Câu hỏi:
04/07/2024 242Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:
Staphylococcus aureus (S. Aureus) là một chủng vi khuẩn được tìm thấy trên da của người khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, chúng lại sinh trưởng mạnh mẽ và có khả năng gây bệnh và truyền bệnh thông qua thực phẩm, đặc biệt là ở thịt đã qua xử lý, hoặc được nấu chín. Cần phải xác định các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các loài vi khuẩn gây bệnh này và áp dụng kiến thức đó trong các giai đoạn sơ chế và xử lí thực phẩm. Hai nhóm sinh viên tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho S. Aureus. Trong mỗi nhóm, vi khuẩn được cấy vào các môi trường dinh dưỡng khác nhau và phát triển trong một khoảng thời gian.
Máy đo quang phổ được sử dụng để phân tích sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường chất lỏng, biết rằng độ đục càng tăng thì lượng vi khuẩn phát triển càng mạnh và giá trị đo được càng lớn.
Nhóm 1
Các sinh viên thực hiện thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của S. Aureus trong môi trường giàu dinh dưỡng hay không. Họ cho chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng có độ pH là 6 ở các nhiệt độ sau: 3℃, 20℃, 37℃, 45℃ và 60℃. Các giá trị đo từ máy đo quang phổ được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Nuôi cấy chủng vi khuẩn ở các nhiệt độ và thời gian khác nhau
Nhóm 2
Các sinh viên thực hiện thí nghiệm nhằm xác định sự ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của S. aureus. Họ cho chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường giàu dinh dưỡng ở nhiệt độ 37℃ và độ pH lần lượt là 3, 5, 6, 7 và 9. Các giá trị đo từ máy đo quang phổ được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Nuôi cấy chủng vi khuẩn ở độ pH và thời gian khác nhau
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Hai thí nghiệm trên, vi khuẩn đều được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sai. Vì môi trường nuôi cấy liên tục phải luôn được bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi lượng dịch nuôi cấy tương đương. Mà trong hai thí nghiệm trên thì không có sự bổ sung dinh dưỡng, cũng không lấy ra lượng dịch nuôi cấy nào, quần thể vi khuẩn phát triển trên môi trường dinh dưỡng ban đầu, cho đến khi sử dụng hết chất dinh dưỡng – đây là dạng nuôi cấy không liên tục.
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Theo đoạn thông tin: “..., biết rằng độ đục càng tăng thì lượng vi khuẩn phát triển càng mạnh và giá trị đo được càng lớn.”
Chọn C
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Nhóm 1 thí nghiệm trong điều kiện: pH = 6 với các nhiệt độ khác nhau.
Nhóm 2 thí nghiệm trong điều kiện: nhiệt độ 37℃ với độ pH khác nhau.
→ Nhóm vi khuẩn được nuôi cấy trong cùng điều kiện là có độ pH = 6 và nhiệt độ 37℃.
Chọn B
Câu 4:
Điền từ/cụm từ vào chỗ trống sau đây:
Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha (1) ________.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Điền từ/cụm từ vào chỗ trống sau đây:
Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha (1) suy vong.
Giải thích
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sẽ trải qua 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha suy vong, làm cho số lượng vi khuẩn giảm xuống nhanh chóng.
Câu 5:
Ở giá trị pH nào quần thể vi khuẩn S. Aureus KHÔNG có sự sinh trưởng?
Lời giải của GV VietJack
Nhìn vào số liệu bảng 2, ta thấy tại môi trường dinh dưỡng có độ pH = 3 và pH = 9 thì không thấy sự thay đổi của giá trị độ đục ↔ không có sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
Chọn C
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Nhìn vào số liệu bảng 1, ta thấy S. Aureus phát triển nhanh nhất để đạt độ đục cao nhất tại 37℃ (0,800) cao hơn nhiều so với các nhóm khác nên tại 37℃ chủng vi khuẩn này phát triển tối ưu.
Chọn B
Câu 7:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Trong thí nghiệm của nhóm 1, ở nhiệt độ 37℃, pha cân bằng có thể bắt đầu sau 10 giờ kể từ khi nuôi cấy.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Nhìn vào số liệu bảng 1 ở nhiệt độ 37℃, ta thấy ở giai đoạn 600 phút (= 10 giờ) trở đi thì số lượng vi khuẩn có xu hướng chững lại, không tăng (duy trì ở mức cân bằng). Do lượng dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, tỉ lệ vi khuẩn sinh ra cân bằng với tỉ lệ vi khuẩn chết đi.
Chọn A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Phản ứng với dung dịch NaOH chứng minh nhóm chức -OH phenol có lực axit mạnh hơn nhóm chức -OH ancol.
Câu 4:
về câu hỏi!