Câu hỏi:
01/07/2024 542Một nhóm học sinh đã thực hiện một số thí nghiệm, bằng cách thu thập bốn mẫu đất (A, B, C, D) từ khu vực xung quanh của một con sông. Các mẫu được cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn thuộc chi Actinomyces. Sau đó, họ phân lập các chủng vi sinh vật này trong các mẫu đất trên và cho sinh trưởng trong các điều kiện khác nhau.
Thí nghiệm 1
Bốn chủng phân lập được nuôi cấy trên đĩa petri chứa môi trường tối thiểu có bổ sung nguồn carbon. Các mẫu được nuôi cấy ở nhiệt độ 30oC trong 24 giờ. Kết quả của thí nghiệm 1 được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Kết quả nuôi cấy thí nghiệm 1 |
|||
Nguồn carbon |
|||
Glucose |
Galactose |
Pyruvate |
|
A |
_ |
_ |
+ |
B |
+ |
+ + |
_ |
C |
+ |
+ |
+ |
D |
_ |
_ |
+ + |
Kí hiệu: Không tăng trưởng (-) ; Tăng trưởng vừa (+) ; Tăng trưởng mạnh (+ +)
Thí nghiệm 2
Bốn chủng vi khuẩn phân lập trên được nuôi cấy trên các đĩa petri có chứa môi trường LB (Lysogeny Broth – một môi trường giàu dinh dưỡng được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn). Các mẫu được nuôi cấy ở các nhiệt độ khác nhau trong 24 giờ và sau đó đếm số lượng khuẩn lạc trên mỗi đĩa. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Kết quả nuôi cấy thí nghiệm 2 |
|||
Nhiệt độ |
|||
4oC |
30oC |
42oC |
|
A |
0 |
140 |
65 |
B |
0 |
36 |
32 |
C |
0 |
45 |
11 |
D |
0 |
93 |
13 |
Thí nghiệm 3
Khi một quần thể vi khuẩn phát triển trong môi trường chất lỏng, chất lỏng trở nên đục dần, và có thể đo được bằng máy đo quang phổ, sử dụng tia laser để đo mật độ quang học (OD) của chất lỏng. Trước mỗi lần sử dụng, máy quang phổ được hiệu chuẩn bằng một mẫu nước cất, có giá trị OD = 0.
Các chủng phân lập được nuôi cấy trong môi trường LB lỏng ở 30oC trong khoảng thời gian 24 giờ. Mỗi giờ lấy ra một lượng mẫu nhỏ và đo quang phổ. Các đường cong sinh trưởng của bốn chủng phân lập được thể hiện trong hình 1.
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Theo thí nghiệm 1, phân lập B có số lượng vi khuẩn phát triển lớn nhất khi được cung cấp nguồn carbon là galactose.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhìn vào bảng 1, ta thấy trong môi trường nuôi cấy chứa nguồn carbon là galactose thì chủng vi khuẩn được nuôi cấy trên đĩa B có sự tăng trưởng cao nhất. Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Dựa vào kết quả thí nghiệm 2, cho biết nếu đặt trong điều kiện nhiệt độ dưới nhiệt độ đóng băng của nước trong vòng 24 giờ thì sự phát triển của khuẩn lạc trong đĩa petri nào sẽ phát triển mạnh mẽ nhất?
Lời giải của GV VietJack
Nước đóng băng ở nhiệt độ 0oC, mà ta thấy ở kết quả của thí nghiệm 2, ở nhiệt độ 4oC không thấy sự sinh trưởng của vi khuẩn, nên rất có thể ở điều kiện nhiệt độ 0oC thì cũng không có khuẩn lạc nào có thể trải qua sự sinh trưởng. Chọn D
Câu 3:
Kéo thả từ/cụm từ vào vị trí thích hợp:
luôn giảm, giảm rồi tăng, tăng rồi giảm, luôn tăng
Xu hướng chung về sự phát triển của khuẩn lạc khi nhiệt độ giảm trong thí nghiệm 2 là _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Xu hướng chung về sự phát triển của khuẩn lạc khi nhiệt độ giảm trong thí nghiệm 2 là tăng rồi giảm.
Giải thích
Quan sát bảng kết quả thí nghiệm 2, khi nhiệt độ giảm đi (42oC – 4oC) thì lượng khuẩn lạc trong thí nghiệm tăng dần rồi sau đó giảm đi.
Câu 4:
Giả sử thí nghiệm 3 được tiếp tục cho đến 34 giờ thay vì dừng lại ở 24 giờ (không xảy ra pha suy vong), thì mật độ quang học cuối cùng của đĩa C sẽ có giá trị gần nhất với
Lời giải của GV VietJack
Nhìn vào hình 1 ta thấy đường cong sinh trưởng của vi khuẩn thuộc đĩa C có xu hướng cân bằng từ 18 giờ tới 25 giờ, mà lại không xảy ra pha suy vong, thì lượng vi khuẩn sau 34h cũng sẽ xấp xỉ với giá trị tại 25 giờ, tức là gần nhất với giá trị 100. Chọn C
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Xem xét bảng kết quả thí nghiệm 1 và 2, ta thấy ở môi trường có nguồn carbon là pyruvate thì có lượng vi khuẩn sinh trưởng lớn nhất, tương tự ở 30oC lượng vi khuẩn phát triển trên mỗi môi trường cũng là lớn nhất. Chọn B
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Theo đoạn thông tin, máy đo quang phổ sẽ sử dụng tia laser để đo mật độ quang học của chất lỏng, khi mẫu đo càng đục thì giá trị đo được càng lớn. Nếu thay vì sử dụng nước cất, mà sử dụng nước đục để hiệu chuẩn thì giá trị OD đo được ở tất cả các môi trường đo đều sẽ có giá trị lớn hơn giá trị chuẩn. Chọn C
Câu 7:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Trong thí nghiệm 3, giai đoạn đầu vi khuẩn gần như không có sự gia tăng về số lượng chủ yếu do lượng vi khuẩn còn ít, sự gia tăng không đáng kể nên đồ thị gần như nằm ngang.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì trong giai đoạn đầu này vi khuẩn đang làm quen với môi trường, hình thành các enzyme cảm ứng nên chưa có sự phân chia rõ rệt, nên đồ thị gần như ở trạng thái cân bằng.
Chọn B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phần tư duy đọc hiểu
Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng để hoàn thành câu văn sau:
Trong sự phát triển của đời sống, giới trẻ ngày nay có xu hướng (1) ______ hình thức giải trí sang các hoạt động trực tuyến thay vì đọc sách, báo in như thập niên trước.
Câu 3:
Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” nghĩa là
Câu 4:
Câu 5:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
lớn hơn, nhỏ hơn
Gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất _______ gia tốc trọng trường trên bề mặt Mặt Trăng.
Gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất _______ gia tốc trọng trường trên bề mặt Sao Mộc.
Câu 6:
Phân tư duy toán học
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!