Câu hỏi:
04/07/2024 467Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
[0] Có nhiều lí do để lo ngại bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại liên quan đến chất lượng cuộc sống như giáo dục, y tế, việc làm và trả công lao động. Trên quan điểm về phúc lợi và sự bình đẳng, bất bình đẳng giới trở thành vấn đề nan giải, làm suy giảm lợi ích và là một dạng bất công trong xã hội.
[1] Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối đối ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong thời kì 2000 – 2012 đạt 7,1%, Việt Nam đang dần chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Vậy nên, bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định.
[2] Theo nghiên cứu của Dollar và Gatti (1999), vấn đề bất bình đẳng giới làm giảm chất lượng trung bình của nguồn nhân lực trong xã hội và có tác động xấu tới phát triển kinh tế do nó làm hạn chế nguồn chất xám cho giáo dục. Liên quan đến cạnh tranh quốc tế, nhiều nước Đông Á có thể cạnh tranh trên thị trường thông qua việc sử dụng lao động nữ trong các ngành sản xuất theo hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: việc làm và thu nhập làm tăng khả năng, vai trò và tầm quan trọng của họ trong cuộc sống gia đình. Sự khác biệt trong hành vi tiết kiệm giữa nam và nữ, nữ giới có xu hướng đầu tư cao hơn trong y tế và giáo dục cho con cái, tăng vốn nhân lực cho thế hệ tiếp theo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
[3] Liên quan tới vấn đề quản trị, lao động nữ dường như ít bị cuốn vào tham nhũng và có tư tưởng “gia đình trị” hơn nam giới, và từ đó, có thể đưa ra giả thuyết rằng khi nữ giới giữ chức vụ cao hơn nam giới thì sẽ có lợi hơn cho hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, bất bình đẳng giới còn liên quan tới vấn đề thu nhập của lao động, khoảng cách đó khiến lực lượng lao động nữ giảm xuống, khả năng sinh sản tăng lên, tăng trưởng kinh tế thấp hơn thông qua sự tham gia của thị trường lao động và tác động nhân khẩu học. Tuy có một số mô hình kinh tế khác chỉ ra rằng: chênh lệch trong thu nhập tạo nên tính cạnh tranh và từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế của Quốc gia, nhưng chúng ta cần lưu tâm tới vấn đề tăng trưởng tức thời và sự phát triển bền vững, lâu dài.
[4] Rất khó để nhìn nhận những vấn đề liên quan tới khoảng cách giới trong giáo dục, việc làm và tiền lương nhưng tựu chung, các mô hình đều chỉ ra rằng khoảng cách ở khía cạnh này sẽ dẫn tới khoảng cách giới ở một khía cạnh, lĩnh vực khác như một hệ quả kéo theo. Có thể lấy một ví dụ cho quy luật này: Khi tồn tại những rào cản lớn trong công việc của nữ giới hoặc các khoảng cách thu nhập thì những bậc phụ huynh có xu hướng quyết định rằng giáo dục đối với trẻ em gái không sinh lợi, do đó, có thể dẫn tới việc giảm nhu cầu đối với giáo dục cho nữ giới và dẫn tới khoảng cách về giới trong giáo dục.
[5] Nghiên cứu về vấn đề này, Klasen (1999) chỉ ra rằng sự gia tăng lực lượng lao động nữ trong khu vực chính thức gắn liền với mức tăng trưởng cao; mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới vấn đề chênh lệch giáo dục, mức sinh sản thấp hơn và tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn những thế hệ sau. Tóm lại, cả lí thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đều đi đến sự nhìn nhận về việc khoảng cách giới trong giáo dục và việc làm có thể giảm hiệu quả kinh tế.
[6] Tuy chưa có nhiều bằng chứng xác thực hay những công trình nghiên cứu vĩ mô chỉ ra rằng khoảng cách giới trong giáo dục tại Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng yêu cầu về việc cải thiện vai trò của phụ nữ không nên chỉ nhìn nhận đơn thuần là sự tăng số lượng hay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào tiến trình phát triển mà còn đòi hỏi phải chú ý tới chất lượng lao động. Những định kiến xã hội liên quan tới giới là yếu tố quan trọng quyết định thị trường cung cầu lao động trong một nền kinh tế; vấn đề này dẫn đến việc bỏ qua một số lao động đủ năng lực hoặc thậm chí năng lực tốt chỉ vì giới tính của họ, dẫn đến giảm năng suất của doanh nghiệp hay tổ chức đồng thời, ảnh hưởng đến năng suất của các nền kinh tế. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để tạo nên nhận thức đầy đủ cho người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề này.
(Theo Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội – số 36/Quý III – 2013)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đọc nội dung nhan đề và phần Sapo đoạn [0], xác định nội dung “bất bình đẳng giới trở thành vấn đề nan giải, làm suy giảm lợi ích và là một dạng bất công trong xã hội”. Vậy mục đích của bài viết là trình bày ảnh hưởng của bất bình đẳng giới lên nền kinh tế.
Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hãy điền một cụm từ không quá ba tiếng để hoàn thành câu sau:
Để thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch vĩ mô mà còn cần chú trọng tới vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo tính (1) ______ trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Để thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch vĩ mô mà còn cần chú trọng tới vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo tính (1) công bằng trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa “thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [1]: “bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định”. Xác định từ cần điền tương đương với “bình đẳng” là “công bằng”.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Đọc lại nội dung văn bản, kết hợp với phương pháp loại trừ, chú ý các thông tin quan trọng: “đạt mức tăng trưởng khá và ổn định”, “chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp”, chọn A.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Đọc lại nội dung văn bản để xác định đúng ý nghĩa của từ: “nữ giới có xu hướng đầu tư cao hơn trong y tế và giáo dục cho con cái, tăng vốn nhân lực cho thế hệ tiếp theo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, từ đó cho thấy xu hướng: gia tăng các khoản đầu tư (tiền bạc, giáo dục chất lượng cao, kĩ năng…) vào con cái khi phụ nữ có thu nhập tốt hơn, chọn B.
Việc đầu tư phát triển cho con cái không đồng nhất với việc tìm kiếm cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động trong tương lai nên C, D không đúng.
Chọn B
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào từ khóa “mô hình kinh tế”, “phát triển bền vững và lâu dài” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [3] và [4]: “bất bình đẳng giới còn liên quan tới vấn đề thu nhập của lao động”, “cần lưu tâm tới vấn đề tăng trưởng tức thời và sự phát triển bền vững, lâu dài”, “khoảng cách ở khía cạnh này sẽ dẫn tới khoảng cách giới ở một khía cạnh, lĩnh vực khác như một hệ quả kéo theo”. Để giúp nền kinh tế phát triển bền vững, lâu dài cần có giải pháp đồng bộ, chọn C.
Câu 6:
khía cạnh, rào cản, khoảng cách, hệ quả, tác động
Bất bình đẳng giới thể hiện trên nhiều _______ khác nhau như: giáo dục, việc làm và tiền lương, các mặt đó tồn tại và _______ lẫn nhau gây ra nhiều _______, gia tăng _______ giới.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Bất bình đẳng giới thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như: giáo dục, việc làm và tiền lương, các mặt đó tồn tại và tác động lẫn nhau gây ra nhiều hệ quả, gia tăng khoảng cách giới.
Giải thích
Dựa vào các từ khóa “giáo dục”, “việc làm”, “tiền lương” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [4]. Đọc đoạn [4] và tìm thông tin: “các mô hình đều chỉ ra rằng khoảng cách ở khía cạnh này sẽ dẫn tới khoảng cách giới ở một khía cạnh, lĩnh vực khác như một hệ quả kéo theo”. Chú ý “dẫn tới”, “kéo theo” là kết quả của việc các khía cạnh tác động đến nhau.
Câu hoàn chỉnh: Bất bình đẳng giới thể hiện trên nhiều [khía cạnh] khác nhau như: giáo dục, việc làm và tiền lương. Các mặt đó tồn tại và [tác động] lẫn nhau gây ra nhiều [hệ quả], gia tăng [khoảng cách] giới.
Câu 7:
Theo đoạn [4] và [5], khoảng cách giới trong giáo dục có thể được giải quyết bằng cách tăng thu nhập cho nữ giới. Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Đọc đoạn [4] xác định thông tin: “Khi tồn tại… khoảng cách thu nhập”, “có thể dẫn tới việc giảm nhu cầu đối với giáo dục cho nữ giới”, “dẫn tới khoảng cách về giới trong giáo dục”. Vậy thu nhập tác động đến khoảng cách giáo dục. Đoạn [5] có thông tin: “mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới vấn đề chênh lệch giáo dục”. Việc tăng thu nhập cho nữ giới chỉ giúp giảm thiểu rủi ro chứ không giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Nhận định trên không chính xác.
Chọn B
Câu 8:
Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng để hoàn thành nhận định sau:
Một trong những phương pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển chính là đảm bảo yếu tố bình đẳng trong phân phối (1) _______, tạo động lực thu hút nữ giới tham gia vào thị trường lao động.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Một trong những phương pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển chính là đảm bảo yếu tố bình đẳng trong phân phối (1) thu nhập, tạo động lực thu hút nữ giới tham gia vào thị trường lao động.
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa “thu hút nữ giới tham gia vào thị trường lao động” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [5]: “mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động”. Xác định được từ cần điền là “thu nhập” hoặc “tiền lương”.
Câu 9:
Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí:
pháp luật, ổn định, văn hóa, tương trưởng, công bằng
Trong những nghiên cứu về _______ kinh tế, các mô hình đều chỉ ra vai trò của việc đảm bảo tính _______ trong xã hội, bất bình đẳng giới và những quan điểm _______ có thể trở thành rào cản cho sự phát triển chung của Quốc gia.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Trong những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, các mô hình đều chỉ ra vai trò của việc đảm bảo tính công bằng trong xã hội, bất bình đẳng giới và những quan điểm văn hóa có thể trở thành rào cản cho sự phát triển chung của Quốc gia.
Giải thích
Đọc lại nội dung văn bản, chú ý các thông tin quan trọng để xác định từ chính xác: “những công trình nghiên cứu vĩ mô chỉ ra rằng khoảng cách giới trong giáo dục tại Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế”, “Những định kiến xã hội liên quan tới giới là yếu tố quan trọng”, “Cần tiếp tục đẩy mạnh việc bình đẳng giới”. Chú ý “công bằng” tương đương với “bình đẳng”; “quan điểm văn hóa” tương đương với “định kiến xã hội”.
Câu hoàn chỉnh: Trong những nghiên cứu về [tăng trưởng] kinh tế, các mô hình đều chỉ ra vai trò của việc đảm bảo tính [công bằng] trong xã hội, bất bình đẳng giới và những quan điểm [văn hóa] có thể trở thành rào cản cho sự phát triển chung của Quốc gia.
Câu 10:
Những quan điểm tiêu cực về nữ giới có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả lao động trong quá trình sản xuất. Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào từ khóa “những quan điểm tiêu cực về nữ giới” tương đương với “những định kiến xã hội liên quan tới giới” và “ảnh hưởng đến hiệu quả lao động” tương đương với “giảm năng suất” xác định được nội dung cần tìm ở đoạn [6]. Vậy nhận định trên là đúng.
Chọn BCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Phản ứng với dung dịch NaOH chứng minh nhóm chức -OH phenol có lực axit mạnh hơn nhóm chức -OH ancol.
Câu 4:
Câu 6:
Cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có hình dạng Parabol, chiều rộng \(8m\), chiều cao 12,5 m. Diện tích của cổng là (1) ________\({m^2}\).
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!