu nành thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, Vinasoy đã đầu tư phát triển đội ngũ kĩ sư, nhà khoa học giỏi nhất và công nghệ nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực đậu nành. Qua đó, chọn tạo thành công giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02 - NS, có năng suất cao, phù hợp với các dòng sản phẩm và chuyển giao cho nông dân ở các vùng nguyên liệu cải thiện năng suất chỉ từ 1 - 1,5 tấn lên 2,5 - 3 tấn/ha.
[7] Cũng nhằm bảo tồn và nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý, góp phần phát triển kinh tế cho người dân, Hạt kiểm lâm huyện Thạch Thành (Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) đang triển khai đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2021-2023)”. Được biết, trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương chứa các chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hòa các enzyme hoạt hoá cholesterol...
[8] Có thể nhận thấy, các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi đều cho kết quả tốt, được ứng dụng hiệu quả vào đời sống. Đáng chú ý, sau một thời gian thực hiện, các đề tài nghiên cứu không những đã chọn lọc được đàn hạt nhân mang các đặc trưng của giống dựa trên các tiêu chuẩn cơ sở mà còn xây dựng được một số quy trình chăn nuôi phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.
[9] Hiện nay, cơ sở dữ liệu nguồn gen bước đầu đã được xây dựng, tuy nhiên chưa xây dựng được mạng lưới nguồn gen trong cả nước tham gia vào mạng lưới nguồn gen nói chung, nguồn gen nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới nên việc giới thiệu, quảng bá, khai thác sử dụng nguồn gen còn hạn chế.
[10] Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp trang thiết bị bảo tồn, đánh giá nguồn gen, hệ thống bảo quản, nhà lưới; gia tăng nguồn lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen, tạo điều kiện để cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp cận các nguồn thông tin, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phương pháp, kỹ thuật trong bảo tồn, đánh giá tuyển chọn và khai thác nguồn gen tại Việt Nam cũng như trên thế giới.”
(Thuận An, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)
Text 2:
CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ CÓ KHẢ NĂNG CÁCH NHIỆT VÀ CHỊU LỰC
[1] Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lí hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lí tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lí chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lí do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới. Tái chế chất thải xây dựng.
[2] Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.
[3] Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường ĐH Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.
[4] “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” –Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.
[5] “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.
[6] Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.
[7] Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 µm, cấp phối theo tỉ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; vê viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 12000C trong thời gian lí tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m3.
[8] “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS Phong chia sẻ. “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau. các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.
[9] Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm – một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/m3, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.
[10] Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 12000C – tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.
[11] Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường – chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cơ làm năng lượng đốt lò – để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng xem xét nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm hạt nhẹ này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 18/12/2020)
Text 3:
Một nhóm sinh viên thu thập dữ liệu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ truyền xung sóng trên một lò xo. Họ tiến hành thí nghiệm với các lò xo có cuộn dây bị kéo căng (độ căng cao) so với các lò xo có cuộn dây bị kéo lỏng hơn (độ căng thấp), từ đó xác định sự thay đổi đặc tính của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sóng. Họ cũng nghiên cứu ảnh hưởng của biên độ sóng tới tốc độ truyền sóng. Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường mà sóng truyền qua. Quãng đường mà sóng lan truyền được trong một chu kì dao động được gọi là bước sóng, kí hiệu ,bước sóng thường có đơn vị là mét (m).
Các sinh viên tiến hành phân tích video chuyển động chậm của một xung sóng truyền trên lò xo. Sau khi xử lí số liệu, học sinh đã vẽ đồ thị sự phụ thuộc tổng quãng đường mà xung truyền đi vào tổng thời gian truyền đi, như trong hình vẽ.
Text 4:
Các kim loại khác nhau về khả năng dẫn điện tương đối của chúng. Điện trở đặc trưng cho mức độ một kim loại chống lại dòng điện ở một điện áp cụ thể và được tính bằng đơn vị ôm (Ω)
Một nhà khoa học đã thực hiện 3 thí nghiệm bằng cách sử dụng mạch như trong Hình 1.
Điện trở kim loại gồm một cuộn dây kim loại có tiết diện và chiều dài đã biết (xem Hình 2).
Lúc đầu công tắc mở và không có dòng điện chạy qua mạch. Sử dụng một nguồn điện 9 V và các dây đo với đầu dò màu đen và đỏ của mạch được gắn vào hai đầu của một điện trở kim loại. Khi đóng công tắc, các electron (điện tử) đi ra từ cực âm của nguồn, qua mạch điện và quay trở lại cực dương của nguồn điện. Cường độ của dòng điện (lượng điện tích (q) dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian (t)) từ dòng điện tử này được đo bằng ampe kế và có giá trị là 1.10−3 A cho lần thử đầu tiên của mỗi thí nghiệm. Điện trở (R) của điện trở kim loại được tính bằng ôm (Ω), các giá trị thu được có đơn vị đo: hiệu điện thế (V) và cường độ dòng điện (A).
Thí nghiệm 1
Thực hiện thí nghiệm với ba cuộn dây điện trở làm bằng niken, mỗi cuộn có tiết diện 7,61.10−10 m2 nhưng có chiều dài khác nhau, được mắc riêng vào mạch điện. Kết quả được ghi lại trong Bảng 1.
Bảng 1 |
||
Chiều dài (m) |
I (A) |
R (Ω) |
100 |
1.10−3 |
9000 |
50 |
2.10−3 |
4500 |
25 |
4.10−3 |
2250 |
Thí nghiệm 2
Thực hiện thí nghiệm với ba cuộn dây điện trở bằng vàng có tiết diện khác nhau. Mỗi cuộn dây điện trở có chiều dài đo được là 100 m. Kết quả được ghi lại trong Bảng 2.
Bảng 2 |
||
Tiết diện |
I (A) |
R (Ω) |
2,7.10−10 |
1.10−3 |
9000 |
8,0.10−10 |
3.10−3 |
3000 |
24.10−10 |
9.10−3 |
1000 |
Thí nghiệm 3
Thực hiện thí nghiệm với ba cuộn dây làm bằng kim loại khác nhau. Mỗi cuộn dây điện trở có tiết diện 2,67.10−10 m2 và chiều dài 100 m. Giá trị điện trở suất ρ có liên quan đến điện trở – đặc trưng của mỗi kim loại đối với dòng điện. Kết quả được ghi lại trong Bảng 3.
Bảng 3 |
||
Vật liệu kim loại |
I (A) |
R (Ω) |
Vàng |
1.10−3 |
9000 |
Nickel |
4,4.10−4 |
25690 |
Thiếc |
3,4.10−4 |
41250 |
Text 5:
Một giáo viên cung cấp bảng dưới đây cho học sinh trong một lớp học khoa học. Bảng đưa ra 5 tính chất của mỗi mẫu A – H. Giả sử rằng mỗi mẫu đều là một chất tinh khiết, thể rắn.
Bảng 1. Năm thuộc tính của 8 mẫu A - H
Mẫu |
Khối lượng (g) |
Thể tích (cm3) |
Khối lượng riêng (g/cm3) |
Điểm nóng chảy (oC) |
Điểm sôi (oC) |
A |
8,0 |
4,0 |
2,0 |
126 |
747 |
B |
8,0 |
4,0 |
2,0 |
342 |
959 |
C |
6,0 |
3,0 |
2,0 |
237 |
885 |
D |
6,0 |
3,0 |
2,0 |
237 |
885 |
E |
8,0 |
2,0 |
4,0 |
126 |
747 |
F |
8,0 |
2,0 |
4,0 |
126 |
747 |
G |
4,0 |
1,0 |
4,0 |
126 |
747 |
H |
4,0 |
1,0 |
4,0 |
342 |
959 |
(Lưu ý: Khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của mỗi mẫu được xác định ở 20oC và tất cả 5 tính chất được xác định ở áp suất 1 atm)
Giáo viên yêu cầu bốn học sinh đưa ra cách giải thích riêng về phương pháp dự đoán mẫu nào được tạo thành từ cùng một chất dựa vào những dữ liệu trên.
Học sinh 1: Nếu 2 mẫu có cùng giá trị về cả năm tính chất thì chúng được tạo thành bởi cùng một chất. Nếu 2 mẫu có giá trị khác nhau về một trong năm tính chất thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau.
Học sinh 2: Nếu hai mẫu giống nhau về ba tính chất bất kỳ trở lên trong số năm tính chất thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có cùng giá trị đối với ít hơn ba trong số năm tính chất thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau.
Học sinh 3: Nếu hai mẫu có cùng khối lượng, thể tích, khối lượng riêng thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có giá trị khác nhau về bất kỳ tính chất nào trong ba tính chất này thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau. Bản thân điểm nóng chảy và điểm sôi đều không đủ căn cứ để phân biệt giữa các chất.
Học sinh 4: Nếu hai mẫu có cùng khối lượng riêng, điểm nóng chảy và điểm sôi thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có giá trị khác nhau về bất kỳ tính chất nào trong ba tính chất này thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau. Tính chất về khối lượng và thể tích đều không đủ căn cứ để phân biệt các chất với nhau.
Text 6:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Hợp kim kẽm (zinc) được ứng dụng trong sản xuất tiền xu vì chứa hàm lượng kẽm rất cao. Khi cho dòng điện chạy qua kẽm trong dung dịch silver nitrate, copper(II) sulfate hoặc gold potassium cyanide thì kim loại quý tương ứng sẽ bao phủ lên bề mặt của kẽm. Để mạ bạc (silver) cho đồng xu, người ta sử dụng dung dịch silver nitrate mạ đồng (copper) với dung dịch với copper(II) sulfate và mạ vàng với dung dịch
Một nhà hoá học thực hiện thí nghiệm mạ kim loại quý như sau:
Thí nghiệm 1:
Nhà hoá học đã thu được 4 mẫu hợp kim kẽm có hàm lượng kẽm cao như trong đồng xu. Tất cả các mẫu này đều có hình tròn, bán kính 1 cm và có cùng độ dày. Khối lượng của mỗi đồng xu đã được ghi lại. Mỗi đồng xu được nối qua pin tới một dải kim loại bạc hoặc đồng nguyên chất. Những đồng xu nối với bạc được đặt trong nitric acid loãng và những đồng xu nối với đồng được đặt trong sulfuric acid loãng. Dòng điện sử dụng trong thí nghiệm này là 1 000 mA hoặc 2 000 mA với thời gian mạ điện là 30 phút. Sau 30 phút, đồng xu được lấy ra khỏi dung dịch và sự tăng khối lượng trên mẫu hợp kim được cân lại bằng mg. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong Bảng 1:
Bảng 1 |
|||
Mẫu đồng xu |
Điều kiện mạ điện |
Độ tăng khối lượng từ mạ điện (mg) |
|
Dung dịch |
Cường độ dòng điện (mA) |
||
I |
Silver nitrate |
1 000 |
2,0 |
II |
Silver nitrate |
2 000 |
4,0 |
III |
Copper(II) sulfate |
1 000 |
1,2 |
IV |
Copper(II) sulfate |
2 000 |
2,4 |
Thí nghiệm 2:
Nhà hoá học đã hoà tan hoàn toàn lượng bạc nguyên chất bằng nhau trong 4 cốc nitric acid. Sau đó ông đặt các mẫu kẽm giống như đồng xu tương vào các cốc thuỷ tinh trong những khoảng thời gian khác nhau tính bằng phút. Bề mặt đồng xu đã phát triển một lớp phủ kim loại màu bạc mà không sử dụng bất kỳ dòng điện nào. Nồng độ lớp bạc phủ trên đồng xu và zinc nitrate trong dung dịch xung quanh được xác định theo phần tỷ (ppb) và ghi trong Bảng 2:
Bảng 2 |
|||
Mẫu đồng xu |
Thời gian (phút) |
Nồng độ phủ bạc (ppb) |
Nồng độ kẽm (ppb) |
V |
5 |
75 |
30 |
VI |
15 |
125 |
55 |
VII |
30 |
200 |
75 |
VIII |
60 |
500 |
85 |
Text 7:
Các cơ quan ở những loài hoặc các nhóm phân loại khác nhau có thể thực hiện những chức năng rất khác nhau, nhưng có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển của phôi, được gọi là cơ quan tương đồng (tương đồng ở cấp độ hình thái). Nhiều ví dụ về cơ quan tương đồng được quan sát thấy ở các loài đang sống và cả ở các loài đã tuyệt chủng. Các xương giống nhau ở những vị trí khác nhau của chi trước ở loài chuột chũi, dơi và tay của người, nhưng chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Mặc dù, các đặc điểm tương đồng không được sử dụng cho xếp nhóm sinh vật, nhưng nó phản ánh mối quan hệ tiến hóa về nguồn gốc chung giữa các nhóm sinh vật. Hiện tượng tương đồng cũng phát hiện ở cấp độ phân tử. Nhiều protein có chức năng rất khác nhau, nhưng giống nhau về trình tự axit amin và cấu trúc không gian. Chẳng hạn, lysozyme và lactallbumin là những phân tử có cấu trúc rất giống nhau, nhưng thực hiện những chức năng khác nhau. Lysozyme được xem là bức tường bảo vệ, vì nó có tác dụng phá hủy vách tế bào vi khuẩn, có ở tất cả các động vật. Còn lactalbumin liên quan đến sự tổng hợp lactose trong tuyến vú của thú.
Các cơ quan có cấu trúc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau hoặc tương tự nhau trong các loài khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. Hai loài phân biệt có lịch sử và chức năng khác nhau, nếu như cả hai loài tiến hóa cùng thực hiện một chức năng mới chúng có thể lấy các cấu trúc khác nhau để thực hiện chức năng mới này. Cũng như sự tương đồng, hiện tượng tương tự có thể phát hiện thấy ở cả mức độ vĩ mô của cơ thể và ở mức phân tử. Ba protein thuộc nhóm protease là subtilisin, carboxy peptidase II và chymotrysin đều là những serine protease giống nhau cả về chức năng, nhóm xúc tác ở vị trí hoạt động giống nhau và cơ chế xúc tác cũng giống nhau, nhưng chúng khác nhau về trình tự.
(Theo Nguyễn Xuân Viết, Giáo trình tiến hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 65 - 66)
Text 8:
Hệ tuần hoàn người có chức năng quan trọng, duy trì sự sống của cơ thể. Để đảm bảo chức năng hệ tuần hoàn được duy trì cần có 3 yếu tố quan trọng bao gồm dịch tuần hoàn, hệ mạch và tim. Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và máu chảy trong hệ mạch. Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ở người Việt Nam, huyết áp tâm thu vào khoảng 110 – 120 mmHg và huyết áp tâm trương trong khoảng 70 – 80 mmHg.
Chỉ số huyết áp và nhịp tim liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với những người huyết áp cao, huyết áp tăng cao khiến cho tim đập nhanh, nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở người lớn, nhịp tim trung bình vào khoảng 60 – 80 nhịp/phút; trong khi đó ở trẻ sơ sinh là vào khoảng 100 – 160 nhịp/phút.
Bệnh tim mạch đã và đang gây nên nhiều hệ lụy trong đời sống. Đầu tháng 10 năm 2018, trong hội nghị Hội nghị tim mạch, các chuyên gia cho biết Việt Nam hiện có khoảng 25% dân số đang mắc bệnh tim mạch và 46% mắc tăng huyết áp. Đáng quan ngại hơn, tỉ lệ bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Text 9:
Bệnh não xốp hay còn gọi là bệnh bò điên (viết tắt là BSE) thường xảy ra chủ yếu ở bò. Nguyên nhân gây ra bệnh được cho là do các protein prion cuộn gập sai, làm chúng có các biểu hiện hành vi bất thường, khó khăn trong di chuyển, giảm thể trọng và cuối cùng dẫn tới tử vong. Hiện tại, không có phương pháp nào có thể đưa ra kết luận chắc chắn một con bò mắc bệnh bò điên khi chúng còn sống. Nghiên cứu một con bò bị bệnh BSE sau khi chết, trong mô não của chúng xuất hiện các khoang xốp giống hình thù những khoang trống trong miếng bọt biển. Các nhà nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1:
Sáu mươi con bò khỏe mạnh được chia thành hai nhóm bằng nhau. Thức ăn của nhóm A là thịt từ những con cừu khỏe mạnh; còn thức ăn của nhóm B là thịt từ những con cừu nhiễm bệnh. Mười tám tháng sau, hai nhóm được kiểm tra tình trạng mô não.
Thí nghiệm 2:
Sáu mươi con bò khỏe mạnh được chia thành hai nhóm bằng nhau. Các nhà nghiên cứu tiến hành tiêm trực tiếp dịch óc cừu vào não của 2 nhóm bò này. Những con bò trong nhóm C được tiêm dịch óc của những con cừu không bị bệnh. Còn những con bò trong nhóm D được tiêm dịch óc từ những con cừu bị nhiễm bệnh. Mười tám tháng sau, cả hai nhóm được kiểm tra tình trạng các khoang BSE trong não của chúng.
Kết quả của cả hai thí nghiệm được thể hiện trong bảng dưới đây:
Danh sách câu hỏi:
Câu 76:
Dựa trên lời giải thích của Học sinh 1, hai mẫu nào sau đây được tạo thành từ cùng một chất?
22 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%