Câu hỏi:
04/07/2024 310Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
MAKE IN VIET NAM: NIỀM CẢM HỨNG CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ
[1] Chương trình hành động và khẩu hiệu “Make in Viet Nam” xuất hiện đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số và nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu. Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão, ở tất cả các lĩnh vực: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; đặc biệt, các doanh nghiệp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) được đặt vào vai trò trung tâm, được giao sứ mệnh đưa Việt Nam bứt phá với nền kinh tế số giữ vai trò chủ đạo, phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển (trước năm 2045), top 20 nền kinh tế thế giới (trước năm 2039).
[2] Qua 4 năm triển khai, không chạy theo các khẩu hiệu sáo rỗng, “Make in Viet Nam” đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định rõ nội hàm khái niệm cho các sản phẩm công nghệ số phải hướng tới là: “Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam năm 2020: Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng. Do đó, “Make in Viet Nam” đã không dừng lại ở khẩu hiệu mà thể hiện bằng chính số lượng doanh nghiệp số, sản phẩm/ ứng dụng số Make in Viet Nam lần lượt ra đời.
[3] Nhìn lại 4 năm kể từ khi “Make in Viet Nam” ra đời, số lượng doanh nghiệp số Việt Nam đã tăng trưởng cả về lượng và chất. Cụ thể, năm 2019, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đạt 112,350 tỷ USD, doanh thu công nghiệp công nghệ số đã cán mốc hơn 124 tỷ USD, với hơn 60.000 doanh nghiệp số. Bước sang năm 2021, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 136 tỷ USD, tăng hơn 11,4 tỷ USD so với năm 2020, bất chấp các ngành kinh tế khác gặp khó do Covid-19. Riêng năm 2022, doanh thu toàn ngành ICT ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tính đến tháng 12/2022 đạt trên 70.000. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá: Từ khi phát động với khoảng 45.000 doanh nghiệp ICT ban đầu, đến nay, con số doanh nghiệp đã là trên 70.000. Đặc biệt, năm 2020, chỉ sau một năm phát động phong trào, đã có hơn 13.000 doanh nghiệp số mới ra đời. Chính phong trào “Make in Viet Nam” đã tạo ra năng lượng vô hạn cho cộng đồng doanh nghiệp, truyền cảm hứng cho toàn xã hội.
[4] Với tốc độ phát triển của ngành ICT nói chung, doanh nghiệp công nghệ số nói riêng, mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Nghị quyết số 52/2019 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ đang dần trở thành hiện thực. “Những nhà quản lí đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam, nhất là khi có một ngọn cờ đúng đắn được giương cao. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 hoàn toàn có thể đạt được trước năm 2025”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tự tin nói. Thực tế phong trào “Make in” (sản xuất trong nước) đã được nhiều nước đi trước Việt Nam triển khai thành công, trong đó có 2 đại cường châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
[5] Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ khởi xướng chính sách “Make in India” với hy vọng biến nước này trở thành công xưởng thứ 2 của thế giới sau Trung Quốc. Ngay lập tức, chương trình “Make in India” đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI, trong đó có cả các nhà đầu tư đến từ đối thủ Trung Quốc (năm 2015, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ tăng gấp sáu lần so với năm 2014, với số tiền 870 triệu USD). Trước đó, từ thập niên 1980, Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng vươn lên trở thành công xưởng của thế giới ở nhiều lĩnh vực. Riêng lĩnh vực công nghệ số, từ thập niên 1990, nước này dồn lực mạnh mẽ cho 3 mảng: Công nghiệp công nghệ số, hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc phòng. Dù nội hàm vẫn là sản xuất trong nước nhưng Trung Quốc không dùng khái niệm “Make in” mà chọn khái niệm “Made in”. Thậm chí, từ năm 2013, hàng hóa nước này xuất khẩu đều dùng song song 2 thương hiệu cho từng thị trường là: Made in China và Made in PRC (People’s Republic of China - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
[6] “Make in Viet Nam” đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, trở thành nguồn cảm hứng cho mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, hùng cường và thịnh vượng. Và trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, bên cạnh việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, sứ mệnh trở thành một trụ cột gánh vác nền kinh tế đang được Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông giao trực tiếp cho cộng đồng các doanh nghiệp số Việt Nam.
(Theo Việt Hoàng, https://ictnews.vietnamnet.vn/, đăng ngày 27/01/2023)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Giải thích
Đọc nội dung nhan đề và đoạn [1] của văn bản, chú ý một số từ khóa: “cảm hứng”, “tạo động lực”, “nâng cao giá trị”, “bứt phá nền kinh tế”, từ đó có thể thấy, bài viết tập trung thể hiện kết quả mà các doanh nghiệp đạt được sau khi được truyền cảm hứng từ khẩu hiệu “Make in Viet Nam”. → Chọn C.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn [1], để đạt được mục tiêu phát triển “Top 20 nền kinh tế thế giới” vai trò trung tâm thuộc về Chính phủ số là đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Căn cứ vào nội dung của đoạn [1] xác định các thông tin quan trọng: Quá trình chuyển đổi số diễn ra trên nhiều lĩnh vực (Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số), nhưng vai trò trung tâm là “các doanh nghiệp ICT”.
Chọn B
Câu 3:
Để hoàn thành được mục tiêu: đưa Việt Nam bứt phá với nền kinh tế số giữ vai trò chủ đạo thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về đơn vị nào?
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào cụm từ “bứt phá với nền kinh tế số” xác định thông tin cần tìm nằm trong đoạn [1]. Trong bài viết có nhắc tới: “các doanh nghiệp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) được đặt vào vai trò trung tâm” nên Từ khóa là C.
Chọn C
Câu 4:
mục đích, phát triển, nâng cao, sản xuất, yêu cầu
Khẩu hiệu “Make in Viet Nam” cổ vũ cộng đồng doanh nghiệp _______ trong công cuộc chuyển đổi số và _______ giá trị đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu với _______: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Khẩu hiệu “Make in Viet Nam” cổ vũ cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong công cuộc chuyển đổi số và nâng cao giá trị đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu với yêu cầu: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa “nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [2]: “số lượng doanh nghiệp số, sản phẩm/ứng dụng số Make in Viet Nam lần lượt ra đời” là sự “phát triển” của các doanh nghiệp; “Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng” cho thấy việc “nâng cao giá trị đất nước”; “xác định rõ nội hàm khái niệm cho các sản phẩm công nghệ số phải hướng tới là…” tương đương với “yêu cầu”.
Câu 5:
Dựa vào bài viết, hãy tìm một cụm từ không quá năm tiếng để hoàn thành nhận định sau:
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm 2020, hiệu quả của khẩu hiệu “Make in Viet Nam” đã được thể hiện qua (1) ________ và sản phẩm/ứng dụng số.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Dựa vào bài viết, hãy tìm một cụm từ không quá năm tiếng để hoàn thành nhận định sau:
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm 2020, hiệu quả của khẩu hiệu “Make in Viet Nam” đã được thể hiện qua (1) số lượng doanh nghiệp số và sản phẩm/ứng dụng số.
Giải thích
HS đọc lướt để tìm từ khoá tên riêng, xác định các đoạn [2] xuất hiện lời nói của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Trong đó, thông tin cần sử dụng nằm ở câu cuối cùng của đoạn [2]: “Do đó, “Make in Viet Nam” đã không dừng lại ở khẩu hiệu mà thể hiện bằng chính số lượng doanh nghiệp số, sản phẩm/ứng dụng số Make in Viet Nam lần lượt ra đời””. Như vậy, các từ được điền vào chỗ trống là: “Số lượng doanh nghiệp số”.
Câu 6:
Theo đoạn [3], những số liệu đưa ra có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
Đọc đoạn [3] và xác định thông tin quan trọng: “từ khi “Make in Viet Nam” ra đời, số lượng doanh nghiệp số Việt Nam đã tăng trưởng cả về lượng và chất”; “tăng hơn 11,4 tỷ USD so với năm 2020”; “tăng trưởng trên 10% so với năm 2021”. Các số liệu đưa ra đều thể hiện sự tăng trưởng của các doanh nghiệp số từ khi “Make in Viet Nam” ra đời. Vậy Từ khóa đúng là D.
Chọn D
Câu 7:
Theo đoạn [4], chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025 tại Việt Nam đã hoàn thành sớm theo Nghị quyết số 52/2019. Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Đọc đoạn [4] và xác định thông tin: “mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Nghị quyết số 52/2019… đang dần trở thành hiện thực”; “Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 hoàn toàn có thể đạt được trước năm 2025”. Chỉ tiêu đề ra đang dần được hoàn thành chứ chưa đạt được tại thời điểm hiện tại. Vậy nhận xét trên chưa chính xác.
Chọn B
Câu 8:
Theo lời phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, yếu tố then chốt để Nghị quyết số 52/20219 của Bộ chính trị hoàn thành là gì?
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào thông tin của đoạn [4], bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có chia sẻ: “những nhà quản lí đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam”, chọn A.
Câu 9:
Nhận định nào KHÔNG đúng với thông tin được nêu trong đoạn [5], [6]?
Lời giải của GV VietJack
HS đọc đoạn [5], [6], đọc các câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: “Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ khởi xướng chính sách “Make in India” với hy vọng biến nước này trở thành công xưởng thứ 2 của thế giới sau Trung Quốc.” và “Trước đó, từ thập niên 1980, Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng vươn lên trở thành công xưởng của thế giới ở nhiều lĩnh vực.”, như vậy, Từ khóa A phù hợp với thông tin được nêu do thời điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách được tính là “Trước đó” – trước Ấn Độ. Thành tựu của hai nước được đề cập trong câu: “thu hút được một lượng lớn vốn FDI” và “nhanh chóng vươn lên” nên Từ khóa B tương ứng với nội dung 2 đoạn. Căn cứ vào thông tin trong đoạn [6]: “…chương trình “Make in India” đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI, trong đó có cả các nhà đầu tư đến từ đối thủ Trung Quốc (năm 2015, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ tăng gấp sáu lần so với năm 2014…)”, suy ra các Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ trong cả 2 năm 2014 và 2015, Từ khóa C tương ứng với nội dung trong bài. Như vậy, Từ khóa đúng trong câu là D.
Chọn D
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
HS đọc kĩ nội dung đoạn [6] và kết hợp với thông tin từ các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng: “Make in Viet Nam” - “trở thành động lực”, “trở thành nguồn cảm hứng”; Cộng đồng các doanh nghiệp số - “đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số”, “thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”, “trở thành trụ cột gánh vác nền kinh tế”. Xác định Từ khóa đúng là A, do khẩu hiệu – phong trào “Make in Viet Nam” đem lại hiệu quả về kinh tế, phát triển đất nước, từ đó, nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp số.
Chọn A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Phản ứng với dung dịch NaOH chứng minh nhóm chức -OH phenol có lực axit mạnh hơn nhóm chức -OH ancol.
Câu 4:
Câu 6:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Hai thí nghiệm trên, vi khuẩn đều được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục.
về câu hỏi!