Câu hỏi:
13/07/2024 1,614Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 đến câu 20:
[1] Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời…
[2] Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc.
[3] Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…
[4] Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”.
[5] Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?… Hắn tự bảo: “Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu!”.
[6] Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi, chẳng còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn.
[7] Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh. Hắn tìm một người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách mới ra, một vài tên ký mới trên các báo, phác họa một cái chương trình mà hắn biết ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi… những mộng đẹp ngày xưa… một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữA. Hắn lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi”. Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn… Rồi hắn ra về, thờ thẫn. Những sự bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn.
(Trích “Đời thừa”- Nam Cao, Truyện ngắn Nam Cao, NXBVH 2014, tr 105-109)
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Hoàn cảnh của nhân vật Hộ trong đoạn trích là?
|
ĐÚNG |
SAI |
Sống một mình, chỉ chuyên sáng tác văn chương |
||
Có vợ, con, nhưng con cái quanh năm ốm đau, khóc mếu suốt ngày đêm |
||
Hộ vẫn luôn có thể lo lắng cho cuộc sống gia đình dư giả |
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
|
ĐÚNG |
SAI |
Sống một mình, chỉ chuyên sáng tác văn chương |
X | |
Có vợ, con, nhưng con cái quanh năm ốm đau, khóc mếu suốt ngày đêm |
X | |
Hộ vẫn luôn có thể lo lắng cho cuộc sống gia đình dư giả |
X |
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn văn [6].
Lời giải
- Từ đoạn số [6] có thể thấy, Hộ đã có vợ, có con. -> Ý số 1 “sống một mình” là sai.
- Từ đoạn số [6], văn bản có viết “Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc” đã cho thấy Hộ có vợ, có con nhưng con cái thường xuyên ốm đau, khóc mếu suốt ngày. -> Ý số 2 là đúng.
- Từ chi tiết “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền” ở đoạn số [6] có thể thấy gia đình Hộ không dư giả, thậm chí còn rất nghèo và cái nghèo khiến Hộ tức giận. -> Ý số 3 là sai.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc, kiến thức về đề tài.
Lời giải
- Theo văn bản, nhân vật chính – Hộ là một văn sĩ (tức là nhà văn), trong xã hội xưa nhà văn thuộc tầng lớp trí thức. Bi kịch của Hộ chính là bi kịch của những trí thức cùng thời lúc bấy giờ.
- Đặc biệt, để biết đề tài của văn bản là gì, HS trả lời câu hỏi: Văn bản viết về ai? Cái gì? Vậy nên đề tài của văn bản này là viết về người trí thức.
Chọn A
Câu 3:
Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện cho sự “cẩu thả trong văn chương” trong suy nghĩ của Hộ?
Chọn hai đáp án đúng.
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn văn số [2] và [3]
Lời giải
Từ đoạn [2] và [3] có thể thấy:
- Đáp án A đúng vì nó xuất hiện trong 2 chi tiết “Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng” và “Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông”.
- Đáp án B sai vì đây là tiêu chí, điều cần thiết của văn chương nhưng lại là điểm mà Hộ không thể làm đượC.
- Đáp án C đúng vì xuất hiện tại chi tiết “Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”.
- Đáp án D sai vì vế thứ nhất là biểu hiện của sự “cẩu thả trong văn chương”: “Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Tuy nhiên vế thứ hai thì không chính xác vì trong văn bản viết “Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương” chứ không phải có đêm một chút mới lạ.
Chọn A, C
Câu 4:
dằn vặt, cuộc đời thừa, văn sĩ, khốn khổ, hoài bão
Hộ là một _______ nghèo mang trong mình nhiều _______. Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng _______. Tạm gác ước mơ để nuôi gia đình, nhưng nỗi locơm áo và những _______ lương tâm của một nhà văn đã khiến Hộ rơi vào cái vòng luẩn qẩn, không lối thoát, sống một _______ vô vị, tẻ nhạt.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Hộ là một văn sĩ nghèo mang trong mình nhiều hoài bão. Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng khốn khổ. Tạm gác ước mơ để nuôi gia đình, nhưng nỗi lo cơm áo và những dằn vặt lương tâm của một nhà văn đã khiến Hộ rơi vào cái vòng luẩn qẩn, không lối thoát, sống một cuộc đời thừa vô vị, tẻ nhạt.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc.
Lời giải
Vị trí thả 1 là phần giới thiệu nhân vật Hộ, tương đương với câu đầu tiên của văn bản “Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn…”. Câu văn cung cấp thông tin Hộ là nhà văn nghèo hay còn có thể gọi là văn sĩ nghèo.
=> [vị trí thả 1]: văn sĩ
Vị trí thả 2 nhắc đến điều mà Hộ ấp ủ trong lòng, có thể nhìn thấy ở câu văn “Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn”. Có thể thấy, mang trong mình nhiều ở đây chính là “hoài bão”, tức là Hộ nuôi dưỡng rất nhiều khát khao đẹp đẽ.
=> [vị trí thả 2]: hoài bão
Vị trí thả 3 đã nói đến hoàn cảnh của nhân vật Hộ vì phía trước chính là liệt kê nguyên nhân. Trong tất cả các đáp án chỉ có 1 đáp án là tính từ nói về hoàn cảnh của con người “khốn khổ”. Vì vậy có thể nhận thấy Hộ sau khi lấy vợ với gánh nặng áo cơm đã rơi vào tình trạng khốn khổ.
=> [vị trí thả 3]: khốn khổ
Vị trí thứ 4 khi nói về lương tâm tức là phải kể đến việc Hộ viết những thứ văn chương khốn nạn và bực bội, cáu gắt với vợ con. Những sai lầm, xấu xa của mình, khi tự nhìn lại, khiến Hộ cảm thấy “dằn vặt” lương tâm.
=> [vị trí thả 4]: dằn vặt
Vị trí thứ 5 là câu chốt lại cuộc đời của Hộ, chỉ có một từ phù hợp là “cuộc đời thừa”.
=> [vị trí thả 5]: cuộc đời thừa
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách sử dụng từ ngữ trong bài đọc, ta có các từ phù hợp để kéo thả vào các vị trí là:
- Vị trí thả 1: văn sĩ
- Vị trí thả 2: hoài bão
- Vị trí thả 3: khốn khổ
- Vị trí thả 4: dằn vặt
- Vị trí thả 5: cuộc đời thừa
Câu 5:
Quan niệm sáng tác văn chương, Quan niệm lương tâm người người cầm bút, Quan niệm về lựa chọn nghề nghiệp, Quan niệm về lẽ sống Hộ
_____________________________: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện.
_____________________________ : Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
_____________________________: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Quan niệm về lương tâm của người cầm bút: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện.
Quan niệm về lẽ sống của Hộ: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
Quan niệm về sáng tác văn chương: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [3] và [5].
Lời giải
Quan niệm ở vị trí thả 1 xuất hiện ở đoạn số 3 khi Hộ đang tự trách mình vì việc viết văn, viết báo vội vàng, nông cạn của mình, tự chất vấn mình vì đã cẩu thả trong văn chương. Vậy nên, câu nói đầu tiên với những từ “bất lương”, “đê tiện” tức là đang nói về quan niệm về lương tâm của người cầm bút.
=> [vị trí thả 1]: Quan niệm về lương tâm của người cầm bút
Quan niệm số hai xuất hiện ở đoạn số 5 khi Hộ đang nói về lòng thương đối với Từ và sự tầm thường của chính mình, đây là quan niệm Hộ nói về cách sống Hộ theo đuổi là “nâng người khác trên đôi vai của mình” tức là lẽ sống của Hộ.
=> [vị trí thả 2]: Quan niệm về lẽ sống của Hộ
Quan niệm thứ ba bắt đầu bằng từ “văn chương”, đặt ra các tiêu chí cho một tác phẩm văn chương đích thực.
Câu 6:
Dựa vào đoạn [1], điền các từ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.
Hộ là một nhà văn sống có lý tưởng và luôn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh thường những lo lắng tầm thường về mặt ____________. Hắn chỉ lo rèn luyện, bồi đắp cho _________ của mình ngày càng thêm nảy nở. Đối với hắn, thứ quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất chính là _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án:
Hộ là một nhà văn sống có lý tưởng và luôn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh thường những lo lắng tầm thường về mặt vật chất. Hắn chỉ lo rèn luyện, bồi đắp cho cái tài của mình ngày càng thêm nảy nở. Đối với hắn, thứ quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất chính là nghệ thuật.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [1].
Lời giải
- Đọc kĩ đoạn số [1] có thể nhận ra đoạn văn ở đề bài đang nói về lý tưởng của văn sĩ Hộ trước khi lấy vợ. Đây là thời điểm Hộ có khát vọng lớn trở nên hơn người. Thông tin còn thiếu trong văn bản được thể hiện bằng cách diễn đạt khác đi với các từ đồng nghĩa được in đậm “Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày mỗi ngày một thêm nảy nở”. Vậy nên ô trống thứ nhất điền từ “vật chất”, ô trống thứ hai điền từ “cái tài”. Ô trống thứ ba có liên quan đến câu văn “Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”, nên có thể thấy “nghệ thuật” sẽ là từ còn thiếu số 3.
- Hoàn thiện câu văn: Hộ là một nhà văn sống có lý tưởng và luôn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh thường những lo lắng tầm thường về mặt vật chất. Hắn chỉ lo rèn luyện, bồi đắp cho cái tài của mình ngày càng thêm nảy nở. Đối với hắn, thứ quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất chính là nghệ thuật.
Câu 7:
Dòng nào dưới đây nêu không đúng bi kịch của nhà văn Hộ?
(Chọn 2 đáp án đúng)
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc.
Lời giải
- Đáp án A không được lựa chọn vì Hộ có hoài bão “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời” nhưng vì gia đình, miếng cơm manh áo mà phải viết những thứ văn tủn mủn, đáng khinh nên đau khổ của Hộ là không được sống hết mình với đam mê và hoài bão của mình.
- Đáp án B nêu không đúng về bi kịch của Hộ vì Hộ không sống trong cảnh mất tự do, tác phẩm không đề cập tới nỗi đau này.
- Đáp án C không được lựa chọn vì Hộ phải viết những thứ văn vô vị, nhạt nhẽo, với Hộ là nhục nhã nên hắn tự thấy mình không xứng đáng là một nhà văn. Thêm nữa, hắn vì gánh nặng vật chất mà chửi bới, cáu gắt với vợ con là chưa làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha.
- Đáp án D nêu không đúng về bi kịch của Hộ vì Hộ đã lấy Từ, cô gái mà Hộ cảm thấy thương xót, Hộ không rơi vào bi kịch tình yêu.
Chọn B, D
Câu 8:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Chi tiết “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình” đã thể hiện Hộ gặp nhiều ngăn cản từ vợ con nên không thể viết văn, đọc sách.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [6].
Lời giải
Có thể thấy đoạn số [6] đã thể hiện được hiện thực mâu thuẫn với khát vọng của Hộ. Nếu đoạn [5] Hộ bày tỏ khát vọng sống yêu thương, là người nâng giấc, giúp đỡ kẻ yếu thì đoạn [6] chính là hiện thực nghiệt ngã ngược lại. Hộ khi bị áo cơm ghì sát đất, vật chất đè nặng đã đi ngược lại với lẽ sống yêu thương của mình. Vì vậy chi tiết ở đề bài không phải thể hiện sự ngăn cản của vợ con mà thể hiện sự thay đổi, xung đột, mâu thuẫn của chính Hộ.
=> Nhận định trên là sai.
Chọn B
Câu 9:
Đâu KHÔNG PHẢI là đặc sắc nghệ thuật xuất hiện trong đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc, kiến thức về nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Lời giải
- Đáp án A là nghệ thuật của đoạn trích vì văn bản đã xây dựng được tâm lý rất phức tạp với nhiều mâu thuẫn của nhân vật Hộ: khi dâng trào khát vọng, khi thất vọng, khi hối hận, lo lắng,…
- Đáp án B là nghệ thuật của đoạn trích vì tác giả hoàn toàn sử dụng cách kể chuyện rất bình dị, nhẹ nhàng, không có những câu từ lớn lao hay sử dụng nhiều từ Hán Việt, không có những sự kiện gượng ép mà diễn ra hoàn toàn tự nhiên theo nét tâm lí và hành động của nhân vật.
- Đáp án C là nghệ thuật của đoạn trích vì tác giả đã xây dựng được cốt truyện với rất nhiều những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, éo le, những xung đột này đẩy nhân vật tới bước cần giải quyết nên đây là một cốt truyện gay cấn, kịch tính.
- Đáp án D không phải là nghệ thuật xuất hiện trong đoạn trích vì đây là tác phẩm văn học hiện thực, không sử dụng bút pháp lãng mạn.
Chọn D
Câu 10:
Dựa vào văn bản, điền một từ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.
Tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao thuộc chủ nghĩa ____________ .
Lời giải của GV VietJack
Đáp án: “hiện thực”
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc, cụ thể ở nhan đề.
Lời giải
Văn học Việt Nam hiện đại có hai chủ nghĩa lớn là chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Trong đó:
- Chủ nghĩa lãng mạn thường viết về những đề tài mà ở đó con người vượt lên trên hoàn cảnh, hy vọng về việc con người chiến thắng hoàn cảnh.
- Chủ nghĩa hiện thực thường viết về con người chịu sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn cảnh, thậm chí bị hoàn cảnh làm cho tha hóa.
=> Với nội dung của tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ đang dần đánh mất chính mình và tha hóa bởi hoàn cảnh nên đây là tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong thí nghiệm 2, khi dung môi 2 được sử dụng, phần lớn axit amin D đã di chuyển một khoảng cách từ điểm xuất phát là
Câu 2:
Một công ti bất động sản có 50 căn hộ cho thuê. Biết rằng nếu cho thuê mỗi căn hộ với giá 2 000 000 đồng một tháng thì mọi căn hộ đều có người thuê, và cứ mỗi lần tăng giá cho thuê mỗi căn hộ thêm 100 000 đồng một tháng thì có thêm 2 căn hộ bị bỏ trống. Hỏi để có thu nhập cao nhất, công ti đó phải cho thuê mỗi căn hộ với giá tiền là bao nhiêu một tháng? (đồng/tháng)
Câu 4:
Cả hai lý thuyết về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ đều dựa trên giả định rằng các phân tử đó
Câu 5:
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) thỏa mãn \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} + {u_7} = 26}\\{u_2^2 + u_6^2 = 466}\end{array}} \right.\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
Câu 6:
Kéo thả các đáp án chính xác vào chỗ trống
có lợi, bị hại
Khi xét mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong quần xã, thấy rằng có hai dạng quan hệ sau: mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài _______, mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài _______
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
về câu hỏi!