Câu hỏi:
29/06/2024 911Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 33 đến câu 39:
Các hợp chất hữu cơ như cacbohiđrat, protein, lipit, axit nucleic,… được cấu tạo và sản xuất bởi các sinh vật sống. Các nhà khoa học tin rằng, trước khi có các sinh vật sống trên bề mặt Trái đất nguyên thuỷ, các phân tử hữu cơ đơn giản ban đầu được hình thành từ các phân tử vô cơ. Đây chính là một bước tiền đề quan trọng cho sự phát triển của sự sống trên hành tinh của chúng ta. Hiện có hai lý thuyết hàng đầu về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ đầu tiên được mô tả dưới đây:
Lý thuyết “Nồi súp nguyên thuỷ”
Theo giả thuyết này, các nhà khoa học cho rằng các phân tử hữu cơ được hình thành trong bầu khí quyển của Trái đất nguyên thuỷ, sử dụng năng lượng từ sét nên được gọi là “nồi súp nguyên thuỷ”. Bằng chứng cho lý thuyết này là thí nghiệm của Miller – Urey, trong đó các điều kiện được cho là tồn tại trong khí quyển nguyên thuỷ được tái tạo để tạo ra các phân tử hợp chất hữu cơ.
Các thành phần chính của bầu khí quyển nguyên thuỷ được cho là có metan (CH4), amoniac (NH3), hiđro (H2) và nước (H2O). Những khí này được đưa vào một hệ thống khép kín và được cho tiếp xúc liên tục với điện tích mô phỏng các cơn bão sét. Sau một tuần, các mẫu lấy từ thiết bị này chứa nhiều loại hợp chất hữu cơ, trong đó người ta thấy có cả sự tồn tại của một số axit amin, thành phần chính của protein. Hình 1 là sơ đồ thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm của Miller – Uray:
Lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt”
Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ ban đầu được hình thành ở các đại dương sâu sử dụng năng lượng từ bên trong Trái đất, tập trung vào sự tồn tại của các lỗ phun thuỷ nhiệt. Bằng chứng cho lý thuyết này bao gồm thực tế là hệ sinh thái của các sinh vật đa dạng đã được tìm thấy tồn tại xung quanh các lỗ phun thuỷ nhiệt trong đại dương sâu. Những hệ sinh thái này phát triển mạnh mà không cần bất kì nguồn năng lượng nào từ Mặt trời.
Các phân tử hữu cơ chỉ tồn tại ổn định trong phạm vi nhiệt độ rất hẹp. Các lỗ phun thuỷ nhiệt giải phóng khí nóng (300oC) có nguồn gốc từ bên trong lòng Trái đất vào vùng nước lạnh (4oC) của đại dương sâu. Sự giải phóng khí này gây ra sự chênh lệch nhiệt độ tồn tại xung quanh các lỗ phun thuỷ nhiệt dưới biển sâu. Các nhà khoa học tin rằng trong sự biến đổi nhiệt độ dần dần này tồn tại những điều kiện tối ưu để hỗ trợ sự hình thành các hợp chất hữu cơ ổn định. Hình 2 dưới đây miêu tả sự biến đổi dần theo thang do các lỗ phun thuỷ nhiệt dưới biển sâu tạo ra
Cả hai lý thuyết về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ đều dựa trên giả định rằng các phân tử đó
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải
Dựa vào thông tin đã cho trong đầu bài.
Lời giải
Dựa vào thông tin “Các nhà khoa học tin rằng, trước khi có các sinh vật sống trên bề mặt Trái đất nguyên thuỷ, các phân tử hữu cơ đơn giản ban đầu được hình thành từ các phân tử vô cơ”, đây chính là giả định cơ bản để các nhà khoa học phát triển hai lý thuyết trong bài.
Chọn D
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Theo lý thuyết "Nồi súp nguyên thuỷ", trong bầu khí quyển nguyên thuỷ có ________ chất khí là thành phần chính.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án “4”
Phương pháp giải
Đọc lại thành phần bầu khí quyển nguyên thuỷ được đề cập đến trong lý thuyết “Nồi súp nguyên tử”.
Lời giải
Trong bầu khí quyển nguyên thuỷ được cho là có các chất khí: nước (H2O), metan (CH4), amoniac (NH3), hiđro (H2). Như vậy có 4 khí trong thí nghiệm giả định.
Câu 3:
Kéo thả ô tương ứng vào vị trí thích hợp
tụ điện, bình cầu lơn, bẫy hóa học, bình cầu nhỏ
Trong thí nghiệm “Nồi súp nguyên thuỷ” của Miller – Uray, các phân tử hợp chất hữu cơ đã được tạo ra ở bộ phận ____________ của hệ thống thí nghiệm.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Trong thí nghiệm “Nồi súp nguyên thuỷ” của Miller – Uray, các phân tử hợp chất hữu cơ đã được tạo ra ở bộ phận bình cầu lớn của hệ thống thí nghiệm.
Phương pháp giải
Quan sát hình 1 về thí nghiệm “Nồi súp nguyên thuỷ”.
Lời giải
Hợp chất hữu cơ được tạo ra trong bình cầu lớn, nơi được tạo ra môi trường mô phỏng bầu khí quyển nguyên thuỷ, các khí đơn giản và có các điện tích chuyển động liên tục mô phỏng tia sét.
Câu 4:
Dựa trên lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt”, nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự hình thành phân tử hữu cơ là từ 0oC đến 4oC.
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa theo lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt” về quá trình hình thành các phân tử hữu cơ dưới đại dương.
Lời giải
Trong lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt” có nhắc đến sự biến đổi nhiệt độ dần dần từ 300oC tại miệng lỗ phun thuỷ nhiệt đến 4oC khi lên trên bề mặt đại dương. Sự biến đổi nhiệt độ dần dần là từ 300oC đến 4oC sẽ có khoảng tối ưu để tạo ra các hợp chất hữu cơ ổn định. Như vậy có thể thấy, cứ nhiệt độ thấp hơn 300oC sẽ là điều kiện tối ưu để tạo ra các hợp chất hữu cơ. Còn khoảng từ 0oC đến 4oC không được nhắc đến trong bài nên không có đủ căn cứ để khẳng định đây là khẳng định đúng về khoảng nhiệt độ tối ưu tạo ra hợp chất hữu cơ dưới đáy đại dương.
Chọn B
Câu 5:
Tuyên bố nào sau đây sẽ được ủng hộ nhiều nhất bởi các nhà khoa học của hai lý thuyết trên?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa vào điểm chung của cả hai lý thuyết để tìm ra tuyên bố có nhắc tới điểm chung đó. Đó sẽ là tuyên bố được ủng hộ nhiều nhất.
Lời giải
Đặc điểm chung của cả hai lý thuyết đều là vai trò không thể thiếu của nước trong sự phát triển của các hợp chất hữu cơ trên Trái đất. Lý thuyết “Nồi súp nguyên thuỷ” đã xác định nước là một trong bốn thành phần chính của bầu khí quyển Trái đất nguyên thuỷ. Còn lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt” xác định môi trường nước biển sâu chính là nơi hình thành nên các hợp chất hữu cơ.
Chọn C
Câu 6:
Tại sao các nhà khoa học lại tin rằng nguồn gốc của hợp chất hữu cơ có thể bắt nguồn từ lỗ phun thuỷ nhiệt dưới đại dương sâu?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ lý thuyết "Lỗ phun thuỷ nhiệt".
Lời giải
Theo thuyết "Lỗ phun nguyên thuỷ", cho rằng các phân tử hữu cơ ban đầu được hình thành ở các đại dương sâu sử dụng năng lượng từ bên trong Trái đất, tập trung vào sự tồn tại của các lỗ phun thuỷ nhiệt. Bằng chứng cho lý thuyết này bao gồm thực tế là hệ sinh thái của các sinh vật đa dạng đã được tìm thấy tồn tại xung quanh các lỗ phun thuỷ nhiệt trong đại dương sâu.
Chọn C
Câu 7:
Nguồn năng lượng cụ thể được sử dụng để hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Dựa vào thông tin đã cho của hai lý thuyết.
Lời giải
Hai lý thuyết đều không thống nhất về nguồn năng lượng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các phản ứng ban đầu tạo ra các hợp chất hữu cơ. Lý thuyết “Nồi súp nguyên thuỷ” xác định sét trong khí quyển là nguồn năng lượng chính để tạo ra các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ đơn giản nhất, còn trong lý thuyết “Lỗ phun thuỷ nhiệt” lại cho rằng năng lượng để tạo ra các hợp chất hữu cơ đến từ bên trong Trái đất.
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong thí nghiệm 2, khi dung môi 2 được sử dụng, phần lớn axit amin D đã di chuyển một khoảng cách từ điểm xuất phát là
Câu 2:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Hoàn cảnh của nhân vật Hộ trong đoạn trích là?
|
ĐÚNG |
SAI |
Sống một mình, chỉ chuyên sáng tác văn chương |
||
Có vợ, con, nhưng con cái quanh năm ốm đau, khóc mếu suốt ngày đêm |
||
Hộ vẫn luôn có thể lo lắng cho cuộc sống gia đình dư giả |
Câu 3:
Một công ti bất động sản có 50 căn hộ cho thuê. Biết rằng nếu cho thuê mỗi căn hộ với giá 2 000 000 đồng một tháng thì mọi căn hộ đều có người thuê, và cứ mỗi lần tăng giá cho thuê mỗi căn hộ thêm 100 000 đồng một tháng thì có thêm 2 căn hộ bị bỏ trống. Hỏi để có thu nhập cao nhất, công ti đó phải cho thuê mỗi căn hộ với giá tiền là bao nhiêu một tháng? (đồng/tháng)
Câu 5:
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) thỏa mãn \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} + {u_7} = 26}\\{u_2^2 + u_6^2 = 466}\end{array}} \right.\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
Câu 6:
Kéo thả các đáp án chính xác vào chỗ trống
có lợi, bị hại
Khi xét mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong quần xã, thấy rằng có hai dạng quan hệ sau: mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài _______, mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài _______
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
về câu hỏi!