Câu hỏi:
29/06/2024 177Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 43 đến 48:
Hai học sinh giải thích tại sao trong hồ nước thì nước lại bị đóng băng từ bề mặt hồ trở xuống. Họ cũng thảo luận về hiện tượng băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng.
Học sinh 1
Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì điểm đóng băng của nước giảm khi áp suất tăng. Dưới bề mặt hồ, áp suất thủy tĩnh của nước làm cho điểm đóng băng của nước thấp hơn một chút so với trên bề mặt. Do đó, khi nhiệt độ không khí giảm xuống, nước trên bề mặt hồ đạt đến điểm đóng băng trước so với nước bên dưới bề mặt hồ. Khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn thì lớp băng trên bề mặt trở nên dày hơn.
Áp suất được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích có phương vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Một vận động viên trượt băng tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình lên diện tích bề mặt nhỏ xíu của hai lưỡi dao. Điều này dẫn đến một áp suất rất lớn, nhanh chóng làm tan chảy một lượng băng nhỏ ngay dưới các lưỡi dao giày trượt.
Học sinh 2
Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng. Không giống như hầu hết các chất lỏng, mật độ khối lượng của nước giảm khi đóng băng. Kết quả là đối với bất kỳ khối băng nào, lực nổi của nước tác dụng hướng lên lớn hơn trọng lực tác dụng hướng xuống nên tất cả các hạt băng nổi lên bề mặt khi đóng băng. Băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng do ma sát. Năng lượng do lực ma sát cung cấp được chuyển thành nhiệt làm tan băng dưới lưỡi dao ở đáy giày trượt. Trọng lượng cơ thể của vận động viên trượt băng càng lớn thì lực ma sát càng lớn và băng tan càng nhanh.
Theo quan điểm của học sinh 1, vận động viên tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình lên diện tích bề mặt nhỏ xíu của hai lưỡi dao gây ra
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Giải thích
Theo lập luận của Học sinh 1: Một vận động viên trượt băng tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình lên diện tích bề mặt nhỏ xíu của hai lưỡi dao. Điều này dẫn đến một áp suất rất lớn, nhanh chóng làm tan chảy một lượng băng nhỏ ngay dưới các lưỡi dao giày trượt.
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo quan điểm của học sinh 2, nước đóng băng bắt đầu đóng băng từ bề mặt hồ do mật độ khối lượng băng (1) ______ mật độ khối lượng của nước ở trạng thái lỏng.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Theo quan điểm của học sinh 2, nước đóng băng bắt đầu đóng băng từ bề mặt hồ do mật độ khối lượng băng (1) nhỏ hơn mật độ khối lượng của nước ở trạng thái lỏng.
Giải thích
Theo Học sinh 2, nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Dựa vào lập luận của Học sinh 2, ta thấy:
+ Mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng.
+ Lực ma sát càng lớn thì băng tan càng nhanh.
Chọn C
Câu 4:
Theo quan điểm của Học sinh 1, đại lượng nào sau đây đối với các phân tử nước bên dưới mặt hồ lớn hơn đối với các phân tử nước trên bề mặt?
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
+ Đại lượng mật độ khối lượng và lực nổi là quan điểm của học sinh 2.
Theo Học sinh 1:
Dưới bề mặt, áp suất thủy tĩnh của nước làm cho điểm đóng băng của nước thấp hơn một chút so với trên bề mặt.
Chọn B
Câu 5:
Dựa trên lập luận của học sinh 2 có thể giải thích hiện tượng khinh khí cầu bay lên khỏi mặt đất là do không khí bên trong khinh khí cầu có mật độ khối lượng cao hơn không khí bên ngoài khinh khí cầu.
Nội dung trên là đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
B. Sai
Giải thích
Theo quan điểm của Học sinh 2 thì Nước đóng băng đầu tiên trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn nước ở trạng thái lỏng. Không giống như hầu hết các chất lỏng, mật độ khối lượng của một khối lượng nước giảm khi đóng băng. Kết quả là đối với bất kỳ khối băng nào, lực nổi của nước tác dụng lên trên lớn hơn lực hấp dẫn tác dụng xuống dưới, và tất cả các hạt băng nổi lên bề mặt khi đóng băng.
→ Khinh khí cầu có thể bay lên khỏi mặt đất là do không khí bên trong khinh khí cầu có mật độ khối lượng thấp hơn không khí bên ngoài khinh khí cầu.
Câu 6:
Người ta thấy một cốc đựng ethanol đóng băng từ đáy lên trên mà không phải từ trên bề mặt trở xuống. Từ lập luận của học sinh 2 có thể giải thích hiện tượng trên là do khối lượng riêng của ethanol đóng băng
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Khối lượng riêng chính là mật độ khối lượng
Học sinh 2 giải thích nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng tức là chất có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi trên các chất có khối lượng riêng lớn hơn. Như vậy việc ethanol đóng băng từ dưới đáy lên có thể giải thích do ethanol ở trạng thái đóng băng có khối lượng riêng lớn hơn ethanol ở trạng thái lỏng.
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Axit lactic vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của ancol.
Câu 4:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
về câu hỏi!